Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P8

0 452

Phần 8 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Công cụ của quyền hành

Hiểu rõ nhu cầu của Nixon cần có thành quả ngoại giao, Kissinger lại có trong tay một cơ hội bằng vàng: Đó là quyền điều khiển toàn bộ nhân viên làm việc cho ‘’Hội Đồng An Ninh Quốc Gia’’ (National Security Council – NSC). Ông liền đưa ra một đề nghị để Nixon cho phép ông sửa đổi nó lại theo ý ông [18]. NSC được thành lập từ 1947 để giúp Tổng Thống điều hợp các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Về thực chất nó rất lỏng lẻo. Tôi còn nhớ từ khi du học ở Mỹ, dù là dưới thời Eisenhower, Kennedy hay Johnson, mỗi khi truyền hình chiếu những biến cố ngoại giao quan trọng vào phần tin buổi chiều thì đều thấy Ngoại Trưởng hoặc Tổng Trưởng Quốc Phòng lên trình bày. Bây giờ được Nixon ủng hộ, Kissinger sắp xếp lại để nó trở thành một công cụ tập trung quyền hành. Guồng máy NSC được sửa lại thì giống như cái máy sàng lọc, mọi hồ sơ phải qua đây thì mới tới được bàn giấy Tổng Thống. Ba cơ quan Ngoại Giao, Quốc Phòng, CIA có trách nhiệm phải nộp cho NSC các đề nghị về những giải pháp được cân nhắc kỹ lưỡng. Dựa theo đó, nhân viên làm việc tại NSC phải trình bày cho Tổng Thống những lựa chọn và hậu quả về mỗi giải pháp và cho từng vấn đề.

Sự sắp xếp lại NSC cho phép Kissinger đóng hai vai trò: Một là người điều hợp, tập trung các phân tích, đề nghị của các bộ về lãnh vực an ninh, hai là làm cố vấn cho Tổng Thống về ngoại giao. Là người điều hợp, ông có quyền sàng lọc, thâu tóm các đề nghị. Quyền sàng lọc là quyền vô cùng quan trọng. Những điểm gì mình không thích hay không đồng ý thì có thể làm nhẹ đi, giảm tầm quan trọng của nó xuống, hay chỉ nói phớt qua thôi.

Ảnh hưởng của cố vấn cũng lợi hại. Có nửa ly rượu: Nói đầy nửa ly cũng đúng hay vơi nửa ly cũng đúng, kiểu nào cũng được. Miễn là gần kề Tổng Thống. Bộ Ngoại Giao đã hết sức bất mãn, cho rằng Kissinger đã độc quyền hóa lãnh vực ngoại giao, nắm trọn vẹn quyền hạn đến nỗi một bộ lớn với 12 ngàn nhân viên, mà chỉ còn vai trò sắp xếp giấy tờ, hồ sơ. Nghị Sĩ Stuart Symington còn bàn thêm rằng ‘’Kissinger đã thực sự là Ngoại Trưởng, trừ cái tên đó thôi’’. [18]

Tài nghệ ông Phụ Tá

Ngoài tài ba về chính trị, ông Kissinger lại có tài hùng biện, rất khéo chơi chữ để nói quanh co. Chúng tôi còn nhớ có đọc một bài báo (mà không nhớ xuất xứ từ đâu) nói về điểm này và cho là Kissinger có nghệ thuật ‘’làm sao không nói sự thực mà lại không là nói dối’’ (how not to tell the truth with- but really lying ). Ông H. R. Haldeman, Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Nixon kể lại một câu chuyện khôi hài về tài của Kissinger. Hồi tháng 12, 1972, chính Kissinger là người đề nghị Nixon cho ném bom Bắc Việt vì ông đã tuyên bố ‘’hòa bình đang trong tầm tay’’ (peace is at hand) hai tháng trước đấy mà bây giờ theo như ông nói, Hà Nội đã bội ước. Thế mà làm sao nhà báo James Reston lại viết trên t ờ New York Times trái ngược lại. ‘’Không thấy Kissinger nói gì công khai về vụ thả bom Bắc Việt cả, một hành động mà không hồ nghi gì là chính ông ta đã phản đối’’. Nixon phẫn nộ, chỉ thị Haldeman tìm hiểu xem ‘’Henry làm cái trò gì vậy’’ (find out what the hell Henry’s doing). Khi Haldeman hỏi, Kissinger đã chối phắt là ông đã chẳng nói với ‘’bất cứ ai’’ về vụ thả bom. Ông quả quyết: ‘’Tôi không cho ông Reston cuộc phỏng vấn nào cả’’. Sau đó Haldeman cho điều tra kỹ lưỡng và thấy rõ ràng là Kissinger đã nói chuyện với Reston. Quay lại cật vấn ông ta, Haldeman hỏi: ‘’Ông nói với chúng tôi là ông đã không cho Reston cuộc phỏng vấn nào cả thế mà thực sự ông đã nói hết với ông này!’’

‘’Đúng, nhưng đó chỉ là qua điện thoại’’, Kissinger trả lời.

Haldeman bình luận :

‘’Vâng, chỉ qua điện thoại thôi’’ (chứ đâu có gặp mà phỏng vấn).

‘’Bất cứ học giả nào muốn xem nhà ngoại giao Henry giỏi đến thế nào thì nên phỏng vấn tất cả những người đã làm việc với ông ta tại tòa Bạch Ốc’’ [19].

Cứ xem cách ông chơi chữ trong các văn bả n, cách đố i đáp, biện luậ n, từ những cuộc thương thuyết tới hồi ký hay họp báo, ta cũng thấy rõ cái tài năng này. Sau đây là vài thí dụ. Như sẽ thuật lại trong Chương 11, về cuộc họp báo của Kissinger sau Hiệp Định Paris:

Hỏi: Có nghị định thư nào (protocols) đã được thỏa thuận (với Miền Nam) không?

Đáp: Không có sự thông cảm (understanding) bí mật nào hết.

Đúng, Kissinger chỉ chối đi là không có sự thông cảm, hiểu ngầm nào chứ đâu có chối là không có nghị định thư?

Câu chuyện khác. Có lần Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird (người điều khiển chương trình ‘’Việt Nam Hóa’’ thời Nixon) khi được chúng tôi hỏi về chuyện ông không biết gì đến những mật thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu, ông Laird trả lời: Có lần tôi hỏi ông Kissinger tại sao không đưa cho tôi xem mấy lá thư đó, thì ông ta trả lời ‘’Ồ, đó chỉ là một vụ qua lại giữa Tướng Haig và Tổng Thống Thiệu’’. Tướng Haig có lui tới Dinh Độc Lập để trao đổi qua lại với ông Thiệu, nhưng thực ra ông chỉ là người đưa những bức thư do Kissinger thảo cho Nixon mà thôi.

Rồi đây tôi nhớ tới câu chuyện tiếu lâm mà ta đều đã nghe lúc còn nhỏ, về cậu bé láu lỉnh. Có cậu học trò đánh rắm trong lớp học. Thầy đồ hỏi:

– Chi kêu đó bay?

– Lạy thầy cóc kêu.

– Cóc kêu sao thối?

– Lạy thầy cóc chết,

– Cóc chết sao kêu?

– Lạy thầy hai con.

Một biệt tài khác của Kissinger có tính cách quyến rũ: Đó là luôn luôn nói với đối tác của mình trong các cuộc thương lượ ng rằng chỉ mình ông mới là người đứng về phía họ. Tổng Thống Thiệu cũng như Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm thường haynói chuyện về điểm này. Ở Paris, theo Đại Sứ Phạm Đăng Lâm, Kissinger lúc nào cũng muốn chứng tỏ ông là người ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa mạnh nhất trong chính phủ Nixon. Ký giả Matti Golan trong cuốn ‘’The Secret Conversations of Henry Kissinger’’ (Những đối thoại bí mật của Henry Kissinger) còn nhớ như in rất rõ về đặc tính quyến r ũ này của Kissinger trong một lần cuộc thương thuyết với Do Thái và các nước trong khối Ả Rập. Ông luôn nói với lãnh đạo Do Thái rằng chỉ có ông mới là Đồng Minh, là bạn của họ ở Washington. 

Đơn thương độc mã

Khi ra tranh cử, Nixon hứa là sẽ giải quyết chiến tranh Việt Nam trong danh dự. Kissinger biết bản tính của ông Nixon cũng rất là thực tế ‘’realpolitik’’, đặt nặng quyền lợi chứ không phải là luân lý, ý thức hệ, hay đạo đức. Bởi vậy ông bám chặt vào đó để thuyết phục Nixon cho ông làm sao thì làm, miễn có kết quả là được. Nixon đồng ý. Và trên thực tế đã trao toàn quyền giải quyết chiến tranh Việt Nam cho ông.

Trong cuốn sách nổi tiếng ‘’A World Restored ’’ (Một thế giới được phục hồi), một tập nghiên cứu về Metternich lúc còn ở Harvard, Kissinger có viết: ‘’Chính khách phải hành động như thể là trực giác của mình đã là kinh nghiệm, như thể là khát vọng của mình đã là chân lý rồi’’ [21]. Metternich là một Hoàng Tử người Áo, đã cùng với Lord Castlereagh (Ngoại Trưởng Anh) giúp sắp xếp lại trật tự ở Âu Châu (Hội nghị Vienna (1814-1815) sau khi Napoleon bại trận ở Nga vào mùa Đông 1812. Hai người này, đã không ngần ngại dùng mọi đòn phép và làm mọi việc trong vòng bí mật để tới được mục đích. Tôi nghĩ Lập luận như thế này thì không ổn. Trong thời hiện đại, nếu những chính trị gia của các cường quốc, nắm quyền hành trong tay, mà lại quá tự kiêu, làm mọi việc trong vòng bí mật, và nghĩ rằng ‘’những khát vọng của mình đã là chân lý rồi’’ thì thật là nguy hiểm cho thế giới!

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P7

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P9

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex