Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 và Nguyên nhân – China Sino Vietnam war – P5

0 1,028

Trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là – Sino Vietnam war – China Vietnam war, Việt Nam xác định Trung Quốc “phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1000 km”

Mục tiêu của Việt Nam

Về phía Việt Nam, mục tiêu cao nhất trong Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là Sino Vietnam warChina Vietnam war là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, tính độc lập trong đường lối đối ngoại. Mục tiêu này thể hiện rõ trong Tuyên bố đáp lại của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 18/2/1979: “Trung Quốc đã mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược trên suốt chiều dài biên giới của nước ta. Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, những kẻ cầm quyền Trung Quốc đã động viên một lực lượng vũ trang lớn lao gồm cả lính bộ binh, pháo binh và lực lượng xe bọc sắt mở ra một cuộc chiến xâm lược vào lãnh thổ nước ta dọc theo biên giới từ Phong Thổ và Lai Châu đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Chúng dùng pháo binh tầm xa bắn bừa bãi vào các thành phố, thị trấn, các khu dân cư và làng xã đông đúc nhằm mở đường cho các đơn vị xe bọc sắt và bộ binh để mở những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ nước ta. …Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã bắt đầu. Các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc các vùng biên giới đang gìn giữ truyền thống anh hùng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc từ ngay trận đánh đầu tiên trên tuyến đầu của tổ quốc”.

Các mục tiêu chiến lược của Việt Nam, trong khi it được nghiên cứu và phát biểu hơn, có thể gồm:

  • Bảo vệ biên giới lãnh thổ phía Bắc.
  • Tiếp tục giúp đỡ Campuchia truy quét Pol Pot và bảo vệ biên giới Tây Nam.
  • Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới chống sự xâm lược của Trung Quốc.
  • Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô theo các nghĩa vụ cam kết của Hiệp ước Việt-Xô 1978 ở mức có thể (các cố vấn, tái tiếp tế các vũ khí then chốt, và sự hiện diện của hải quân) mà không làm khó cho Liên Xô về khả năng can thiệp quân sự trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh quy mô lớn.
  • Đánh bại về mặt chiến thuật lực lượng của Trung Quốc mà vẫn bảo toàn được các lực lượng chính quy, không phải rút quân từ Campuchia hay phải tổng động viên sâu rộng, gây tốn kém.

Cuộc chiến 1979 được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau tùy theo diễn biến và mục tiêu phía Trung Quốc đặt ra. Lúc đầu nó được gọi là cuộc chiến ‘dạy cho Việt Nam một bài học”, là “phản kích tự vệ”, sau đó lại đổi thành “đánh trả”, dù nghĩa đó dùng cho phía Việt Nam mới tương xứng. Việt Nam xác định Trung Quốc “phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1000 km”. Phương Tây gọi nó là cuộc chiến giữa những người anh em đỏ. Song cái tên đúng nghĩa về cả không gian và thời gian của cuộc chiến  vẫn là chiến tranh Việt Nam Trung Quốc hay gọi tắt là chiến tranh Việt Trung năm 1979.

Cuộc chiến này được Trung Quốc coi là “phản kích tự vệ” các hành động xâm lược của Việt Nam, một nước có diện tích, số dân và tiềm lực kinh tế nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục, hàng trăm lần. Cuộc chiến 1979 xảy ra ngay sau khi Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia để thực hiện quyền tự vệ chính đáng và cứu dân tộc anh em khỏi họa diệt chủng. Phía Trung Quốc hoàn toàn chủ động lựa chọn thời điểm tấn công, quy mô chiến tranh và chỉ phải đối phó với lực lượng dân quân du lích của Việt Nam trong khi quân chính quy Việt Nam còn ở phía Nam. Trên góc độ chính trị, quân sự, rõ ràng Việt Nam không có lý do gì để “xâm lược Trung Quốc”, tự tạo ra thế bị ép hai mặt, khó tránh khỏi diệt vong.

Phía Việt Nam cho rằng đây là một cuộc xâm lược, sử dụng lực lượng lớn quân vũ trang chính quy, vào sâu lãnh thổ Việt Nam hàng chục km. Cuộc chiến đấu của Việt Nam thực sự là cuộc chiến tranh vệ quốc, thực hiện quyền tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đó cũng là suy nghĩ, đánh giá chung của đa số các bình luận quốc tế.

Nhà phân tích quân sự người Anh – Thiếu Tướng Shelford Bidwell, chỉ ra “mô hình dạy một bài học” của Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng trong cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ 33 ngày năm 1962.  “Cuộc động binh này được thiết kế bề ngoài để dạy cho Ấn Độ một bài học cho sự ủng hộ được thấy rõ của Ấn Độ dành cho Dalai Lama và cuộc kháng chiến của Tây Tạng. Cuộc tranh chấp biên giới đã là một duyên cớ thuận tiện được khai thác bởi phía Trung Quốc để phóng ra một cuộc xâm lăng đột ngột và chóng vánh (đã làm cho Ấn Độ hoàn toàn bị bất ngờ), gây ra một sự thất trận cục bộ đáng xấu hổ và sau đó thực hiện một màn triệt thoái đơn phương hào hiệp được sắp đặt để nhấn mạnh đến sự bất lực của quốc gia nạn nhân. 

Cũng với cùng “mô hình dạy một bài học” này mà phía Trung Quốc đã quyết định làm lại đối với Việt Nam.  Bất hạnh thay hay nói cách khác, họ chung cuộc đã học được vài bài học quân sự cho chính họ — bài học đầu tiên trong đó là nhu cầu hiện đại hóa quân đội của họ”. Gerald Segal  kết luận “những tính toán chính trị sai lầm đã cho thấy rằng các lãnh tụ Trung Quốc đã đặt chính họ vào thế khó khăn khi xây dựng một chiến lược trừng phạt Việt Nam mà không bao giờ có cơ hội thành công”.

Hai lý do chính liên quan đến biên giới mà Trung Quốc đưa ra trong thông cáo chiến tranh (vi phạm biên giới và bài xích người Hoa) để biện minh cho hành động phản kích tự vệ đều khó thuyết phục.

Giữa các nước láng giềng có biên giới chung thì những tranh cãi về biên giới lãnh thổ là khó tránh khỏi. Các tranh chấp biên giới này, theo luật quốc tế,  hoàn toàn có thể giải quyết hòa bình thông qua thương lượng đàm phán mà không cần tới sử dụng vũ lực, sử dụng chiến tranh. Trung Quốc đã đưa quân vượt biên giới đánh sang đất Việt Nam thì không thể gọi là “phản kích tự vệ”. Sự kiện này phải được xem xét theo đúng định nghĩa “xâm lược” trong luật quốc tế.

Ý đồ đã được tuyên bố của Trung Quốc là “dạy cho Việt Nam bài học” đã biến mục tiêu hàng đầu của cuộc chiến tranh thành một “hành động nước lớn tự cho mình quyền bắt nạt nước bé”, một “hành động trả thù vô cớ”, một điều đi ngược với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của luật quốc tế, vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc vẫn được coi là một bên sáng lập.

Xem lại từ đầu : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P1

Xem lại  : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P4

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex