Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975 – Fall of Saigon – P2

0 850

Những ngày tháng 4 năm 1975 là những ngày đầy hỗn loạn và sự sụp đổ của Sài Gòn – Fall of Saigon đã được báo trước từ những tháng trước đó

Tình hình ở Campuchia trong tháng 4 năm 1975 cũng đầy ảm đạm. Ngày 3 tháng 4, đại sứ Mỹ ở Campuchia là John Gunther Dean đã gửi bức thư tối mật về Washington yêu cầu được di tản. Ông cho biết các đường tiếp viện đến Phnom Penh đã bị cắt đứt và phía Khơ me đỏ – Khmer Rouge đã pháo kích vào sân bay hàng ngày. Henry Kissinger đã thúc hối tổng thống Ford trì hoãn cuộc di tản, ông cho biết có thể đàm phán với phía Khơ Me đỏ nhằm thành lập chính phủ liên minh, chấp nhận đưa Norodom Sihanouk lại nắm quyền và thuyết phục Norodom Sihanouk từ bỏ Trung Quốc và ngã về phía Mỹ. Ford tán thành và cuộc di tản được dời đến ngày 11 tháng 4

Ngày 4 tháng 4, Thiệu cắt chức thủ tướng Trần Thiện Khiêm vì cho rằng ông này hợp tác với Kỳ chuẩn bị đảo chính và đưa Nguyễn Bá Cẩn – người phát ngôn của Hội Đồng Quốc Gia lên nắm quyền thủ tướng và ra lệnh Cẩn thành lập chính quyền thời chiến và Đoàn Kết Dân Tộc. Cẩn đã không thể thuyết phục được ai vào nội các mới ngoại trừ Thiệu và các tướng lĩnh vẫn còn ủng hộ Thiệu

Trước khi rời Sài Gòn, Weyand cho các ký giả biết : “quân đội Sài Gòn vẫn còn đủ mạnh và đủ sức đánh bại quân Bắc Việt”. Tuy nhiên, khi gặp tổng thống Ford và Kissinger vào ngày 5 tháng 4, tướng Weyand lại báo cáo 1 tình hình hoàn toàn khác biệt : “Tình hình quân sự đã ở mức sống còn, quân đội của chính quyền Sài Gòn đã ở rìa của vực thẳm. Để đề phòng tình hình khẩn cấp, cần di tản 6.000 người Mỹ và khoảng 20.000 người thuộc miền Nam Việt Nam và thuộc các quốc gia thế giới thứ 3”. Để tranh thủ thời gian trước khi Sài Gòn sụp đổFall of Saigon, Weyand cũng thúc hối tổng thống Ford yêu cầu Quốc Hội Mỹ chấp thuận viện trợ lập tức 722 triệu Usd cho chính quyền Sài Gòn và Weyand cũng nói : “Thiệu cần từ chức”

Y kiến của Weyand lập tức bị bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger phản đối. James Schlesinger cũng là cố vấn chính trị của Ford và không muốn tổng thống Ford quyết định tình huống đã gần như đã rồi. Trái lại, Kissinger lại ủng hộ Weyand, khi quay lại Washington vào ngày hôm sau, Kissinger gặp Ford và trung tướng Brent Scowcroft – phó trợ lý các vấn đề an ninh quốc gia. Kissinger đã cố thuyết phục rằng có thể sắp xếp giải quyết tình hình ở cả Sài gòn và Phnom Penh

“Chúng ta có 2 vị đại sứ đối lập nhau, Dean muốn rút bỏ, Martin thì lại muốn bắt tay xây dựng lại. Ông ta đang ủng hộ Thiệu mạnh mẽ”

Ford hỏi Kissiger :

“Nếu lúc này tổng thống Mỹ là Ike, Kennedy, Johnson hoặc Nixon, họ sẽ làm gì ? “

Kissinger trả lời :

“Kennedy sẽ dứt bỏ. Nixon sẽ tiến hành ném bom. Ông ta đã quen việc này”

“Còn về Johnson ? “

“Ông ta sẽ không thể giải quyết. Các cố vấn ông ta sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề”

Ford nói tiếp :

“Dù không giải quyết 1 cách rõ ràng, Kennedy sẽ giải quyết được vấn đề”

– “Chúng ta nên công bố công khai rằng đã làm mọi thứ cần thiết. Tiến hành hỗ trợ nhân đạo, đàm phán với phía Bắc Việt và đưa khỏi nơi đó những người muốn ra đi. Nếu Bắc Việt không đồng ý, chúng ta sẽ giải quyết bằng vũ lực”

“Tôi cảm thấy thật khó chấp nhận “

“Tôi cũng thế”

“Tôi cảm thấy khó làm được” : Ford nói

Kissinger lãnh trách nhiệm, chuẩn bị kế hoạch cho Ford phát biểu tại Quốc Hội. Kissinger nói

“Trong diễn văn, ngài nên nói rằng đã xem xét mọi thứ và không biết nên làm thế nào để rút bỏ viện trợ khỏi những đồng minh thân cận trong khi họ vẫn đang chiến đấu”

Tuy nhiên, Kissinger vẫn biết rằng , các tài liệu báo cáo của CIA cho thấy chỉ trong nửa cuối tháng 3, đã có 150.000 binh sĩ Nam Việt Nam hoặc đã bị tiêu diệt hoặc đã đào ngũ và quân Bắc Việt đã đoạt được lượng vũ khí trị giá khoảng 1 tỉ usd bao gồm máy bay, trực thăng, xe tăng và súng đạn

Đánh giá phản ứng của Quốc Hội, Ford nói : “Nếu quốc hội tán thành thì nỗ lực của 5 vị tổng thống, cái chết của 55.000 binh sĩ Mỹ sẽ trở thành vô ích”

Kissinger nói :

“Chúng nên đưa những lựa chọn về việc rút bỏ viện trợ trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. 300 triệu Usd tiền viện trợ nhân đạo và 722 triệu Usd tiền viện trợ vũ khí. Martin là người đầy nhiệt huyết nhưng ông ta đang chán nản. Ông ta sẽ không đưa ra ý kiến gì cả. Chúng ta sẽ nói thẳng thắn điều này với Thiệu về việc chúng ta chẳng còn có thể viện trợ gì cho ông ta”

Ford không nói gì và cuộc họp chấm dứt

Ngày 9 và ngày 10, tại cuộc họp với nhóm cố vấn tổng thống WSAG và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Kissinger đã trình bày rằng việc rút bỏ viện trợ sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Tại cuộc họp, Schlesinger, Colby và chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng là tướng Harold K. Brown đã yêu cầu tiến hành chiến dịch di tản ngay lập tức. Kissinger cho biết Martin chống lại ý tưởng này và cho biết nếu tiến hành di tản sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề, việc Sài Gòn sụp đổ sẽ diễn ra nhanh hơn là đe dọa tính mạng của những người Mỹ và đồng minh còn vướng lại. Kissinger đã chiến thắng nhưng ông cũng đồng ý rằng Martin nên rút bớt những người Mỹ không còn nhiều nhiệm vụ ở Việt Nam

Ngày 10 tháng 4, trong bài phát biểu trước Quốc Hội được truyền hình trực tiếp, Ford đã trách cứ Quốc Hội đã không hỗ trợ đầy đủ cho chính quyền miền Nam Việt Nam và kết quả là dẫn đến sự xâm lấn của quân Bắc Việt. Ford không đề cập đến cảnh báo của tướng Weyand và giám đốc CIA William Colby về việc miền Nam đang trên đà sụp đổ mà đề cập đến 722 triệu Usd tiền viện trợ vũ khí và 250 triệu usd tiền viện trợ nhân đạo. Ông cũng thúc hối Quốc Hội Mỹ chỉnh sửa đạo luật về nhập cư để có thể tiến hành hỗ trợ “hàng nghìn người Việt Nam mà chúng ta có trách nhiệm về đạo đức đối với họ”. Ford cũng gây sốc khi yêu cầu nên dỡ bỏ những giới hạn về việc sử dụng lực lượng quân đội nhằm có thể tiến hành các hoạt động quân sự bảo vệ nước Mỹ

Những cố vấn chính trị cấp cao của Ford là Donald Rumsfeld, John Marsh và người soạn diện văn là Bob Hartmann đều cảm thấy chưng hửng trước lập trường cứng rắn của Ford. Họ đã đánh giá thấp Kissinger là người đã cùng soạn diễn văn với Ford đến tận 1h30 sáng hôm trước

Ngày hôm sau, Nghị Sĩ đảng Dân Chủ của bang New Mexico là nghị sĩ Joseph Montoya cũng là thành viên Hội Đồng Chấp Thuận quốc gia đã hỏi Kissinger :

“Ông yêu cầu 396 triệu Usd để cứu vãn miền Nam Việt Nam trong 60 ngày và 326 triệu Usd khác trong con số 722 triệu Usd nhằm tổ chức lại các đơn vị Biệt Động Quân và hỗ trợ các chương trình tăng cường quân đội. Vậy 60 ngày tiếp theo thì sao ?”

Kissinger trả lời :

“Thưa ngài nghị sĩ, sau 60 ngày, tùy theo tình hình chiến sự và trong trường hợp không thể đàm phán, chúng ta sẽ xúc tiến kế hoạch viện trợ đã đề trình trước đó là 1.3 tỉ Usd”

Nghị sĩ Walter Huddleston :

“Người dân Mỹ muốn biết rằng sau nhiều năm viện trợ, liệu có dẫn đến 1 kết quả tốt hơn việc chúng ta đang chấm dứt các viện trợ này. Có câu trả lời nào cho việc này “

Kissinger trả lời :

“Không có trả lời nào chắc chắn cả”

Nghị sĩ John McClellan – chủ tịch hội đồng là người luôn ủng hộ viện trợ cho miền Nam Việt Nam

“Tôi cho rằng đã quá trễ để làm bất cứ điều gì, các viện trợ quân sự tiếp theo chỉ đơn thuần là kéo dài các mâu thuẫn và chỉ có thể trì hoãn 1 kết quả tất yếu là sự chiến thắng của Cộng Sản”

Xem lại : Sài Gòn sụp đổ những ngày tháng 4 năm 1975Fall of Saigon – P1

Xem tiếp : Sài Gòn sụp đổ và những ngày tháng 4 năm 1975Fall of Saigon – P3

 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex