Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972 – Operation Christmas Bombings – P3

0 475

Tên của chiến dịch ném bom Linebacker II – Operation Linebacker II hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Christmas Bombings năm 1972 xuất phát từ tổng thống Nixon là người đam mê môn bóng bầu dục

Chiến dịch ném bom Linebacker là một chiến dịch nhằm huy động nhiều loại máy bay trong một nỗ lực ném bom miền Bắc Việt Nam của Không Quân Mỹ với mục đích ngăn chận sự tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Đối với các máy bay ném bom hạng nặng, vùng oanh tạc chính là vùng cán xon Bắc Việt và vùng Phi Quân Sự – DMZ . Chiến dịch Linebacker I được thực hiện vào mùa xuân năm 1972 sau chiến dịch ném bom của những năm trước mang tên “chiến dịch Sấm Rền” – “Operation Rolling Thunder” . Điểm khác biệt giữa 2 chiến dịch này là lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, trong chiến dịch Linebacker I, các máy bay ném bom B-52 được sử dụng để ném bom các mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Việt Nam

Chiến dịch Linebacker I chấm dứt vào ngày 22 tháng 10. Và khi đó, một ý tưởng mới đã nảy sinh, đó là thay vì tấn công các mục tiêu rộng khắp thì nay có thể thay thế bằng một cuộc ném bom chiến lược tập trung. Chiến dịch Linebacker II là một cột mốc thay đổi so với chiến dịch Linebacker I

Tên chiến dịch Linebacker II là cái tên có ý nghĩa chẳng có gì nổi bật. Cần biết rằng, mật danh của chiến dịch nhiều khi có rất ít ý nghĩa hoặc chẳng có ý nghĩa nào đối với công chúng. Thoạt đầu, báo giới đặt tên là “Air Blizt” khi cường độ của cuộc tấn công ngày càng tăng. Sau khi bản chất của cuộc tấn công ngày càng rõ nét, báo chí gọi lại thành “Cuộc bao vây Hà Nội” – “the Siege of Hanoi” . Một cái tên khác mang ý nghĩa rõ rệt hơn đó là “Cuộc ném bom Lễ Giáng Sinh ” – “the Christmas bombings” 

Đối với Quân Đội , họ thường sử dụng tên “Cuộc tấn công tháng 12″ – ” The December Raids “. Nhưng cái tên “Cuộc Chiến 11 ngày ” – ” The Eleven Day War” là được sử dụng phổ biến nhiều nhất do mang nhiều ý nghĩa giống như tên gọi “Cuộc Chiến Sáu Ngày” giữa Israel và khối Ả Rập

Tấm gương lịch sử

Chiến dịch Linebacker II gợi nhớ lại khoảng khắc lịch sử khác . Đó là thời điểm mùa hè năm 1943, Không Đoàn 8 – Eighth Air Force được giao nhiệm vụ tiến hành các cuộc ném bom chiến lược sâu vào trong lãnh thổ nước Ý và nước Đức nhằm phá hủy tiềm lực phục vụ cho cỗ máy chiến tranh của 2 quốc gia này. Khi đó, mục tiêu là Ploesti, Regensburg và Schweinfurt bây giờ trở thành Hà Nội và Hải Phòng . Khi đó phương tiện là là những chiếc máy bay B-24 và B-17, còn bây giờ là máy bay B-52

Khi xưa, để oanh kích mục tiêu, các máy bay phải băng qua kênh nước Anh, biển Địa Trung Hải, còn bây giờ là Thái Bình Dương. Khoảng cách xa nhất khi xưa là đến mục tiêu Ploesti  ở Ý với thời gian bay của phi vụ là 14h thì nay khoảng cách xa nhất thậm chí còn tốn nhiều giờ bay hơn cho phi vụ thực hiện với đường bay từ căn cứ Andersen AB ở đảo Guam đến mục tiêu là mất hơn 18h bay

Đội Vũ Khí 307 đang lắp bom cho máy bay B-52 trong chiến dịch ném bom Linebacker II - hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh - Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - 307 munition maintain squadron load bombs for B-52 bomber in Operation Linebacker II or Christmas Bombings in Vietnam war
Đội Vũ Khí 307 đang lắp bom cho máy bay B-52 trong chiến dịch ném bom Linebacker II – hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – 307 munition maintain squadron load bombs for B-52 bomber in Operation Linebacker II or Christmas Bombings in Vietnam war

Các phi vụ của máy bay B-52 từ căn cứ Andersen AB ở đảo Guam với khoảng cách cự ly và thời gian bay là cự ly xa nhất và thời gian bay lâu nhất trong lịch sử các cuộc oanh tạc chiến lược. Hà Nội cách căn cứ đảo Guam khoảng 4.800km theo đường chim bay. Tuy nhiên,  trong các phi vụ thực tế, khoảng cách còn xa hơn do các máy bay phải bay theo các tuyến đường bay quốc tế chấp thuận nhằm tránh các máy bay thương mại. Ngoài ra, các máy bay còn phải bay theo các tuyến bay vừa tránh hệ thống phòng không, vừa đảm bảo theo đúng thời gian đã định. Do đó, các tuyến bay nhiều khi kéo dài đến 5.400km

Ngày 26 tháng 12 năm 1972, một bộ phận của phi đội thuộc căn cứ Andersen đã bay với cự ly hơn 7.200km để tốp còn lại của đội bay bắt kịp. Khi đó chuyến bay mất đến 9 giờ 30 phút từ khi cất cánh cho đến khi thả bom ở mục tiêu. Sau đó họ quay về và toàn bộ đường bay là gần 15.000km và thời gian tổng cộng là hơn 18 giờ bay

Trong các trường hợp như thế, nhiên liệu là yếu tố then chốt. Khi xưa, các máy bay B-24 mang theo thùng nhiên liệu phụ trong khoang chứa. Các máy bay B-52D là phiên bản cũ sẽ cần phải tiếp dầu trên không. Các máy bay B-52G với thùng nhiên liệu lớn hơn và động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ được giao thực hiện các chuyến bay đường dài

Khi xưa, trước khi thực hiện nhiệm vụ tấn công Ploesti, đội bay được rút khỏi các nhiệm vụ khác và tham gia cuộc diễn tập tấn công các mục tiêu giả được mô phỏng theo mục tiêu thật được dựng trong sa mạc. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị như thế lại không có trong chiến dịch Linebacker II, họ chỉ được thông báo tên mục tiêu, họ được mô tả mục tiêu và nghiên cứu mục tiêu trong vài phút và sau đó lên đường tấn công. Lộ trình bay, thời gian bay, .. phải được giải mã và phân tích kỹ lưỡng. Tuy gặp nhiều khó khăn và điều kiện chiến trường phức tạp, chỉ có một phi hành đoàn của máy bay ném bom B-52 không thể thả bom do không thể định hướng hoặc không nhận dạng được mục tiêu. Trong trường hợp đó, quyền tự quyết về việc không thả bom được áp dụng. Radar định vị không xác định chắc chắn mục tiêu và việc xác định rõ mục tiêu là yêu cầu hàng đầu cần thực hiện

Hà Nội là khu vực được phòng thủ bởi hệ thống phòng không dày đặc nhất thế giới thời bấy giờ. Vào ngày đầu tiên của chiến dịch Linebacker II năm 1972, đại úy Hal Wilson cùng phi công phụ là đại úy Charlie” Brown khi cất cánh từ căn cứ U-Tapao, Thái lan với chiếc máy bay B-52 có mã hiệu “Rose 1” , trước khi bị bắn rơi đã điện báo : “Hệ thống tên lửa SAM phủ kín khắp nơi” 

Mặc dù hệ thống pháo phòng không cao xạ AAA vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, mối nguy hiểm chính mà các phi hành đoàn oanh tạc cơ phải đối mặt chính là các máy bay chiến đấu đánh chặn. Tuy vậy, trong chiến dịch Linebacker II, mối nguy hiểm từ máy bay đánh chặn không nhiều nhưng vẫn có các cuộc chạm trán lẻ tẻ vẫn khiến các phi hành đoàn oanh tạc cơ lo ngại. Do đó, trong cuộc tấn công Bắc Việt, cuộc chạm trán chủ yếu là cuộc chiến Không đối đất và đất đối không

Cần nói thêm rằng, trong cuộc tấn công mùa Hè năm 1943, một số nhiệm vụ tấn công đã trở thành thảm họa khi ngoài tầm bảo vệ của các máy bay chiến đấu hộ tống. Trong cuộc tấn công Regensburg-Schweinfurt , các máy bay oanh tạc bị các máy bay Đức tấn công lẫn hệ thống phòng không bắn trả quyết liệt. Dù các máy bay B-17 vẫn hoàn thành nhiệm vụ nhưng tổn thất lên đến 19% chỉ trong 1 ngày. Còn khi tấn công Ploesti , phi hành đoàn máy bay B-24 tổn thất đến 30% do hệ thống phòng không, máy bay đánh chặn, hết nhiên liệu, …

Xem lại : Chiến dịch Linebacker II – ném bom Giáng Sinh 1972Hà Nội 12 ngày đêmOperation Linebacker II  – Christmas Bombings Hanoi – P2

Xem tiếp : Chiến dịch Linebacker II – ném bom Giáng Sinh 1972Hà Nội 12 ngày đêmOperation Linebacker II  – Christmas Bombings Hanoi – P4

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex