Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam
Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa – The fall of South Vietnam là quyển tư liệu do trưởng bộ phận của lịch sử quân đội của chuẩn tướng James L. Collins Jr. cùng tướng Cao Văn Viên – Tổng Tham Mưu Trưởng của VNCH biên soạn.
Bộ phận của lịch sử quân đội – Center of Military History của chuẩn tướng James L. Collins Jr. chịu trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ nhằm biên soạn các tài liệu lịch sử quân đội do các sĩ quan từng lãnh nhiệm vụ ở Đông Dương, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Các tài liệu này sẽ được lưu trữ làm tài liệu nghiên cứu trong quân đội và lưu trữ trong kho lưu trữ tài liệu của quốc hội Mỹ
Đây là tài liệu rất hay, ghi chép về bối cảnh và cục diện trên chiến trường lẫn cái nhìn nhận xét, đánh giá khách quan và trung thực về Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam. Xin lược dịch cùng bạn đọc
Để phân biệt rõ và cũng như bám sát ngữ nghĩa, từ ngữ của nguyên bản. Tôi xin dùng từ “Quân Giải Phóng” thay cho từ “Việt Cộng” để chỉ quân nổi dậy ở miền Nam và từ “quân Bắc Việt” để chỉ quân miền Bắc đưa vào chi viện cho miền Nam. Tôi cũng xin lược bỏ phần 1, phần 2, phần 3 về tình hình trước và sau Hiệp định Paris 1973
Phần IV
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN VÀ CHÍNH SÁCH 1973-1974
Vấn đề đầu tiên mà miền Nam cần đối phó sau hiệp định Paris là “chiến lược giành đất và giành dân” của quân Giải Phóng. Sự rút quân của quân Mỹ cùng đồng minh cũng để lại những lổ hổng cực lớn trong quân đội. Nền kinh tế cũng đối mặt với việc vật giá leo thang, tỉ giá đồng tiền Việt Nam bị mất giá, nạn thất nghiệp lên cao, .. Việc chi tiêu cho quốc phòng luôn là gánh nặng hàng đầu của ngân sách mà không thể nào cắt giảm trước sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công từ phía quân Giải Phóng và quân Bắc Việt
Chiến lược của miền Nam tập trung ở 4 mục tiêu chính. Đầu tiên và cũng là tiên quyết đó là giữ các vùng lãnh thổ và dân cư. Nếu khu vực nào mất đi thì quân đội phải tổ chức lấy lại bằng mọi giá. Thứ 2 : quân đội phải tái tổ chức và tái trang bị, huấn luyện nhằm bù đắp những tổn thất lớn mà đã chịu đựng trong cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, tái tổ chức lực lượng tổng trừ bị và củng cố lực lượng địa phương. Thứ 3 : quân đội phải gia tăng hiện đại hóa trong lĩnh vực hậu cần, hỏa lực và khả năng cơ động. Thứ 4 : Quân đội phải tham gia các chương trình bình định và tái thiết quốc gia, chẳng hạn chương trình phát triển nông thôn, cải tạo đất đai, chương trình tái định cư theo đề án 3 tự chủ : tự chủ phòng ngự, tự chủ quản lý và tự chủ cung cấp
Tổ chức lực lượng
Nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu là theo dõi và nắm bắt suốt quá trình nâng cấp và hiện đại hóa bắt đầu từ 3 năm trước và đạt đến đỉnh vào tháng 11 năm 1972 và bắt đầu tụt dốc . Theo hiệp định Paris, các lực lượng đều chỉ được tổ chức và trang bị đến ngưỡng trần trước khi hiệp định Paris diễn ra. Kết quả là quân đội miền Nam Việt Nam chỉ có thể tái tổ chức, nâng cấp và cải tạo dựa trên lực lượng và vũ khí hiện có. Mục tiêu là tái tổ chức lực lượng tổ trừ bị cỡ sư đoàn và nâng cấp khả năng chiến đấu của các lực lượng địa phương
Kế hoạch đặt ra là kết hợp 3 liên đoàn Biệt Động Quân là liên đoàn 5, liên đoàn 6 và liên đoàn 7 thành sư đoàn Biệt Động Quân như Văn Phòng Hỗ Trợ Quốc Phòng Mỹ – U.S. Defense Attache Office (USDAO) không thể trang bị vũ khí do vi phạm điều khoản của hiệp định Paris, do đó, kế hoạch này bị hủy bỏ. Có 4 lữ đoàn, 2 chi đoàn thiết giáp và 1 tiểu đoàn pháo binh được thành lập vào dịp Tết năm 1975. Các sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù được tăng cường thêm mỗi đơn vị 1 lữ đoàn. Đó là lữ đoàn 468 Thủy Quân Lục Chiến và lữ đoàn 4 Nhảy Dù. Liên đoàn 8 và liên đoàn 9 Biệt Động Quân đảm nhiệm lực lượng tổng trừ bị. Hai chi đoàn thiết giáp với xe tăng M-41, M-42 và xe bọc thép M-113 cùng 1 tiểu đoàn pháo binh được trang bị pháo 105mm và 155mm cũng được thành lập. Các đơn vị đảm nhiệm vai trò tổng trừ bị cũng như luân phiên cho các đơn vị ở chiến trường
Để gia tăng hiệu quả chiến đấu cũng như tính cơ động trên chiến trường, trước đây chủ yếu dùng cỡ tiểu đoàn cho các vị trí tiền đồn hay căn cứ thì nay Bộ Tổng Tham Mưu chuyển bộ chỉ huy cục bộ thành cỡ liên đoàn. Điều này cho phép bộ chỉ huy ở phạm vi cục bộ có thể điều khiển và triển khai 2-4 tiểu đoàn tại chổ và ngoài ra giải phóng 1 pháo đổi với 4 khẩu pháo khỏi phạm vị phòng thủ địa phương. Việc thay đổi này cho phép tập hợp các tiểu đoàn bộ binh và pháo đội thành quy mô trung đoàn và khi đó phạm vi tác chiến không còn gò bó trong phạm vi của tỉnh nữa. Thay vào đó, đơn vị này sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tư Lệnh Quân Đoàn Trưởng và có thể triển khai đến bất cứ nơi nào cần thiết. Kế hoạch của Bộ Tổng Tham Mưu là tổ chức 27 nhóm như vậy vào tháng 6 năm 1975. Điều này sẽ có thể giải phóng 3 sư đoàn chính quy khỏi nhiệm vụ phòng thủ địa phương và cho phép tổ chức thành đơn vị có sức mạnh tầm khu vực để chống lại đơn vị cỡ khu vực của quân Giải Phóng
Trong cuộc luân chuyển cán bộ cao cấp vào tháng 3 năm 1974, trung tướng Nguyễn Văn Mạnh – Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu từ năm 1969 được cử làm Phó Chủ Tịch Bộ Tổng Tham Mưu về chương trình Bình Định và Phát Triển thay tướng Nguyễn Văn Là về hưu do tuổi tác. Tướng Mạnh đã ở vị trí này hơn 4 năm. Thay thế tướng Mạnh là trung tướng Đồng Văn Khuyên kiêm thêm nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
Một trong những sự kiện nổi bật vào đầu năm 1974 là vấn đề phát hiện mỏ dầu ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Sau hiệp định Paris, vấn đề kinh tế trở thành vấn đề được thảo luận nhiều nhất vì điều đó có thể khiến miền Nam Việt Nam sẽ không bị bỏ rơi. Việc phát hiện dầu vào cuối năm 1973 đã khiến tinh thần lạc quan trở lại. Trong bầu không khí phấn khởi, Bộ Tổng Tham Mưu dưới yêu cầu của chính phủ đã soạn thảo kế hoạch để tinh gọn quân đội còn khoảng 1 triệu người và đã được thực thi trong năm 1974. Trong giai đoạn đầu, khoảng 4 nghìn người trong lĩnh vực hỗ trợ đã đến tuổi hoặc đã phục vụ 25 năm trong quân đội đã được cho giải ngũ. Họ được chuyển ngành và đào tạo nghề nghiệp để công tác trong lĩnh vực dân sự, phục vụ trong các tổ chức chính phủ. Cuối năm 1974, tổng quân số đã giảm từ 1.100.000 người xuống còn 996.000 người
Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam, Trong nhiều năm, việc duy trì quân số 1.1 triệu quân luôn là vấn đề nan giải. Mỗi năm, chính phủ tuyển mộ thêm 200.000 – 240.000 quân để bù đắp quân số bị hao hụt do bị thương, tử trận, đào ngũ, giải ngũ, … Việc tuyển mộ được thực hiện do chế độ quân dịch áp dụng cho thanh niên từ 18 tuổi đến 39 tuổi theo luật tổng động viên.
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P2