Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P2
Phần lớn các chiến dịch không kích của Không Quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đều cho kết quả rất thấp. Nhiều người còn đánh giá chúng là không hiệu quả. Vậy thì Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war ?
Từ sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, Mỹ gia tăng các hoạt động không kích và cần phát triển xây dựng các sân bay. Ngày 7 tháng 2 năm 1965, căn cứ không quân Pleiku còn được gọi là căn cứ Camp Halloway bị tấn công và 9 lính Mỹ thiệt mạng. Tổng thống Jojnson lập tức ra lệnh mở chiến dịch Mũi Lao Lửa – operation Flaming Dart ném bom ngoài Vĩ tuyến 17. Nhằm hỗ trợ quân đội VNCH cũng như bảo vệ các căn cứ quân sự Mỹ. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đã đặt chân đến Đà Nẵng, đây cũng là các binh sĩ Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam
Tiếp theo đà của cuộc chiến, Không Mỹ tiếp tục triển khai thêm các chiến dịch ném bom khác như :
Chiến dịch Cổng Nông Trại – operation Farm Gate: 13 tháng 1 năm 1962 – Tháng 1 năm 1965
Chiến dịch Mũi Tên Xuyên – Operation Pierce Arrow: 5 tháng 8 năm 1964
Chiến dịch Hòn Đá Lăn – Operation Barrel Roll : 14 December 1964—29 March 1973
Chiến dịch Mũi Lao Lửa – Operation Flaming Dart: 7 February 1965—24 February 1965
Chiến dịch Sấm Rền – Operation Rolling Thunder: 2 March 1965—2 November 1968
Chiến dịch Hổ Thép – Operation Steel Tiger: 3 April 1965—11 November 1968
Chiến dịch Ánh Hồ Quang – Operation Arc Light: 18 June 1965—15 August 1973
Chiến dịch Tiger Hound – Operation Tiger Hound: 5 December 1965—11 November 1968
Chiến dịch Commando Hunt – Operation Commando Hunt: 11 November 1968—29 March 1972
Chiến dịch Niagara – Operation Niagara: January 1968—March 1968
Chiến dịch Menu – Operation Menu (consisting of Operations Breakfast, Lunch, Snack, Dinner, Dessert, and Supper): 18 March 1969—26 May 1970
Operation Patio: 24 April 1970—29 April 1970.
Operation Freedom Deal: 19 May 1970—15 August 1973
Chiến dịch Linebacker I – Operation Linebacker I: 9 May 1972—23 October 1972
Chiến dịch Linebacker II – Operation Linebacker II: 18 December 1972—29 December 1972
Tuy nhiên, phần lớn các chiến dịch không kích của Không Quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đều cho kết quả rất thấp. Nhiều người còn đánh giá chúng là không hiệu quả. Vậy thì Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war ?
Như đã nói ở Phần 1, các cuộc ném bom của Mỹ và đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2 để chống Đức, Ý, Nhật đã rất hiệu quả do các cuộc oanh kích đã phá hủy các trung tâm kinh tế, các tuyến giao thông, nhà kho, cảng biển, … và đặc biệt là các nhà máy sản xuất vũ khí, các khu công nghiệp, … nên làm tê liệt guồng máy chiến tranh lẫn nền kinh tế của Đức, Ý và Nhật Bản. Từ đó dẫn đến khó khăn kinh tế chất chồng, kinh tế bị kiệt quậ, đời sống dân chúng thiếu thốn, quân đội thiếu hụt vũ khí, lương thực, đạn dược, … Từ đó sức chiến đấu suy giảm trầm trọng
Chúng ta thử so sánh cuộc chiến Việt Nam với cuộc gần nhất là cuộc chiến Triều Tiên để xem một số các yếu tố làm ảnh hưởng đến nguyên nhân vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam :
1./ Yếu tố địa lý
Triều Tiên là một bán đảo, Hàn Quốc nằm ở phía Nam đảo với 3 mặt là bờ biển, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên với đường biên giới dài 238km. Do đó, khi trong chiến tranh với Bắc Triều Tiên, không quân Mỹ chỉ cần tập trung oanh tạc ở phía Bắc và yểm trợ các trận đánh cục bộ
Trong cuộc chiến Việt Nam, đường biên giới trên bộ của miền Nam Việt Nam dài 1.700km, phía Bắc tiếp giáp khu Phi Quân Sự – DMZ với Bắc Việt, phía Tây giáp Lào và Campuchia cũng là khu vực bắt buộc phòng thủ để chống thâm nhập của quân Bắc Việt. Phía Nam là vịnh Thái Lan cũng là nơi cần phòng thủ. Chỉ có phía Đông là biển Đông tương đối an toàn.
Có thể thấy, trên lãnh thổ Nam Việt Nam, không quân Mỹ phải dàn trải cả phía Bắc và phía Tây để vừa oanh tạc chống quân Bắc Việt tràn qua khu vực Phi Quân Sự, vừa phải oanh tạc phía Tây để chống thâm nhập nên lực lượng phia chia sẽ , dàn trải và phải tốn lực lượng để xây dựng các sân bay. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 40-60% binh sĩ Mỹ là thực chiến hoặc hỗ trợ gần mặt trận, còn lại đều làm nhiệm vụ hậu tuyến như vận tải, quân y, hậu cần, dân sự, …
2./ Mục tiêu oanh tạc
Trong thế chiến thứ 2, không quân ngoài oanh kích yểm trợ trận đánh, còn oanh kích phá hủy hậu phương như nhà máy, kho tàng, hệ thống vận tải, trung tâm kinh tế, …. đặc biệt là các nhà xưởng phục vụ sản xuất vũ khí, đạn dược, … Trong cuộc chiến Triều Tiên, không quân Mỹ chỉ oanh kích các tuyến đường chuyển quân, vận tải vũ khí, … của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đồng thời chống các máy bay MIG-15 của Bắc Triều, Trung Quốc và Liên Xô do đó, các mục tiêu cơ bản là rõ ràng và dễ xác định
Còn trong cuộc chiến Việt Nam, Bắc Việt là quốc gia nông nghiệp, không có nhiều công ty, nhà xưởng, … hệ thống đường xá, cầu cống, kho bãi, …. nói chung là không có nhiều mục tiêu có giá trị. Đầu mối vận tải quan trọng nhất chính là cảng Hải Phòng nhưng không quân Mỹ không được phép oanh kích do sợ trúng tàu Liên Xô và sẽ gây chiến với Liên Xô. Không quân Mỹ cũng không được phép oanh kích các tuyến đường nối liền phía biên giới Việt Trung. Đặc biệt, các máy bay Mỹ cũng không được phép đuổi theo các máy bay MIG mỗi khi các máy bay MIG trốn về phía Bắc do e ngại các phi công Mỹ đi lạc sang không phân Trung Quốc tạo cớ Trung Quốc tham chiến, từ đó kéo theo Liên Xô và sẽ khởi sự thế chiến thứ 3. Do đó, các phi công Bắc Việt khi lái các máy bay MIG thường theo chiến thuật ẩn nấp, bất ngờ đột kích tấn công rồi nhanh chóng trốn thoát về hướng Bắc theo hướng biên giới Việt Trung
Ở miền Nam, tình hình càng khó khăn, ở miền Nam là chiến tranh du kích nên các đợt oanh kích gần như không hiệu quả. Các mục tiêu quân sự không rõ ràng, các đơn vị Giải Phóng đều lẩn trốn trong rừng sâu. Trong các cuộc lùng sục, càn quét, … hoặc sau các trận đánh, quân Giải Phóng lại rút về bên kia biên giới Việt Lào hoặc biên giới Việt Nam – Campuchia trong khi không quân Mỹ hoặc Việt Nam Cộng Hòa hoặc các đơn vị trên bộ đều không được phép tấn công sang biên giới. Do đó, khu vực Campuchia và Lào được xem là vùng an toàn hoặc là vùng dưỡng quân của Quân Giải Phóng để tránh bị tấn công, tái trang bị và tái huấn luyện binh sĩ. Đây cũng là các khu tập trung lương thực, vũ khí, … được đưa từ Bắc vào Nam. Các khu vực này được không quân Mỹ đánh số để nhận diện.
Các khu nổi tiếng nhất là :
- Khu 604 : Đây là khu quan trọng nhất do tất cả hàng hóa, vũ khí, thuốc men, … đều tập trung ở đây để từ đó đi vào Nam.
- Khu 611 : Đây là khu vùng đệm cực kỳ quan trọng, hàng hóa từ khu 604 sẽ đi qua khu 611 và chia làm 2 đường : Một đường sẽ đi vào khu 607 nằm ở gần thung lũng A Sầu. Đây cũng là khu tiếp tế cho khu vực khu phi quân sự nơi thường xuyên có đến 5 sư đoàn Bắc Việt bao gồm : sư đoàn 304, sư đoàn 308, đoàn 320, sư đoàn 324, sư đoàn 325. Hàng hóa cũng từ đây sẽ tiếp tục theo đường 9 để xuống khu đồng bằng . Đường còn lại là tiếp tục đi xuống Nam để đến khu 609 nằm ở Ngã 3 Biên Giới
Xem lại : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P1
Xem tiếp : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P3