Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P25
Trận An Lộc hay vòng vây An Lộc trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Có 11 tỉnh bao quanh Sài Gòn, trong số đó Biên Hòa là nơi quan trọng nhất do nơi đây có những khu công nghiệp, có sân bay quân sự Biên Hòa để chi viện, hỗ trợ cho sân bay Tân Sơn Nhất . Sân bay Biên Hòa cũng là nơi Không Quân Mỹ đặt nhiều máy bay và là tổng hành dinh của lực lượng Dã Chiến Số 2 của Mỹ – U.S. II Field Forces và còn có Tổng Kho Long Bình
Tỉnh có tầm quan trọng thứ 2 là Tây Ninh, nơi đây là thánh địa của đạo Cao Đài . Phía Tây Bắc là chiến khu C hay còn gọi là chiến khu Dương Minh Châu được xem là thánh địa của quân Giải Phóng do là nơi đặt các cơ quan đầu não về chính trị và quân sự của Trung Ương Cục Miền Nam
Lực lượng cơ hữu của Quân Đoàn 3 bao gồm 3 sư đoàn : sư đoàn 5, sư đoàn 18 và sư đoàn 25 . Sư đoàn 5 chịu trách nhiệm phòng thủ Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Bộ chỉ huy sư đoàn 5 đặt tại Lai Khê thuộc tỉnh Bình Dương. Sư đoàn 18 chịu trách nhiệm các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy và Bình Tuy . Bộ chỉ huy sư đoàn 18 đặt tại Xuân Lộc thuộc Long Khánh. Sư đoàn 25 đảm nhiệm tỉnh Tây Ninh, Long An và Hậu Nghĩa nhưng bộ chỉ huy và 3 trung đoàn trực thuộc thường xuyên đóng tại tỉnh Tây Ninh
Tình hình quân sự tại vùng III Chiến Thuật vào cuối năm 1971 và đầu năm 1972 khá tốt. Các sư đoàn chủ lực quân Giải Phóng bao gồm sư đoàn 5, 7, 9 đã bị đẩy lùi và phải rút sâu vào vùng lãnh thổ Campuchia. Các khu tiếp tế, hậu cần dọc theo biên giới của quân Giải Phóng như khu 713, 354, 353 và 708 đã bị phá hủy trong các cuộc hành quân năm 1970 và không còn hoạt động sôi nổi như trước. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này, quân Giải Phóng đã thiết lập 3 khu căn cứ mới nằm sâu trong Campuchia. Đó là các căn cứ 711, 71 và 715
Trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 3 năm 1972, tin tức tình báo cho thấy sư đoàn 5 quân Giải Phóng xuất hiện ở khu 712 nằm trong lãnh thổ Campuchia, cách Lộc Ninh khoảng 30km hướng Tây Bắc. Hai sư đoàn khác quân Giải Phóng là sư đoàn 7 đóng tại đồn điền cao su Damber và sư đoàn 9 đóng tại Chup đều trong lãnh thổ Campuchia. Đây cũng là 2 khu vực nằm trong các mục tiêu mà cuộc hành quân Campuchia năm 1970 nhắm đến. Tuy nhiên, sau khi trung tướng Đỗ Cao Trí tử trận, 2 mục tiêu này bị hủy bỏ. Người kế nhiệm tướng Đỗ Cao Trí là tướng Nguyễn Văn Minh đã thay đổi chiến thuật. Ông muốn bít các khu biên giới hơn là đột kích sâu vào lãnh thổ Campuchia
Trong giai đoạn này, tư lệnh Quân Đoàn 3 và quân đoàn 4 đều có quyền độc lập để tiến hành các chiến dịch quân sự vào sâu trong lãnh thổ Campuchia miễn là họ có sự phối hợp từ phía quân đội Campuchia. Dĩ nhiên, các tư lệnh quân đoàn sẽ thông báo trước cho Bộ Tổng Tham Mưu nhưng thường thì Bộ Tổng Tham Mưu không can thiệp hay điều chỉnh kế hoạch hành quân của các quân đoàn
Trong 3 tháng đầu năm 1972, các tin tức tình báo cho biết 3 sư đoàn Quân Giải Phóng này đang trong quá trình tái bổ sung quân số và tái huấn luyện tân binh cũng như tiến hành bồi dưỡng chính trị. Vào cuối tháng 3, tài liệu bắt giữ được ở Tây Ninh cho thấy sư đoàn 9 đã bắt đầu di chuyển về khu 708 thuộc khu Móc Câu. Trung đoàn 272 thuộc sư đoàn 9 thì đã đóng quân phía Tây tỉnh Bình Long để thay thế trung đoàn 95/9 hiện đã chuyển đi nơi khác. Tài liệu cũng nhắc đến một đơn vị chưa xác định được đã đến và đóng quân ở phía Bắc căn cứ Tống Lê Chân, tài liệu cũng đề cập việc sư đoàn 7 và sư đoàn 9 sẽ phối hợp với nhau trong chiến dịch sắp tới. Điều đặc biệt là các cán bộ của 2 đơn vị này sẽ được huấn luyện kỹ năng tác chiến trong đô thị. Cuối cùng, trung đoàn 272 sẽ được huấn luyện khóa đặc biệt để tấn công mục tiêu được xác định trước
Tài liệu đề cập việc huấn luyện tác chiến trong đô thị khiến nhiều người chú ý vì Quân Giải Phóng đã không còn thực hiện điều này từ năm 1969 sau trận Mậu Thân 1968. Do đó, việc huấn luyện tác chiến đô thị khiến quân đoàn 3 hết sức chú ý để vạch kế hoạch phòng thủ
Ngày 27 tháng 3, một binh sĩ Giải Phóng chiêu hồi thuộc đơn vị trinh sinh của sư đoàn 7 QGP đã cung cấp thông tin cho biết anh được lệnh thám sát đường đi từ Tây Ninh đi Bình Long để chuẩn bị cho cuộc di chuyển của sư đoàn này. Các tin tức tình báo của Bộ Tổng Tham Mưu cũng cho thấy các hoạt động gia tăng ở khu vực nằm giữa tỉnh Tây Ninh và Bình Long
Dù đã có những thông tin này trước trận An Lộc hay vòng vây An Lộc trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – battle of An Loc in Easter Offensive 1972 in Vietnam war, nhưng Quân Đoàn 3 vùng không tập trung đúng khu vực sẽ bị tấn công là Bình Long do khu vực này chưa từng chịu đựng những cuộc tấn công lớn lần nào. Trong giai đoạn 1966, 1967, quân đội Mỹ đã vài lần tiến hành các cuộc hành quân dọc theo QL 13 và sư đoàn 9 đã tổ chức những cuộc phản kích.
Quốc Lộ 13 là một trong những đường huyết mạch của Sài Gòn. Tuyến đường này xuất phát từ Sài Gòn đi ngang qua Lai Khê, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh và đi qua Campuchia. Khu vực quan trọng nhất trên tuyến đường này là nằm phía Bắc của Lai Khê do có căn cứ của sư đoàn 5 Bộ Binh.
Bộ tư lệnh quân đoàn 3 đã đánh giá rằng Tây Ninh sẽ là mục tiêu chính do Bình Long xa căn cứ Quân Giải Phóng hơn. Dân cư ở Bình Long chỉ có 60.000 người so với 300.000 người ở Tây Ninh nên hiệu quả tuyên truyền, giành sức ảnh hưởng trong dân chúng cũng kém hơn. Tuy nhiên, có 2 yếu tố khiến Quân Giải Phóng chọn Bình Long
– Thứ nhất : Với cuộc tấn công Bình Long, quân Giải Phóng có thể nhận được sự hỗ trợ cả từ Campuchia lẫn từ miền Nam Việt Nam
– Thứ hai : Sự phòng thủ ở Bình Long yếu hơn
Mặc dù không cho rằng Bình Long sẽ là mục tiêu chính nhưng Quân Đoàn 3 vẫn thành lập Chiến Đoàn 52 ( TF-52 ) với 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 52, sư đoàn 18 bộ binh, 2 pháo đội 105mm, 155mm và thiết lập căn cứ đặt tại Liên Tỉnh Lộ 17 cách Quốc Lộ 13 khoảng 2km về phía Tây và cách An Lộc 15 km về phía Bắc để bảo vệ Lộc Ninh và các khu vực chung quanh
Vị trí căn cứ của chiến đoàn 52 nằm trên Liên Tỉnh Lộ 17 sẽ ngăn không cho Quân Giải Phóng từ Khu Vực 708 – Base Area 708 tiến theo tuyến đường này về Quốc Lộ 13
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P24
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P26