Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P9
Trước khi diễn ra chiến dịch Campuchia hay cuộc đột kích Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign, quân đội VNCH đã tổ chức vài đợt tấn công vào khu vực lãnh thổ Campuchia. Các đợt tấn công này có sự phối hợp của lực lượng Khmer của chính phủ Campuchia
Kế hoạch tấn công vào khu vực được mệnh danh Cánh Thiên Thần – Angel’s Wing của chiến dịch Toàn Thắng 41 được lực lượng thuộc Quân Đoàn 3 phối hợp cùng lực lượng Dã Chiến Số 2 của Mỹ – II Field Force . Do quân đội Mỹ không được phép tiến vào lãnh thổ Campuchia nên các đơn vị quân đội VNCH không có các cố vấn Mỹ đi kèm. Quân đoàn 3 đã yêu cầu quân Mỹ thiết lập chốt để che chắn cạnh sườn của quân đoàn 3. Vị trí chốt chặn được lập ở phía Tây Nam của sông Vàm Cỏ nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Lực lượng che chắn này được giao cho lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn 25 quân đội Mỹ . Các sĩ quan cố vấn của Mỹ sẽ đóng tại biên giới Việt Nam để theo dõi tình hình của đơn vị mình phụ trách, sau đó báo cáo tình hình để phối hợp hoạt động giữa Quân Đoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Lực Lượng Dã Chiến Số 2 – II Field Force đặt tại Gò Dầu Hạ
Để đánh lừa quân Giải Phóng, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3 đã lệnh cho lực lượng đặc nhiệm 225 tiến hành lùng sục ở khu vực Tây Nam của khu vực Gò Dầu Hạ vào ngày 13 tháng 4 trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, phần chủ lực bao gồm lực lượng đặc nhiệm (chiến đoàn ) 333 và 318 được triển khai phía Tây Bắc và phía Nam của thị trấn Hiếu Thiện cũng nằm trong lãnh thổ Việt Nam
Vào lúc 8h ngày 14 tháng 4, hai lực lượng đặc nhiệm không có cố vấn Mỹ đi kèm đã băng qua biên giới Campuchia. Hai khi vừa băng qua biên giới, cả hai lực lượng đều nhanh chóng bị quân Giải Phóng chận đánh. Pháo binh và Không Quân Chiến Thuật lập tức yểm trợ, sau khi trận đánh tàn cuộc, phía Quân Giải Phóng bỏ lại thi thể của 182 binh sĩ và có 32 người bị bắt làm tù binh. Quân đoàn 3 VNCH tổn thất 7 chết và 43 bị thương . Lực lượng VNCH qua đêm ngay tại chiến trường
Sáng hôm sau, cả hai chiến đoàn tiếp tục tiến quân, trong khi đó chiến đoàn 318 đóng vai trò trừ bị cũng tiến quân theo đường số 1 để yểm trợ các chốt tiền đồn dọc biên giới. Các chiến đoàn đều liên tục đụng trận với quân Giải Phóng. Trong khu vực cách biên giới khoảng 8km về phía Tây, chiến đoàn 225 đụng trận nặng, cũng tại đây, tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân phát hiện một bệnh viện dã chiến với hơn 200 giường bệnh và hai hầm chứa gạo với 139 tấn gạo. Thiết đoàn 5 thiết giáp cùng tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân phát hiện một kho gạo với 60 tấn gạo và 3 tấn quân trang. Toàn bộ số gạo và quân trang đều được vận chuyển về Việt Nam. Trong ngày hôm đó, quân Giải Phóng tổn thất 175 người và 5 người bị bắt. Quân VNCH tổn thất 1 người và 19 bị thương
Ngày 16 tháng 4, chiến đoàn 318 tiếp tục di chuyển dọc đường số 1 nhưng hướng về phía Nam. Chiến đoàn 333 tiến hành lùng sục chung quanh. Chiến đoàn 225 tiến về phía Tây Nam. Đến 16h, chiến đoàn 225 bắt đầu rút quân khỏi lãnh thổ Campuchia và về đến VN trước khi trời tối. Còn 2 chiến đoàn 318 và 333 vẫn ở lại và sáng hôm sau cũng rút về Việt Nam
Trong 3 ngày của chiến dịch Toàn Thắng 41, quân đoàn 3 đã gây thiệt hại nặng cho quân Giải Phóng với tổn thất 415 chết và bị bắt, bị thu giữ hơn 100 vũ khí các loại và trên 200 tấn gạo. Tổn thất phía VNCH không đáng kể với 8 chết, 67 bị thương và 1 trực thăng UH-1 bị bắn rơi
Cho đến trước khi chiến dịch Campuchia – cuộc đột kích Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign diễn ra, chiến dịch Toàn Thắng 41 là chiến dịch lớn nhất diễn ra trên đất Campuchia. Mặc dù thu được nhiều thắng lợi nhưng kết quả lại không được như mong đợi khi quân Giải Phóng lẫn trốn và tránh giao tranh. Có khả năng quân Giải Phóng đã biết trước kế hoạch này. Trước khi chiến dịch diễn ra, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đã liên tục bay qua Campuachia và bay về để liên lạc và phối hợp hoạt động với chính quyền Khmer. Cũng có khả năng rằng chiến dịch diễn ra quá ngắn và không đủ thời gian để lùng sục trong khu vực
Để hỗ trợ chiến dịch Toàn Thắng 41, các máy bay VNCH với các trực thăng UH-1 và A-37 đã thực hiện 194 phi vụ . Không có máy bay của Không Quân Mỹ tham gia trong chiến dịch này. Mặc dù không có Không Quân Mỹ hay cố vấn Mỹ hỗ trợ, nhưng quân Mỹ cũng đã đóng góp rất nhiều trong chiến công này bằng cách tham gia hoạch định kế hoạch và hỗ trợ các cầu phao M4T6 để vượt sông. Đây là các phương tiện mà Quân Đoàn 3 chưa có
Các tài liệu thu giữ được cũng như lời khai của các tù binh cho thấy đây là nơi đóng quân của các đơn vị Quân Giải Phóng bao gồm :
- Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 của trung đoàn 271 sư đoàn 9
- Lực lượng địa phương của thị trấn Trảng Bàng
- Trung đội huấn luyện và thông tin của Tiểu Khu 2
- Trung đội huấn luyện của thị trấn Đức Huệ
- Bệnh viện quân đội của Tiểu Khu 2 và Trung Ương Cục Miền Nam
- Đơn vị Quân Y của Tiểu Khu 2
- Trung đội vận tải của Tiểu khu 6
- Đơn vị đặc công N-10 của tiểu khu 6
Trong số các tù binh bị bắt giữ, có 8 người là tiểu đội trưởng hoặc trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 271, sư đoàn 9 Quân Giải Phóng và 3 người khác thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 271, sư đoàn 9. Ngoài ra, lực lượng quân đoàn 3 còn giải thoát được 1 sĩ quan dự bị của quân đội Sài Gòn và 2 huấn luyện viên thuộc trung tâm Huấn Luyện Định Tường bị quân Giải Phóng bắt giữ trong Tết Mậu Thân 1968
Chiến dịch Cửu Long / SD9 / 06 – Operation CUULONG/SD9/06
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1970, lực lượng Quân Đoàn IV đã phối hợp cùng lực lượng Khmer của chính quyền Campuchia tại các vùng lân cận để tiến hành các cuộc hành quân với quy mô hạn chế. Một trong các cuộc hành quân này được tiến hành ngày 20 tháng 4 do sư đoàn 9 Bộ Binh tổ chức tấn công khu vực phía Tây của vùng Crow’s Nest nằm trong lãnh thổ Campuchia cách biên giới 6km
Chiến dịch có tên Chiến dịch Cửu Long / SD9 / 06 – Operation CUULONG/SD9/06 . Chiến dịch này đã đụng trận này với quân Giải Phóng với kết quả quân Giải Phóng thiệt hại 187 người. Quân đội Sài Gòn thiệt hại 24 chết và 111 bị thương . Lực lượng quân đoàn 4 cũng lục soát và phát hiện hơn 1.000 súng các loại cùng nhiều đạn dược. Quân đoàn 4 phải huy động 30 lượt phi xuất bằng trực thăng CH-47 để chở lượng vũ khí thu được về miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do lượng vũ khí quá lớn, sau 30 chuyến trực thăng CH-47 cũng còn vũ khí chưa chở về, quân đội Sài Gòn quyết định tiêu hủy toàn bộ lượng vũ khí còn lại. Lực lượng cố vấn Mỹ không được phép tháp tùng các đơn vị Sài Gòn tiến sang Campuchia mà chỉ dừng chân ở biên giới và hỗ trợ chỉ đạo từ xa.
Sau 3 ngày giao chiến, ngày 23 tháng 4, lực lượng sư đoàn 9 đã rút về miền Nam Việt Nam vào ngày 23 tháng 4
Ngày 28 tháng 4, lực lượng địa phương tỉnh Kiến Tường tiếp tục mở cuộc hành quân vào khu vực Crow’s Nest với khu vực lục soát cách biên giới 3km. Sau 2 ngày hành quân, quân Sài Gòn tiêu diệt 43 quân Giải Phóng và bắt được 2 tù binh, ngược lại thiệt hại 2 người chết và 42 bị thương
Sau đó, lực lượng tỉnh Kiến Tường còn vài cuộc đột kích khác vào các khu vực Kompong Rau, Svay Rieng thuộc Campuchia cách biên giới 2-3km. Dù các cuộc đột kích này thành công khi thu được nhiều vũ khí, tiêu diệt được nhiều quân Giải Phóng như quy mô các cuộc hành quân bị giới hạn cả về thời gian, không gian và lực lượng tham chiến
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P1
Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P7
Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P10