Máy bay Gunship AC-47, AC-119, AC-130 bóng ma trong chiến tranh Việt Nam
Máy bay Gunship AC-47 Spooky, AC-119 Stinger, AC-130 Spectre được xem là những hung thần trên bầu trời hay bóng ma trên đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam
Cựu binh Mỹ Ron Sanders nhớ lại :
“Từ khoảng cách xa, tiếng máy bay cánh quạt lớn dần, bất ngờ, 1 cơn mưa đạn tưới ào xuống cánh đồng lúa phía trước chúng tôi. Đó là âm thanh của Puff, the Magic Dragon . Sau 6 giây đạn nổ khắp nơi, chúng tôi biết đó là gì và đó là âm thanh không thể tả, ngay cả khi chưa từng nghe nó, bạn cũng sẽ không thể nào quên”
Sự ra đời của Puff, the Magic Dragon
Puff, the Magic Dragon là bài hát thuộc thể loại đồng dao do Leonard Lipton và Peter Yarrow sáng tác vào năm 1962, sau đó là tên một bộ phim và bài hát trở nên rất quen thuộc với người Mỹ vào năm 1963.
Trong thế chiến thứ 2, ngày 27, tháng 4 năm 1942, thiếu úy Gilmour C. MacDonald đã đệ trình lời đề nghị trang bị súng máy 12,7mm trên các máy bay để làm công tác chống tàu ngầm nhưng đề nghị của ông không được chấp nhận. Năm 1945, ông lại trình đề nghị lên văn phòng Nghiên Cứu và Phát Triển của căn cứ không quân Dover đề nghị lắp súng Bazoka trên máy bay để áp chế đối phương trên chiến hào cũng như để chống xe tăng. Tuy nhiên, lúc nào chiến sự đã chấm dứt và ý kiến của ông không được chú ý
Chiến sự Triều Tiên xảy ra, hàng đoàn xe tải Bắc Triều Tiên liên tục tiếp tế cho mặt trận, quân đội Mỹ dùng máy bay B-26 Invader để đánh chặn nhưng không thành công.
Tháng 9 năm 1961, trung tá MacDonald lại đệ trình ý kiến về việc lắp súng và dàn rocket cho cá máy bay và được 1 sĩ quan Ralph Flexman ở căn cứ không quân Eglin ở bang Florida tán thành. Sau đó ý kiến này được trợ lý Kỹ Sư Trưởng của căn cứ không quân ở bang Ohio ủng hộ
Tháng 4 năm 1963, ý tưởng của MacDonald và Ralph Flexman được đại úy không quân John C. Simons ở căn cứ không quân Wright-Patterson ủng hộ và trình lên Văn Phòng Chiến Tranh thuộc Bộ phận Hệ thống không quân – Aeronautical Systems Division (ASD). Lần này kế hoạch được chấp thuận và Simons lúc đầu là phi công thử nghiệm và sau đó được trung úy Edwin Sasaki thay thế và cuối cùng là đại úy Ron Terry
Tháng 8 năm 1964, Terry đã cho gắn thử súng trên máy bay C-131 đặt tên là “Terry và những tên cướp biển” – “Terry and the Pirates” để thử nghiệm ở căn cứ không quân Eglin . Chương trình được đặt tên là Project Gunship I. Máy bay được gắn khẩu General Electric SUU-llA/A 7.62mm có khả năng bắn 3.000-6.000 viên đạn / phút ở cửa của chiếc C-131. Kết quả bắn cực tốt khiến Nhóm Tác Chiến Số 1 – Ist Combat Application Group rất quan tâm nhằm tìm hiểu liệu các khẩu súng này có thể đặt trên các máy bay C-47 và C-123 đang có sẵn ở chiến trường Việt Nam
Tháng 9 năm 1964, đại úy Terry tiếp tục gắn 3 khẩu minigun trên chiếc C-47, kết quả bắn thử nghiệm ở độ cao 150m-1.000m và cự ly 500m-3.000m. Kết quả rất khả quan và kinh nghiệm khi bắn đã được Terry và Sasaki trình lên tướng Curtis E. LeMay – Tổng Tham Mưu Trưởng Không quân. Tướng LeMay đã cử Terry và đội của anh đến Việt Nam để thử nghiệm thực tế trên máy bay C-47
Năm 1961, Mỹ đã sử dụng máy bay C-47 Gooney Bird làm máy bay vận tải trên chiến trường Việt Nam và sau đó được cải biên thành máy bay thả pháo sáng trong các cuộc đánh trận vào ban đêm. Năm 1964, tình hình chiến sự đang rất trầm trọng, quân Giải Phóng trung bình tổ chức 1.800 cuộc tấn công / tháng. Ngày 31 tháng 10, sân bay Biên Hòa bị tấn công và tổn thất nặng nề về binh sĩ và 1 số máy bay bị phá hỏng
Ngày 1 tháng 12, Terry đến sân bay Biên Hòa, các khẩu súng cũng được chuyển đến vào tuần sau. Terry đã chọn 2 chiếc C-47 và thành lập 2 đội bay thử nghiệm. Mỗi máy bay sẽ được gắn 2 khẩu súng minigun ở cửa sổ và 1 khẩu ở cửa hàng hóa. Hệ thống quan sát MK 20 Mod 4 được lắp ở cửa sổ phía trái buồng lái. Buồn lái cũng được lắp hệ thống cò súng để có thể bắn từng khẩu hay bắn toàn bộ súng. Thường thì phi công chỉ bắn 2 khẩu để phòng ngừa bị kẹt đạn. Toàn bộ 24.000 viên đạn được chứa trong khoang hàng hóa. Trên máy bay còn chứa 45 quả pháo sáng được thả bằng tay qua cửa khoang hàng, các hệ thống liên lạc với các máy bay khác, các đơn vị trên mặt đất, …
Việc biến cải máy bay hoàn tất vào ngày 15 tháng 12, máy bay được định danh là FC-47 với FC là viết tắt của chữ Fighter / Cargo là ám chỉ máy bay chiến đấu chở hàng. Nhưng sau đó được đặt tên lại là AC-47 là viết tắt của chữ Attack / Cargo là ám chỉ máy bay tấn công chở hàng.
Cung trong ngày 15, chiếc máy bay Gunship AC-47 đã tham gia tấn công các vị trí nghi ngờ của quân Giải Phóng trong rừng rậm. Trưa ngày 21, máy bay AC-47 cũng tấn công 1 tòa nhà và bộ binh báo cáo phát hiện 21 binh sĩ giải phóng tử trận, tòa nhà được diễn tả thủng đạn lổ chổ như cái rây sàng
Năm 1965, Terry quay về Mỹ để tham gia chương trình Project Gunship II là chương trình biến cải chiếc máy bay vận tải C-130 thành máy bay Gunship. Thành công và hiệu quả của chiếc AC-47 đã vượt mọi sự mong đợi, các chiếc AC-47 đã chứng tỏ vô cùng hiệu quả trong việc phòng thủ ở các tiền đồn, tấn công các vị trí tập trung quân, kho bãi, … của quân Giải Phóng. Trong 1 chuyến bay đêm cùng đại úy Jack Harvey – thành viên của tổ nghiên cứu của Terry , phóng viên đã mô tả các luồn đạn bắn ra từ các khẩu súng giống như rồng lửa kèm theo nhiều tiếng nổ chói tai. Chỉ huy trưởng không đội 1 – 1st Air Command Squadron đã thốt lên : “Tôi sẽ bị nguyền rủa, Puff , Rồng Ma Thuật”- ‘Well, I’ll be damned! Puff, The Magic Dragon!’. Kể từ đó, từ lóng Puff được ám chỉ cho máy bay AC-47. Các tài liệu bắt được của quân Giải Phóng cũng thấy quân Giải Phóng đã ghi rằng : “dùng vũ khí chống lại AC-47 là vô ích và chỉ làm chọc giận quái vật”
Ngày 14 tháng 11 năm 1965, phi đội máy bay gunship AC-47 đầu tiên là Phi Đội Tác Chiến số 4 – 4th Air Commando Squadron được thành lập và được triển khai đến Tân Sơn Nhất. Không Lực 7 – Seventh Air Force đã ra chỉ thị số 411-65 , giao cho phi đội tác chiến số 4 nhiệm vụ : “hỗ trợ hỏa lực và thả pháo sáng để phòng thủ các ngôi làng bị tấn công vào ban đêm, hỗ trợ hỏa lực cho các máy bay khác trong việc phòng thủ ở các đơn vị bạn, hỗ trợ các đoàn xe tiếp tế” và Phi Đội Tác Chiến số 4 đã thực hiện các nhiệm vụ này 1 cách xuất sắc
Xem tiếp : Máy bay Gunship AC-130, AC-119, AC-47 bóng ma trong chiến tranh Việt Nam – P2