Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P8

0 553

Trong suốt Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, tư lệnh Quân Đoàn I là tướng Hoàng Xuân Lãm gần như không đến quan sát tận mắt binh sĩ của mình đang phòng thủ ra sao

Tướng Hoàng Xuân Lãm đã quá chủ quan với lực lượng đến tăng viện. Đầu tiên là lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, kế đến là 3 liên đoàn Biệt Động Quân . Tất cả đều mới đến và đầy đủ quân số khiến tướng Lãm tin rằng ông không chỉ củng cố được các vị trí phía Bắc mà còn có thể phản công thu hồi các vùng đất đã mất

Với ý tưởng này, dù tướng Lãm đã từ chối yêu cầu của tướng Giai xin tăng viện để củng cố tuyến phòng thủ ở Quảng Trị nhưng tướng Vũ Văn Giai cứ khăng khăng mãi nên lúc đầu là một liên đoàn, rồi liên đoàn kế tiếp. Cuối cùng cả 4 liên đoàn Biệt Động Quân thuộc Quân Đoàn I đều được gửi đến Quảng Trị để tăng viện cho sư đoàn 3 của tướng Giai

Mặc dù lúc này lực lượng được tăng viên cho sư đoàn 3 đã rất lớn thế nhưng trang thiết bị liên lạc lẫn hậu cần đều cực kỳ thiếu thốn. Đã có ý kiến cho rằng nên giảm bớt trách nhiệm của tướng Giai bằng cách tách đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ra và đặt dưới quyền của Quân Đoàn I, chia quyền hạn của Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân theo vị trí trách nhiệm . Thế nhưng cuối cùng các ý kiến này đều bị gác bỏ . Có lẽ tướng Lãm cho rằng khó mà chỉ huy được lực lượng Thủy Quân Lục Chiến do trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 dưới quyền tổng chỉ huy của ông, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến dù không hoàn toàn tuân theo sự chỉ huy của ông vẫn không thiệt hại gì nhiều trong khi các đơn vị khác theo kế hoạch của tướng Lãm đều bị thiệt hại nặng nề

Do sự lúng túng về quyền hạn, cuối cùng Bộ Chỉ Huy của Biệt Động Quân dưới quyền đại tá Trần Công Liễu đã đến Đà Nẵng mà không được đặt dưới quyền của ai còn Bộ Chỉ Huy Thủy Quân Lục Chiến thì đặt ở Huế cũng không trực thuộc Quân Đoàn I . Tình hình rối ren như thế dẫn đến bộ chỉ huy sư đoàn 3 nhận thấy nhiều mệnh lệnh từ sư đoàn đưa ra mà các đơn vị tăng phái Biệt Động Quân và TQLC đều không được thực thi cho đến khi các đơn vị này hỏi trực tiếp đơn vị mẹ là bộ chỉ huy binh chủng 

Tướng Lãm rất lạc quan và tin rằng với lực lượng mới đến, ông có thể nhanh chóng tổ chức phản công. Sự lạc quan này càng rõ vào chiều ngày 9 tháng 4 khi quân Giải Phóng tổ chức tấn công lớn lần thứ 2, lần này huy động cả sư đoàn 304 lẫn 308 với sự yểm trợ của 2 trung đoàn xe tăng tấn công đồng thời từ hướng Bắc và hướng Tây. Lữ đoàn 1 Thiết Giáp VNCH, Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân liên tiếp báo thắng lợi khi đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Giải Phóng, nhiều xe tăng T-54 bị Thủy Quân Lục Chiến dùng súng chống tăng LAW hoặc pháo của xe tăng M48 Patton bắn cháy. Căn cứ Pedro bị tràn ngập nhưng sau đó được sư đoàn 3 Bộ Binh phản công chiếm lại vào ngày hôm sau . Đến cuối ngày 9 tháng 4, tuyến phòng thủ kéo dài từ Cửa Việt đến Đông Hà, quẹo xuống hướng Nam đến căn cứ Pedro vẫn nguyên vẹn

Vào lúc này, tướng Giai đang nắm chỉ huy sư đoàn 3 Bộ Binh đã có quyền hạn lẫn trách nhiệm vượt quá một chỉ huy sư đoàn thường có. Ông đang có trong tay 2 trung đoàn bộ binh vốn còn lại của sư đoàn 3 Bộ Binh, 2 lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 1 lữ đoàn thiết giáp, 4 liên đoàn Biệt Động Quân, ngoài ra còn có đơn vị địa phương trực thuộc Quảng Trị. Tổng cộng ông có 23 tiểu đoàn binh sĩ chưa kể các đơn vị địa phương. Ông còn chịu cả trách nhiệm về điều hành các đơn vị pháo binh, hậu cần, cả chính quyền hành chính dân sự của Quảng Trị, …. Tướng Giai cảm thấy hài lòng với những quyền hạn của mình và sự tin tưởng mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I dành cho ông

Trong suốt Chiến Dịch Xuân Hè 1972Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Easter Offensive 1972, tướng Lãm ít khi viếng thăm các đơn vị thuộc cấp hay căn cứ tiền tuyến, ông chủ yếu điều hành và chỉ huy từ xa thông qua các bản báo cáo và ra lệnh từ Tổng Hành Dinh của mình. Ông chưa từng tận mắt chứng kiến các binh sĩ của mình đang phòng thủ ra sao. Ông không nghĩ rằng tình thế nguy ngập để ông ra tận tiền tuyến . Sự thành công của quân VNCH trong ngày 9 và ngày 10 tháng 4 càng khiến ông tin rằng thời cơ phản công đã đến. Bộ Tham Mưu của ông vạch kế hoạch phản công từ hướng Cửa Việt lên phía Bắc để tái chiếm Gio Linh và toàn bộ khu vực DMZ. Ông tin rằng kế hoạch như thế là nằm trong khả năng của Quân Đoàn I và nếu thành công có thể lấy lại các vùng đã mất và đẩy lùi các đơn vị Bắc Việt về phía Bắc giới tuyến DMZ

Mặc dù kế hoạch phản công đã được thảo luận và bàn bạc kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị hủy bỏ do nếu tập trung quân đủ để đảm bảo chiến thắng ở phía Bắc thì sẽ suy yếu tuyến phòng thủ ở phía Tây trong khi quân Giải Phóng lại đông và mạnh hơn ở phía Tây. Nếu sườn phía trái không thể giữ vững sẽ kéo theo sự sụp đổ của Quảng Trị. Sau khi bàn bạc lại, tướng Lãm quyết định hướng tấn công sẽ chuyển thành hướng Tây thay vì hướng Bắc. Tướng Lãm muốn giành lại các căn cứ phòng thủ ở hướng Tây theo từng chặng bao gồm Cam Lộ, Camp Carrol và Mai Lộc,  bằng các cuộc tấn công mạnh . Ông yêu cầu các đơn vị tiến hành các cuộc hành quân và tiêu diệt các đơn vị quân Giải Phóng trước khi mở các cuộc tấn công cho chặng kế tiếp. Cuộc phản công sẽ mang tên chiến dịch Quang Trung 729 – Operation Quang Trung 729 và thời gian bắt đầu cuộc phản công sẽ là ngày 14 tháng 4 năm 1972

Tướng Giai ra lệnh cho các đơn vị của sư đoàn 3 và các đơn vị tăng phái mở cuộc phản công, hướng Tây Bắc thì không có gì đáng kể tuy nhiên hướng Tây thì ngược lại, các đơn vị ở đây đã liên tục giao tranh trong suốt 2 tuần vừa qua và đều đã mõi mệt nên gần như chẳng thể tiến xa được bao nhiêu. Suốt 1 tuần lễ của cuộc phản công, hướng tiến quân tối đa nhất chỉ được khoảng 500m. Với sự chỉ huy chồng chéo rắc rối, tướng Giai cảm thấy không thể phối hợp các lực lượng để có thể mở cuộc tấn công một cách hiệu quả. Tướng Giai cũng không nhận ra tinh thần chiến đấu của các thuộc cấp đã suy giảm sau vài tuần phải chiến đấu không ngừng nghỉ . Việc tiếp liệu, liên lạc, .. cũng thiếu thốn và không được chu đáo

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P7

Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P9

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex