Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay Wild Weasel Chồn Hoang và tên lửa chống Radar AGM-45 Shrike Missile

0 397

Không quân Mỹ đã thành lập biệt đội máy bay Wild Weasel Chồn Hoang là các máy bay được trang bị hệ thống điện tử và tên lửa Shrike chống Radar để áp chế các dàn tên lửa phòng không SAM-2 của Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam – Wild Weasels and anti radar AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war

Từ giữa những năm 1950, Không quân Mỹ đã chú ý đến mối nguy hiểm của các dàn tên lửa này nhưng vẫn chưa vạch ra kế hoạch đối phó. Tên lửa SAM-2 lần đầu bắn rơi máy bay của Không Quân Mỹ là chiếc U2 của phi công Francis Gary Powers trên bầu trời Liên Xô năm 1960 và 1 chiếc U-2 khác trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962

Tên lửa SAM-2 được NATO định danh SAM-2 Guideline. Tuy nhiên các phi công Mỹ ở chiến trường Đông Nam Á thường gọi tắt là tên lửa SAM. Đây là loại tên lửa có thể đạt sơ tốc Mach 3.5 và tầm bắn 45km. 

Tháng 3 năm 1965, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, không quân Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm Rền ném bom miền Bắc Việt Nam. Để đối phó, Liên Xô bắt đầu chuyển cho Hà Nội các dàn tên lửa phòng không SAM-2.

Tên lửa SAM-2 được phi công Mỹ phát hiện lần đầu vào tháng 4 năm 1965, khi đó bộ tư lệnh không quân Mỹ muốn phá hủy các dàn tên lửa SAM này nhưng bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara đã không cho phép do e ngại cuộc không kích có thể giết chết nhân viên kỹ thuật Liên Xô và điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ thế chiến thứ 3. 

Trợ lý của McNamara là ông John T. McNaughton – phụ trách vấn đề an ninh quốc tế đánh giá :

“Bạn sẽ không thể cho rằng Bắc Việt sẽ sử dụng các tên lửa này. Liên Xô đặt các tên lửa ở đó chỉ để làm hài lòng phía Hà Nội”

Sự kiện tiếp theo đã cho thấy sự tiên đoán của John T. McNaughton là sai lầm nghiêm trọng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tên lửa SAM-2 đã bắn rơi một máy bay F-4C. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Không Quân Mỹ bị bắn rơi trong số 110 chiếc do tên lửa SAM-2 ở vùng Đông Nam Á. Mặc dù vậy, do e ngại có thể giết chết các kỹ sư Liên Xô đang xây dựng các dàn tên lửa và điều này có thể khiến chiến tranh leo thang nên Không Quân Mỹ đã không tấn công và phá hủy các kho tên lửa SAM ở Hà Nội và Hải Phòng mà Không Quân Mỹ tổ chức cuộc tấn công trả đũa các dàn tên lửa SAM.

Tháng 8 năm 1965, bộ Chỉ Huy Không Quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức chương trình có tên chiến dịch Iron Hand – Operation Iron Hand để phá hủy các trận địa tên lửa SAM. Tuy nhiên, lúc này các máy bay chưa được trang bị vũ khí hữu hiệu. Tên chiến dịch này về sau cũng được dùng để đặt tên cho các hoạt động tấn cống áp chế các dàn tên lửa SAM-2 .

Để hỗ trợ cho các cuộc tấn công dàn tên lửa SAM-2, Không Quân Mỹ đã tổ chức chương trình Chồn Hoang – project Wild Weasel . 

Chương trình Chồn Hoang – project Wild Weasel

Chương trình Chồn Hoang hay chương trình Wild Weasel sử dụng các máy bay F-100 Super Sabre có hai chổ ngồi. Phi công ở phía trước phụ trách lái máy bay và điều khiển vũ khí. Phi công ở sau điều khiển các thiết bị điện tử để phát hiện các tín hiệu radar từ các dàn tên lửa SAM. 

Tháng 11 năm 1965, các phi hành đoàn Wild Weasel đầu tiên được triển khai đến Phi Đoàn Chiến Đấu Cơ Chiến Thuật số 338 – 388th Tactical Fighter Wing ở căn cứ Korat AB, Thailand tức 4 tháng sau khi chiếc máy bay đầu tiên bị tên lửa SAM-2 bắn rơi. Ở đây, họ sẽ kết hợp với các máy bay ném bom F-105D để thực hiện các nhiệm vụ Iron Hand. Không quân Mỹ đã vội vã cải biên 4 chiếc F-100 để lắp thêm các thiết bị điện tử có thể dò tìm và phát hiện tín hiệu radar.  Ngày 1 tháng 12 năm 1965, nhóm Wild Weasel tiến hành phi vụ đầu tiên. Do thời gian gấp rút nên các phi hành đoàn này có nhiệm vụ vừa huấn luyện, kiểm tra, thử nghiệm chiến thuật áp chế các dàn tên lửa SAM-2 trong chiến đấu.

Ngày 22 tháng 12 năm 1965, đại úy John E. Donovan phụ trách áp chế điện tử bay cùng phi công chính là đại úy đại úy Captain Allen T. Lamb trên chiếc máy bay F-100F Super Sabre . Nhiệm vụ lần này là tìm kiếm và tiêu diệt các dàn tên lửa SAM-2 trên vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam. Hai ngày trước, một máy bay F-100 khác cũng lãnh nhiệm vụ tương tự nhưng bị trúng đạn phòng không và phi hành đoàn tử nạn. 

Khi máy bay đang bay qua vùng đồng bằng sông Hồng thì đại úy Donovan phát hiện tín hiệu radar loại Fan Song. Anh báo cho phi công Lamb và máy bay hạ thấp độ cao, sau đó nâng dần độ cao cho đến khi bắt lại được tín hiệu radar. Chiếc máy bay lợi dụng các rặng núi và vùng thung lũng ở sông Hồng để tránh bị radar bám bắt trong khi cố xác định vị trí dàn radar. Chiếc máy bay F-100 của họ đang ở khu vực phía Tây Nam của vùng châu thổ sông Hồng.

Đại úy Lamb cho máy bay vượt nhanh qua một ngọn đồi và cho máy bay lên cao 1.500m và cố xác định vị trí của radar và dàn tên lửa SAM-2 đi cùng. Đại úy Donovan phát hiện được dàn tên lửa SAM-2 đang được che dấu trong ngôi làng với 3 quả tên lửa đang ngóc cao vượt qua mái nhà tranh. Anh lập tức báo động cho chiếc máy bay F-105D đi theo. Chiếc F-100 sà thấp xuống, phóng một quả rocket đánh dấu mục tiêu và chiếc F-105D bay đến ném bom. Cuộc oanh kích đã phá hủy dàn tên lửa SAM-2 và các mảnh vụn của dàn tên lửa văng tung lên trời

Phi công phụ trách điện tử là Đại úy John E. Donovan cùng phi công chính là đại úy đại úy Captain Allen T. Lamb sau một phi vụ Wild Weasel trong chiến tranh Việt Nam - Pilot Captain Allen T. Lamb and co pilot Captain John E. Donovan after an Wild Weasel mission in Vietnam war
Phi công phụ trách điện tử là Đại úy John E. Donovan cùng phi công chính là đại úy đại úy Captain Allen T. Lamb sau một phi vụ Wild Weasel trong chiến tranh Việt Nam – Pilot Captain Allen T. Lamb and co pilot Captain John E. Donovan after an Wild Weasel mission in Vietnam war

Các phi công của chiếc F-100 không hưởng niềm vui được lâu. Vì ngay sau đó, đại úy Donovan lại phát hiện tín hiệu của radar Fan Song khác. Tín hiệu phản hồi rất mạnh cho thấy máy bay F-100 đang bị bám bắt và anh dự tên lửa sắp được phóng trong khoảng thời gian tối đa là 30 giây. Viên sĩ quan radar của Bắc Việt đã gia tăng sóng radar để tín hiệu máy bay rõ nét hơn để chuẩn bị phóng tên lửa tiêu diệt . Vẫn chưa dò được vị trí radar nên đại úy Lamb đã hạ độ cao máy bay để tránh tín hiệu radar và quay đầu máy bay về căn cứ ở Thái Lan. Một mục tiêu bị phá hủy là quá đủ cho nhiệm vụ trong ngày hôm đó

Đội bay của đại úy Donovan và đại úy Lamb đã chứng tỏ sự thành công cho một khái niệm chiến thuật mới về nhiệm vụ xác định mục tiêu là các dàn radar vốn là bộ phận mang tính quan trọng nhất đối với các tên lửa phòng không . Chiến thuật này có mật danh ” Chồn Hoang” với tên tiếng Anh là “Wild Weasel” và các máy bay đảm nhiệm chức vụ này đều được gọi là máy bay Chồn Hoang hay máy bay Wild Weasel

Máy bay Chồn Hoang hay máy bay Wild Weasel

Tháng 2 năm 1966, nhóm máy bay Wild Weasel Chồn Hoang được bổ sung bằng 3 chiếc máy bay F-100 được trang bị nhiều trang thiết bị điện tử hơn

Chiến thuật điển hình của nhóm máy bay Wild Weasel hay máy bay Chồn Hoang là các máy bay F-100 sẽ sử dụng các thiết bị điện tử để dò tìm các tín hiệu radar. Sau đó, các phi công sẽ dùng mắt thường để xác định vị trí các dàn tên lửa SAM. Sau đó sẽ tấn công phá hủy mục tiêu hoặc sẽ phóng rocket đánh dấu mục tiêu. Các máy bay F-105 bay ở phía sau sẽ ào đến dội bom hoặc tấn công bằng rocket

Xem tiếp : Biệt đội Chồn Hoang Wild Weaseltên lửa chống Radar ShrikeWild Weasel and AGM-45 Shrike Missile in Vietnam war – P2

chương trình Wild Weasel, project Wild Weasel, tên lửa Shrike, tên lửa chống radar, tên lửa chống radar Shrike, tên lửa SAM-2, Wild Weasel in Vietnam war

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex