Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam
Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam nhằm đưa trẻ Việt Nam đến Mỹ và các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 diễn ra vào tháng 4 năm 1975 trước ngày chính phủ Sài Gòn sụp đổ
Những ngày tháng 3 năm 1975, khi tình hình chiến sự miền Nam diễn tiến ngày càng bất lợi, quân Giải Phóng liên tiếp giải phóng Phước Long, Huế, Đà Nẵng, … chính phủ Mỹ từ những ngày tháng 3 năm 1975 đã cho tiến hành di tản những người Mỹ thuộc khối văn phòng, các chương trình dân sự, những binh sĩ ít nhiệm vụ, …. và đến tháng 4. Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã cử tướng Weyand đến Việt Nam để khảo sát tình hình. Đầu tháng 4, tướng Weyand đã báo cáo :
“Tình hình quân sự đã ở mức sống còn, quân đội của chính quyền Sài Gòn đã ở rìa của vực thẳm. Để đề phòng tình hình khẩn cấp, cần di tản 6.000 người Mỹ và khoảng 20.000 người thuộc miền Nam Việt Nam và thuộc các quốc gia thế giới thứ 3“
Ngày 3 tháng 4, tổng thống Ford công bố sẽ tiến hành di tản các trẻ em thuộc diện mồ côi, là con của các binh sĩ Mỹ với người Việt Nam, … Theo nhiều nguồn tin khác nhau, các con số cũng khác nhau về số lượng trẻ em được đưa đi. Chúng tôi may mắn tiến cận được tập tài liệu : “Bản báo cáo về chương trình Babylift – Operation Babylift Report” của cục Phát Triển quốc tế Mỹ – Agency of International Development – AID. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm chính của chương trình Babylift. Xin lược dịch cùng các bạn
Đây là tài liệu mang các con số tổng kết, dựa trên số liệu thực tế nhất mà AID có được dựa trên các bản báo cáo được gửi đến AID mà AID đóng vai trò chính trong Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam và Campuchia trong đó chủ yếu là ở Việt Nam
I./ SƠ LƯỢC
Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam và Campuchia được khởi động ngày 2 tháng 4 năm 1975 theo giờ Mỹ với mục đích di tản khoảng 2.000 trẻ em mồ côi Việt nam đến Mỹ. Số trẻ em này đang được các đơn vị tiếp quản chương trình “Con Nuôi đa quốc gia” hay còn gọi là “Con nuôi quốc tế” thuộc 7 cơ quan được chính phủ miền Nam chấp thuận. Ngân sách cho chương trình đã được dành sẵn cho Cơ quan Không Vận Quân Sự Mỹ – Military Airlift Command – MAC thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ – DOD. Đơn vị chịu trách nhiệm chính là Cục Phát Triển Quốc Tế – AID và các nơi tiếp quản sẽ là các căn cứ quân sự ở khu vực Thái Bình Dương cũng như các căn cứ bờ Tây nước Mỹ
Sau tai nạn thảm khố của chiếc C-5A ngày 4 tháng 4 gây ra cái chết của 37 trong số 228 trẻ em. Hãng hàng không PAN America Airways đã được đặt riêng để tiến hành và bay chuyến đầu tiên vận chuyển 324 trẻ em đến San Francisco và 358 trẻ em Seatle vào ngày 5 tháng 4. Số trẻ em này thuộc tổ chức Friends for All Children và Holt International Children’s Sevice tiếp quản
Chuyến bay cuối cùng là chiếc máy bay y tế MAC C-141 mang theo 42 trẻ em trên đường đến Mỹ đã phải tiếp cận y tế vài nơi ở Thái Bình Dương và đáp xuống căn cứ không quân McChord Air Force Base ở Washington ngày 7 tháng 5
Tổng cộng có 2.547 trẻ em được đưa khỏi Việt Nam theo Chương trình Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam. Trong số này có 602 trẻ được đưa đến quốc gia khác và phía Mỹ tiếp nhận 1.945 trẻ và chính quyền của California chịu trách nhiệm lên kế hoạch tiếp nhận cũng như sắp xếp các chương trình chăm sóc các em nhỏ này
Trong suốt Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam, có 9 em nhỏ thiệt mạng trong đó có 7 em nhỏ chỉ dưới 20 tuần tuổi. 15% số trẻ em trên cần có sự chăm sóc y tế trong suốt chiến dịch
II./ NỀN TẢNG
Trong nhiều năm trước đó, 7 cơ quan tiếp nhận con nuôi của Mỹ gồm : Holt International Children’s Sevice – Holt ; Traveler’s Aid International Social Services of America – TAISSA; Friends for All Children – FFAC; United States Catholic Conference – USCC; Friends for All Children of Viet Nam – FCVN; Pearl S. Buck Foundation- FBF; World Vision Relief Organization – WVRO đã được chính phủ miền Nam Việt Nam cấp phép để hoạt động và đang đưa nhiều trẻ em mồ cô Việt Nam đến Mỹ theo chương trình con nuôi.
Cơ quan AID của Mỹ đã hỗ trợ tài chính cho 4 trong 7 tổ chức trên. Các tổ chức này chịu trách nhiệm sàng lọc, đánh giá, … các trường hợp trẻ mồ côi đủ điều điện để được gia đình Mỹ nhận nuôi, chịu trách nhiệm pháp lý của chính phủ Việt Nam, xin Visa, điều kiện gia đình ở Mỹ nhận nuôi,, … Từ năm 1970-1974 đã có trên 1.400 trẻ mồ côi được các gia đình ở Mỹ nhận nuôi
Trong suốt các năm chiến tranh, do làn sóng di tản, kinh tế miền Nam đi xuống, sự rút quân của lính Mỹ, .. khiến trẻ em bị bỏ rơi ngày càng tăng. Đây cũng là mục tiêu hoạt động của Bộ An Sinh Xã Hội Việt Nam, chương trình AID của Mỹ, các tổ chức phi chính phủ, … nhằm giúp đỡ các bà mẹ đang có con nhỏ. Dù vậy, số trẻ em được nước ngoài nhận nuôi ngày càng tăng. Năm 1973 có 682 trẻ, năm 1974 có 1.362 trẻ. Trong 3 tháng đầu năm 1975 có 400 trẻ trong số đó có 223 trẻ được đưa đến Mỹ
Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam bắt đầu ngày 2 tháng 4 năm 1975 nhằm đưa các trẻ em khỏi Việt Nam khi quân Giải Phóng đang tấn công dồn dập vào Sài Gòn. Các trẻ em này đã được chọn lọc kỹ, các thủ tục cũng đã được chuẩn bị từ trước. Lúc này các trung tâm Phúc Lợi Xã Hội cũng đang gặp khó khăn do số lượng trẻ em bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, các đơn vị tiếp nhận cũng gặp nhiều vấn đề khi sắp xếp các chuyến bay riêng, … Nhiều nỗ lực riêng lẻ đã góp phần giải quyết các khó khăn như nỗ lực của ông Edward J. Daly, giám đố công ty World Airways đã sử dụng máy bay riêng để di tản 45 trẻ em của FCVN và các đơn vị khác trong ngày 2 tháng 4, một ngày trước khi chương trình di tản chính thức bắt đầu
Cơ quan AID chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính cho chương trình Babylift đã xin ngân sách của Bộ Quốc Phòng và dành ra 2.6 triệu Usd cho việc vận chuyển, dịch vụ y tế và các thủ tục khác. Đến ngày 17 tháng 7, chương trình đã tiêu tốn 1.405.700 Usd
III./ Các chuyến bay
Chương trình Babylift khởi đầu với tai nạn thảm khốc của chiếc C-5A của không quân. Trong số 228 trẻ em thuộc cơ quan FFAC trên máy bay, 78 trẻ bị thiệt mạng, 150 trẻ sống sót. Ngoài ra còn có 6 nhân viên FFAC đi theo cũng tử vong
Sau chuyến bay trên, FFAC đã thuê riêng các máy bay thuộc hãng PAN America Airways để đưa 324 trẻ đến San Francisco vào ngày 5 tháng 4, tổng thống Mỹ Ford và phu nhân đã đến để đón chiếc máy bay này. Cũng trong ngày 5 tháng 4, Holt đã sử dụng máy bay thuộc PAN để đưa 376 trẻ đến Seatle trong đó có 18 trẻ thuộc PBF. Các trẻ này đều đã được dự trù và sắp xếp sẵn các điểm đến sau đó ở Mỹ
Các chuyến bay thuộc PAN đều được các tổ chức tư thuê, tuy nhiên do hoàn cảnh cũng như vấn đề tài chính nên các chuyến bay của PAN sau đó đều do cơ quan AID thanh toán
Tổng cộng 46 chuyến bay của cơ quan MAC hoặc do MAC đặt riêng đều liên quan đến chương trình Babylift. Một số được sử dụng để đưa trẻ em từ Sài Gòn đến căn cứ không quân Clark ở Philippine. 26 chuyến bay được hỗ trợ và 6 chuyến không được hỗ trợ từ chương trình Babylift đã đưa trẻ em đến Mỹ. 6 chuyến bao gồm 3 chuyến của Wolrd Airway và chuyến của PAN đã chuyển 1 số trẻ mồ côi đi kèm trên các chuyến bay
Xem tiếp : Chương trình Operation Babylift – Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam – P2