Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P4
Trước khi chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign diễn ra, miền Bắc đã liên tục chi viện cho miền Nam thông qua tuyến đường mòn Hồ Chí Minh băng qua Lào và Campuchia
Thái độ thù địch của Campuchia chỉ thay đổi sao khi Sihanouk bị lật đổ ngày 18 tháng 3 năm 1970 . Chính quyền mới yêu cầu Bắc Việt và quân Giải Phóng rút khỏi Campuchia. Trong suốt tháng 3 năm 1970, nhiều trận chạm súng đã xảy ra giữa quân đội Campuchia và Bắc Việt, quân Giải Phóng. Tháng 4 năm 1970, Campuchia đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp nhằm ngăn chận sự xâm nhập ngày càng tăng của quân Bắc Việt và quân Giải Phóng vào Campuchia. Đầu tháng 4 năm 1970, quân Bắc Việt đã gia tăng các hoạt động quân sự quanh Phnom Penh và cảng Kompong Som (trước đây là cảng Sihanoukville) cùng các tỉnh dọc theo bờ biển . Giữa tháng 4, chính quyền Campuchia đã yêu cầu các quốc gia tự do giúp đỡ để bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Giữa tháng 4 năm 1970, Campuchia và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nối lại mối quan hệ ngoại giao
Sự lật đổ chính quyền Sihanouk đã tạo cơ hội cho phía VNCH và Mỹ chú ý đến các hoạt động quân sự của Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia và chính quyền mới cũng không cho Bắc Việt dùng cảng Sihanouk để tiếp tế cho quân Giải Phóng ở miền Nam Việt Nam
CHƯƠNG II
BẮC VIỆT SỬ DỤNG LÃNH THỔ CAMPUCHIA LÀM NƠI TẬP TRUNG QUÂN VÀ TỔ CHỨC ĐƯỜNG TIẾP TẾ
Trước khi chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign diễn ra, Để tiếp tế cho cuộc chiến ở miền Nam, miền Bắc đã tổ chức 3 đường tiếp tế bao gồm :
- Đường mòn Hồ Chí Minh
- Cảng Sihanouk
- Đường tiếp tế trên biển
Đường mòn Hồ Chí Minh – Ho Chi Minh trail
Đường mòn Hồ Chí Minh đã tồn tại từ thời Pháp. Đây là tuyến đường mòn xuyên qua rừng rậm, đồi núi và được Việt Minh sử dụng để đưa thư từ, cán bộ, … từ miền Bắc vào miền Nam. Tuyến đường này chỉ có thể sử dụng xe đạp, xe trâu bò hoặc voi. Đến năm 1959, để tăng cường tiếp tế, Binh đoàn Vận Tải 559 được thành lập với quân số khoảng 50.000 người kèm theo đó là 100.000 lao động . Lực lượng này được chia thành nhiều nhóm như chiến đấu, phòng không, vận tải, truyền tin, y tế, … Các nhóm này đóng quân khắp các tuyến đường mòn kéo dài từ phía Bắc khu Phi Quân Sự (DMZ) băng qua Lào kéo dài xuống miền Nam Việt Nam . Để bảo vệ tuyến đường, quân Giải Phóng đã thiết lập hệ thống phòng không dày đặc với đủ cỡ súng và pháo từ 12,7mm đến cao xạ 37mm và 100mm
Quân Giải Phóng đã nỗ lực để giữ tuyến đường thông suốt mặc cho sự không kích phá hủy của không quân Mỹ. Các bức không ảnh cho thấy những tuyến đường vòng, cầu phao nổi, .. đã được thiết lập chỉ sau vài ngày thay cho tuyến đường và cầu vừa bị không kích phả hủy. Để tránh bị máy bay dọ thám phát hiện, quân Giải Phóng đã sử dụng kỹ thuật ngụy trang cho các xe tải và phân tán các cụm pháo phòng không . Từ trên cao, các máy bay rất khó phát hiện các cụm phòng không này trừ khi bị bắn. Để vận chuyển vũ khí, lương thực, … các hàng hóa này được phân cho các nhân công vác trên lưng, mỗi người mang từ 40-60Kg . Các dân công này sẽ vác hàng đi theo từng chặng từ trạm này sang trạng kia thường cách nhau khoảng 1 ngày đi bộ. Bằng cách này, hàng hóa liên tục được chuyển vào Nam bất chấp mọi thời tiết
Để phục vụ cho tuyến đường từ Bắc vào Nam, binh đoàn 559 đã thiết lập hàng loạt các trạm nhỏ gọi là “binh trạm”, mỗi binh trạm phụ trách một khu vực do trạm mình quản lý. Mỗi trạm đều có lực lượng dân binh, sửa chữa , xây dựng đường, phòng không, chiến đấu, y tế, … Mọi lực lượng binh sĩ, hàng hóa, … trước khi vào Nam đều tập trung ở Vinh. Từ đây, tất cả sẽ chia thành nhiều toán theo nhiều đường khác nhau băng qua Lào hoặc xuyên qua khu vực Phi Quân Sự DMZ để vào Nam. Khu vực đèo Mụ Giạ , Ban Karai và Ban Raving là những cửa ngỏ để đi vào vùng Hạ Lào
Để khuyến khích các binh trạm, binh đoàn 559 đã đề ra các danh hiệu “Mười Nghìn Tấn’ cho các binh trạm nào đã vận chuyển trên mười nghìn tấn hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định bất chấp thời tiết khắc nghiệt và sự oanh kích khốc liệt của không quân Mỹ
Tuyến đường Cảng Sihanouk
Một tuyến đường quan trọng khác đó chính là tuyến đường Cảng Sihanouk . Các hàng hóa sẽ xuất phát từ khu vực cảng Sihanouk sẽ theo các tuyến đường mòn và đường biển để xâm nhập vào khu vực miền Nam Việt Nam ở các tỉnh gần biên giới Campuchia. Đây được xem là tuyến đường an toàn nhất do hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Campuchia. Không như tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường cảng Sihanouk hoàn toàn không bị máy bay Mỹ oanh kích
Bắc Việt và quân Giải phóng bằng mọi biện pháp để thuyết phục Sihanouk cắt đứt mối quan hệ với miền Nam Việt Nam nhằm bảo vệ các tuyến đường và các kho tàng đang tập trung ở lãnh thổ Campuchia. Vào tháng 2 năm 1968, các cán bộ cấp cao Bắc Việt đã đến thành phố Phnom Penh nhằm đàm phán vấn đề thiết lập các căn cứ trên lãnh thổ Campuchia cũng như các tuyến đường tiếp viện dẫn đến các căn cứ này
Vào tháng 3 năm 1968, Sihanouk đồng ý với đề nghị này và tuyên bố rằng lý do là do Campuchia và Bắc Việt có chung một kẻ thù . Sau đó, trong chuyến viếng thăm đến Takeo, Sihanouk tuyên bố cho phép dân chúng Campuchia giao dịch mua bán với phía Bắc Việt và cho phép các binh sĩ Bắc Việt và quân Giải Phóng bị thương trong chiến đấu sử dụng các bệnh viện ở Campuchia để chữa trị cho đến khi hồi phục hoàn toàn
Tuyến đường cảng Sihanouk được đánh giá vô cùng quan trọng do có khả năng đáp ứng được dư nhu cầu tiếp tế của quân Giải Phóng ở Vùng III lẫn vùng IV và đáp ứng được 2/3 nhu cầu của Vùng II. Quân Giải Phóng đã ký hợp đồng vận tải với công ty vận tải Hak Ly của Campuchia. Khi hàng hóa cập cảng, các xe tải của công ty này sẽ vận chuyển đến Svay Rieng và Kompong Rau là 2 tỉnh nằm phía bắc tỉnh Kiến Tường. Từ 2 tỉnh này, dân công sẽ vận chuyển đến những khu vực căn cứ giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia
Các tin tức tình báo cho thấy, nhiều sĩ quan, binh sĩ của Campuchia được mua chuộc đã sử dụng xe quân sự và cho binh sĩ áp tải và vận chuyển vũ khí, lương thực,…. của quân Giải Phóng đến các căn cứ quân Giải Phóng dọc biên giới và còn mua bán lương thực, vũ khí, … cho quân Giải phóng. Các thương vụ này cho phép binh sĩ Campuchia kiếm lợi nhuận rất cao do quân Giải phóng sẵn sàng trả giá rất cao cho các thương vụ này.
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P1
Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P3
Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P5