Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P11
Trong trận đánh Khe Sanh – battle of Khe Sanh 1968, các đợt pháo kích liên tục của quân Giải Phóng đã thực sự trở thành cơn ác mộng của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
Có 2 yếu tố giúp giảm thiểu thương vong do đạn pháo đến mức thấp nhất đối với TQLC trong trận đánh Khe Sanh. Đầu tiên đó là áo giáp khoác bên ngoài. Đây là áo đặc biệt dùng bằng sợi nylo kết hợp sợi thủy tinh. Chiếc áo này không thể chống trực tiếp được các viên đạn có tôc độ ca nhưng thực sự đã bảo vệ cơ thể binh sĩ chống các mảnh đạn pháo cực kỳ hiệu quả. Khi đi tuần mà khoác những chiếc áo nặng nề này trong thời tiết nóng thì không dễ chịu chút nào nhưng TQLC thực sự cần đến nó khi đóng quân hoặc khi đang phòng thủ.
Yếu tố thứ 2 giúp giảm thương vong đó là kinh nghiệm và tài năng của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là ở cấp trung đội và đại đội. Các viên sĩ quan liên tục đến từng chiến hào để đốc thúc các binh sĩ mà trong đó rất nhiều đều còn trẻ, thiếu kinh nghiệm hoặc lần đầu đến Việt Nam. Kinh nghiệm chiến trận của các viên sĩ quan cho thấy rằng ” Phải luôn khiến binh sĩ bận rộn. Nếu để binh sĩ nhàn rỗi thì họ dễ có thái độ buông xuôi, tăng thời gian phản ứng với sự việc và giảm thời gian sống “
Kết quả là binh sĩ TQLC làm việc túi bụi suốt ngày : đào chiến hào, làm bao cát, chạy trốn vào vị trí ẩn nấp khi bị pháo kích, rồi lại quay ra đào chiến hào, … Kết quả là tỉ lệ thương vong của TQLC Mỹ ở căn cứ Khe Sanh thấp đáng ngạc nhiên
Mặc dù quân Giải Phóng bao vây và dưới áp lực nặng nề, chu vi phòng thủ của hệ thống căn cứ Khe Sanh chưa hề bị suy giảm. Từ ngữ “vòng vây căn cứ Khe Sanh” có lẽ không thích hợp ở đây vì TQLC Mỹ vẫn tiến hành đi tuần tra mỗi ngày và họ thường tiến xa ít nhất 500m từ vị trí phòng thtua62nexcursion. Tướng Tompkins yêu cầu đi tuần tra liên tục vì ông không muốn binh sĩ của ông ẩn nấp bên trong căn cứ còn quân Giải Phóng thì bao vây bên ngoài. Mỗi khi chạm địch, quân tuần tra tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến mà tìm cách rút lui và gọi pháo binh, không quân yểm trợ
Vào tháng 2, thời tiết rất xấu, việc tiếp tế phụ thuộc hoàn toàn bằng đường hàng không và thả dù. Khu vực bãi đáp trở thành khu vực mang tính sống còn. Lúc đầu, đại tá Lownds lập bãi đáp ở khu FOB-3, nhưng sau đó dời sang phía Tây vài trăm mét vì e ngại các kiện hàng khi thả xuống dễ làm tổn thương binh sĩ. Trung tá Mitchell của tiểu đoàn 1/9 được lệnh thiết lập vòng đai phòng thủ, binh sĩ của ông liên tục lùng sục khu vực chung quanh để tránh tình trạng quân Giải Phóng tập kích các binh sĩ đi thu gom hàng được thả dù xuống
Ngày 5 tháng 2, khi giữa khuya, quân Giải Phóng lại pháo kích nặng nề vào căn cứ Khe Sanh, cùng lúc đó, 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 325C tấn công vào đồi 861A. Đại tá Lownds ra lệnh báo động toàn đơn vị. Tiểu đoàn 1/13 cũng nhanh chóng nổ sung yểm trợ đại đội E/2/26 . Cuộc chiến trên đồi 861A vô cùng ác liệt. Đại đội E//2/26 của đại úy Breeding bị pháo kích nặng nề bằng súng cối 82mm. Các khẩu súng DKZ và súng B40, B41 làm nổ tung nhiều ụ súng máy và công sự của đại đội E. Các toán đặc công của quân Giải Phóng lẻn vào, dùng thuốc nổ làm nổ nhiều hàng rào kẽm gai . Vị trí trung đội 1 của trung úy Donald E. Shanley bị áp lực nặng nhất và buộc phải lùi về phía hầm chỉ huy. Đại úy Breeding ra lệnh tấn công bằng hơi cay để yểm trợ phòng thủ nhưng không hiệu quả. Quân Giải Phóng chiếm được góc chiến hào hướng Bắc nhưng không tiến lên được. Sự chần chừ của quân Giải Phóng giúp đại đội E tập trung quân lại và trung úy Shanley tung đợt phản công, đẩy lùi được quân Giải Phóng, giành lại góc chiến hào đã mất
Cuộc phản công là 1 cuộc chiến khốc liệt ở cự ly gần do trời tối và sương mù dày đặc làm cản trở tầm nhìn, 2 bên nhiều khi phải đánh xáp là cà, vật lộn lẫn nhau. Cuộc chiến đã diễn ra bằng nắm đấm, dao găm, lưỡi lê, … Sau trận đánh, đại úy Breeding – cựu sĩ quan cuộc chiến Triều Tiên đã thừa nhận rằng ông đã rất e ngại các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm chiến đấu đã không thể trụ vững được nhưng họ đã chiến đấu đầy quả cảm. Trong cuộc đánh giáp lá cà và trong tình thế đêm tối, sương mù, quân sĩ 2 bên sử dụng nhiều lựu đạn ở tầm gần và quân Mỹ có lợi thế do được trang bị áo giáp chống được mảnh lựu đạn. Nhiều trường hợp, quân Mỹ ném lựu đạn trong cự ly dưới 10m rồi xoay qua, nằm úp xuống, lựu đạn nổ và mảnh ghim đầy lên lưng áo chống đạn.
Cuộc chiến kéo dài gần 1 giờ. Đại úy Breeding tăng cường thêm trung đội 2 và 3 để đánh tạt sườn quân Giải Phóng. Dù đã là dày dạn chiến trận, Breeding vẫn tỏ ra khiếp sợ tính khốc liệt của cuộc chiến :
“Trông giống như trận đánh hồi Thế Chiến Thứ 2 trên phim ảnh”
Khi số quân Giải Phóng rút lui khỏi đồi 861A và xuống đến sườn đồi, họ tiếp tục bị tấn công bằng súng không giật, súng máy, … từ tiểu đoàn 2/26 TQLC Mỹ ở đồi 558
Khoảng 06:10 , quân Giải Phóng cố gắng tập trung lại và tấn công lần thứ 2 nhưng bị nhanh chóng đẩy lùi do lần này họ bị tấn công từ 5 vị trí : Đồi 861, đồi 881 Nam, đồi 558, các khẩu pháo của căn cứ Khe Sanh và các khẩu 175mm từ Rockpile. Đặc biệt các khẩu cối 81mm của đại úy Dabney ở đồi 881 Nam đã yểm trợ vô cùng hiệu quả. Chỉ trong 3 giờ, đồi 881 Nam đã bắn gần 1.000 quả đạn cối 81mm. Ngoài ra, đài kiểm soát không lưu còn hỗ trợ các máy bay đến oanh tạc dữ dội
Đến 14:30, binh sĩ của tiểu đoàn 2/26 được trực thăng thả xuống tăng viện cho đồi 861A, đại úy Breeding tổn thất 7 chết, 35 bị thương và được di tản. Quân Giải Phóng tổn thất 109 chết ngoài ra còn lượng lớn binh sĩ bị thương và được đồng đội di tản. Sư đoàn 325C bị tổn thất nặng trong trận đánh này
Khuya rạng sáng ngày 7 tháng 2, quân Giải Phóng phục thù bằng cách tấn công trại đặc biệt Làng Vei – Lang Vei . Lúc 00:42, các cố vấn Mỹ báo cáo căn cứ bị tấn công bởi xe bọc thép của quân Giải Phóng. Đây là lần đầu tiên quân Giải Phóng sử dụng xe tăng ở miền Nam. Trong 13 phút, 9 chiếc xe tăng PT-76 đã tràn qua bãi mìn và tấn công vào trại. TQLC Mỹ yểm trợ bằng pháo binh và không quân nhưng không hiệu quả do quân Giải Phóng đã tràn vào trong quá nhanh. Các binh sĩ trong trại còn sống sót đã cố thủ trong bunker và yêu cầu pháo binh bắn trùm lên cả vị trí của họ
Pháo binh của trung tá Hennelly đã bắn hơn 300 quả đạn nổ cao với mảnh chống bộ binh để yểm trợ căn cứ Làng Vei. Các binh sĩ cố thủ ở Làng Vei đã hét lên trong điện đài : “Tôi không biết các bạn đang sử dụng gì nhưng vì Chúa hãy tiếp tục bắn đi”. Đến 03:10, Làng Vei mất liên lạc với căn cứ Khe Sanh
Xem lại : Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P10
Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P12