Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom fighter in Vietnam war
Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma được xem là máy bay chiến đấu chủ lực của Không Quân Mỹ với nhiệm vụ giành ưu thế trên không cũng như tác chiến đa năng trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom fighter in Vietnam war
Đây là tài liệu khảo cứu của các giáo Sư, Tiến Sĩ, Nhà Nghiên Cứu thuộc Khoa Khoa Học – Lịch Sử của trường Đại Học North Texax Hoa Kỳ với sự tham gia đóng góp của các nhà phân tích quân sự, cựu chiến binh đã tham gia trên chiến trường Việt Nam. Công ty Tin Học Gia Hào – Admin của Wesbite “ChienTranhVietNam.com” xin lược dịch cùng bạn đọc.
GIỚI THIỆU
Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma – F-4 Phantom fighter đóng vai trò là máy bay chiến đấu chủ lực của Không Quân Mỹ trong suốt thời kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Nó được xem là sự thể hiện chính của học thuyết Không Quân mới của Mỹ trong thời kỳ đầu chiến tranh Lạnh – Cold war đó là giảm thiểu vai trò tác chiến trên không cũng như nhiệm vụ chiến đấu giành ưu thế trên không. Kết quả là máy bay F-4 đã rất khó khăn trong việc chống lại những máy bay MIG của Không Quân Bắc Việt . Đến cuối giai đoạn của chiến dịch ném bom Sấm Rền – Operation Rolling Thunder , tỉ lệ tổn thất của máy bay F-4 và MIG-21 là gần tương đương 1:1 . Đây là tỉ lệ kém cõi nhất trong lịch sử Không Quân Mỹ.
Ngoài việc không thể hiện được sự xuất sắc trong việc đối đầu các máy bay MIG, máy bay F-4 cũng thất bại trong vai trò hộ tống các máy bay ném bom . Giai đoạn ngừng ném bom từ năm 1968-1972 đã là thời gian quý giá để các nhà quân sự Mỹ đánh giá lại máy bay F-4 . Hải Quân Mỹ đã mở chương trình huấn luyện khả năng tác chiến trên không cho các phi công được gọi là chương trình Top Gun . Trong khi đó, Không Quân Mỹ lạ tiến hành nghiên cứu và cải tiến trang thiết bị và vũ khí trên máy bay . Việc nối lại các cuộc ném bom cũng như chiến dịch ném bom Linebacker năm 1972 đã cho thấy sự hiệu quả của chương trình Top Gun trong khi những cải tiến về thiết bị của Không Quân Mỹ lại không cho thấy sự hiệu quả khi tỉ lệ hao hụt trong đối đầu càng tệ hơn. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối năm 1972, hệ thống tích hợp các radar mặt đất đã giúp cho máy bay F-4 rất nhiều và hơn hẳn hiệu quả của chương trình Top Gun trong các cuộc giao chiến trên không. Đến hết chiến tranh Việt Nam, Hải Quân Mỹ và Không Quân Mỹ mới có thể khắc phục phần lớn những khuyết điểm trên máy bay F-4
CHƯƠNG I
SỰ TRỞ LẠI CỦA VAI TRÒ GIÀNH ƯU THẾ TRÊN KHÔNG
Nhiều người nhận xét rằng máy bay F-4 Con Ma là một trong những máy bay tốt nhất mà Không Quân Mỹ từng có. Thế nhưng, nếu xem xét một cách nghiêm túc , nó không hề là một máy bay chiến đấu hiệu quả, kích thước lớn, khả năng cơ động kém, nó mang rất ít những tính năng để có thể đánh giá là một máy bay giành ưu thế trong không hiệu quả và thành công
Các thiết kế trên máy bay F-4 là những thiết kế của thời kỳ trước khi diễn ra chiến tranh Việt Nam. Đó là thời kỳ vai trò của máy bay chiến đấu đã thay đổi, không còn chú trọng đến việc giành ưu thế trên không mà là vai trò đánh chặn nhưng máy bay ném bom hạt nhân của các quốc gia Xô Viết. Do đó, các máy bay chiến đấu của không quân Mỹ không được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công tầm gần, đánh giáp lá cà – Dogfight . Thiết kế của máy bay F-2 Phamtom được thực hiện để nhấn mạnh yếu tố có tốc độ cao mà không cần sự cơ động, nhanh nhẹn, trang bị vũ khí là các tên lửa tầm xa và bỏ qua vũ khí hiệu quả nhất khi chiến đấu tầm gần đó là các khẩu súng máy hoặc pháo. Máy bay F-4 là vũ khí hoàn hảo cho cuộc chiến chưa từng diễn ra. Kết quả là máy bay F-4 Con Ma đã bế tắc trong cuộc chiến ở Việt Nam và được dùng để tiến hành ném bom, oanh kích mặt đất và vai trò khốc liệt nhất đó là các cuộc giao trên trên không mà các nhà hoạch định của quân đội Mỹ đã cho rằng đó là lỗi thời
Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra nhằm đánh giá sức mạnh và vai trò chính của Không Quân có phải là vai trò ném bom chiến lược và liệu ném bom chiến lược có phải là điều quyết định của một cuộc chiến . Điều này đã áp đảo trong học thuyết của Không Quân Mỹ. Việc ném bom cũng đã thể hiện rõ nét trong lịch sử các cuộc chiến và đặc biệt sau sự ra đời của vũ khí hạt nhân
Trong khi học thuyết về ném bom chiến lược chế ngự Không Quân Mỹ trong suốt thời gian trước chiến tranh Việt Nam, một điều không thể chối cãi là nó đã thay đổi sâu sắc trong và sau cuộc chiến tranh. Trước chiến tranh Việt Nam, các chỉ huy của Không Quân Mỹ phần lớn là các cựu phi công của máy bay ném bom và khi các tranh cãi về học thuyết mới diễn ra thì các máy bay F-4 Phantom đã phải vô cùng khó khăn khi chống các máy bay MIG điều này dẫn đến sự thay đổi, Các cuộc giao chiến trên không vốn được xem là lỗi thời đã quay trở lại . Nó không chỉ khiến cho Không Quân, Hải Quân phải thực hiện các chương trình huấn luyện kỹ thuật chiến đấu trên không mà còn làm thay đổi cách suy nghĩ trong giới lãnh đạo. Những năm sau cuộc chiến Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của các kỹ thuật , chương trình huấn luyện về giao tranh trên không giống như chương trình Top Gun, sự ra đời của các máy bay chiến đấu với thiết kế mới, … Tất cả đều nhấn mạnh đến yếu tố giao chiến trên bầu trời
Trong khi Không Quân Mỹ mãi mê với học thuyết mới thì quân đội Bắc Việt Nam, với trang bị của các quốc gia Xô Viết và Trung Quốc bao gồm : các máy bay chiến đấu MIG, tên lửa đất đối không SAM ( surface-to-air missile ), các pháo cao xạ AAA ( anti-aircraft-artillery ), hệ thống radar mặt đất, .. đã sở hữu một trong những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới. Trong các cuộc giao tranh trên không, các máy bay MIG với kích thước nhỏ và sự cơ động cao đã thể hiện sự hiệu quả đáng kinh ngạc. Hệ thống radar mặt đất đã cảnh báo cho các phi công và hệ thống phòng thủ mặt đất rất sớm, trước khi các phi công Mỹ biết được mình đang bị tấn công
Bản chất của các cuộc giao chiến trên không yêu cầu những cải tiến lớn lao về trang thiết bị cũng như kỹ thuật. Radar nhận diện mục tiêu, tên lửa dẫn đường, máy bay có sự cơ động cao, .. dẫn đến các cuộc đua với nhau về các phương đối phó, chống lại đối phương. Từ đó, các kỹ sư thiết kế cũng đóng vai trò quyết định sự chiến thắng như các phi công. Dĩ nhiên là yếu tố con người sẽ quyết định sự thắng thua trong các cuộc giao tranh hơn là các yếu tố kỹ thuật hay thiết bị . Tuy nhiên, chúng ta không thể loại bỏ yếu tố kỹ thuật, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Việt Nam
Xem tiếp : Máy bay chiến đấu F-4 Con Ma trong chiến tranh Việt Nam – F-4 Phantom fighter in Vietnam war – P2