Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P11
Trước chiến dịch Campuchia hay cuộc đột kích Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign, quân Mỹ được chấp thuận hoạt động trên lãnh thổ Campuchia từ ngày 30 tháng 4 năm 1970
Thời điểm này, chiến trận diễn ra khắp các vùng dọc biên giới Campuchia, nhiều người dân tị nạn bắt đầu chạy về phía Việt Nam ngày càng nhiều. Để giải quyết tình hình này, tư lệnh Quân Đoàn III là trung tướng Đỗ Cao Trí đã có cuộc gặp mặt với chỉ huy lực lượng Khmer của vùng I Campuchia tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Quân Đoàn III ở khu vực Gò Dầu Hạ. Tướng Trí đã yêu cầu phía Campuchia bố trí một viên chức có đầy đủ thẩm quyền để phối hợp với chính quyền miền Nam Việt Nam để thu xếp và chăm lo cho những người Campuchia chạy nạn về phía Việt Nam. Phía Campuchia cho biết sẽ bố trí người để lo việc này
Vào lúc này đoạn đường số 1 chạy từ tỉnh Svay Rieng đi Neak Luong đã bị Quân Bắc Việt khống chế nên mọi liên lạc từ các tỉnh phía Đông của Campuchia đi thủ đô Phnom Penh đều bị cắt đứt. Phía Campuchia cũng yêu cầu phía quân đội Sài Gòn giúp họ giải tỏa đường số 1 vì điều này vượt ngoài khả năng của quân đội Campuchia.
Tướng Trí chấp thuận lời yêu cầu hỗ trợ và cũng lưu ý phía Campuchia rằng đang có khoảng 4.000 người đang sống trong các trại tập trung ở Campuchia. Tướng Trí muốn gửi 1 người đại diện của Sài Gòn đến đó để thu xếp việc hồi hương các người Việt này và muốn chính quyền tỉnh Svay Rieng hỗ trợ điều này
Sau 3 ngày lùng sục chung quanh, ngày 5 tháng 5, lực lượng quân Đoàn III và quân Đoàn IV bắt đầu rút về Việt Nam. Chiến đoàn 333 và chiến đoàn 225 vẫn đóng quân dọc theo đường số 1
Sau khi lực lượng quân chính quy Sài Gòn rút khỏi khu vực Mỏ Vẹt, lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG và Địa Phương Quân của Tây Ninh được triển khai từ khu vực Cánh Thiên Thần – Angel’s Wing area đến khu Mỏ vẹt để tiếp tục lùng sục các kho tàng của Quân Giải Phóng. Lực lượng quân Mỹ bao gồm tiểu đoàn 6/ 31 và lữ đoàn 3 / sư đoàn 9 cũng đã được đưa đến để ngăn quân Giải Phóng quay trở lại
Ngày 6 tháng 5 năm 1970, sau khi hoàn tất giai đoạn 3 của chiến dịch Toàn Thắng 42, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn III đã dời từ Gò Dầu Hạ về Tây Ninh. Trong giai đoạn của chiến dịch, mọi mệnh lệnh chỉ huy đều xuất phát từ Tây Ninh để điều phối các hoạt động quân sự. Tây Ninh thích hợp để đặt Bộ Chỉ Huy hơn hẳn Gò Dầu Hạ, nơi đây có khu vực rộng lớn để đóng quân và có sân bay liền kề . Bộ Chỉ Huy Tiếp Liệu Khu Vực 3 và các đơn vị hậu cần khác cũng được đặt tại Tây Ninh
Vai trò của quân đoàn IV trong chiến dịch Toàn Thắng giai đoạn 2
Ngày 2 tháng 5 năm 1970, lực lượng Quân Đoàn IV dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh gồm sư đoàn 9 bộ binh dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Trần Bá Di cùng 5 thiết đoàn thiết giáp, liên đoàn 4 Biệt Động Quân đã tấn công vào vùng Mỏ Vẹt để phối hợp với lực lượng thuộc Quân Đoàn III
Lực lượng Quân Đoàn IV tổ chức lực lượng bộ binh kết hợp thiết giáp thành 4 nhóm quân và tiến theo 3 trục đường từ phía Bắc tỉnh Kiến Tường vào Campuchia. Đây là chiến dịch huy động lực lượng lớn nhất trong thời gian gần đây. Với hỏa lực mạnh và sự cơ động cao, lực lượng Quân Đoàn IV đã tiến quân nhanh chóng vào khu vực Mỏ Vẹt. Trên đường tiến quân, lực lượng này đã chia thành nhiều nhóm nhỏ để chia cắt khu vực và lùng sục các kho tàng của Quân Giải Phóng
Sau 2 ngày giao tranh ác liệt, lực lượng Quân Đoàn IV đã tiêu diệt 1.010 quân Giải Phóng, bắt giữ 204 người và chiêu hồi 19 người, thu giữ hơn 1.000 vũ khí cá nhân, 60 vũ khí cộng đồng trong đó có 7 súng cối 120mm và 5 khẩu súng không giật 75mm, phát hiện và phá hủy nhiều kho tàng của quân Giải Phóng trong đó có hơn 100 tấn đạn. Thiệt hại của lực lượng là 66 chết và 330 bị thương
Chiến dịch Toàn Thắng 42 giai đoạn 3
Sau khi phá hủy các cơ sở của Quân Giải Phóng ở phía Nam đường số 1, lực lượng Quân Đoàn III tiến lên phía Bắc . Trong giai đoạn này, lực lượng Hải Quân Mỹ và VNCH hoạt động dọc sông Kompong Spean để hình thành tuyến chắn ở phía Đông.
Ngày 7 tháng 5, lực lượng chiến đoàn 225 từ Bến Sỏi đã tấn về phía Tây để bắt tay với chiến đoàn 318 từ khu vực Prasot – Chipu tấn công lên phía Bắc. Chiến đoàn 333 đóng vai trò trừ bị . Trong ngày hôm đó, chiến đoàn 318 đụng trận nặng ở khu vực cánh Prasot khoảng 10km về phía Bắc tiêu diệt 182 Quân Giải Phóng và bắt giữ 8 người. Chiến đoàn 225 ở phía Đông đã phát hiện được một bệnh viện dã chiến lớn với hơn 200 giường và thu giữ nhiều dụng cụ y tế, thuốc men, …
Trưa ngày 9 tháng 5, 2 lực lượng này bắt tay với nhau ở phía Tây Nam của Kompong Trach, chiến đoàn 318 tiếp tục tiến về phía Bắc của sông Kompong Spean. Cả 2 chiến đoàn này lùng sục trong khu vực cho đến ngày 11 tháng 5
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P1
Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P10
Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970 – Cambodian Incursion 1970 – Cambodian Campaign 1970 – P12