Trận Tết Mậu Thân 1968 – The General Tet Offensive 1968 – P3
Trước thời điểm của Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968, quân Bắc Việt muốn biến trận Khe Sanh thành sự tái diễn của trận Điện Biên Phủ 13 năm trước
Trong số các căn cứ của quân Mỹ thiết lập ở phía Nam khu phi quân sự, căn cứ Khe Sanh được đánh giá là quan trọng nhất . Căn cứ này nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Trị và khống chế vùng thung lũng Khe Sanh, nơi đây cũng là nơi tập trung nhiều tuyến đường mòn nhỏ để quân Bắc Việt thâm nhập từ miền Bắc và từ vùng biên giới Việt Lào vào miền Nam Việt Nam
Cuối năm 1967, các tin tức tình báo cho thấy quân Bắc Việt đã tập trung lượng lớn lực lượng ở khu vực này và âm mưu bao vây căn cứ Khe Sanh. Các tài liệu giữ được cũng như từ các tin tức tình báo, tù binh bị bắt giữ, .. cho thấy quân Bắc Việt muốn biến trận Khe Sanh thành sự tái diễn của trận Điện Biên Phủ 13 năm trước
Ở Vùng III Chiến Thuật, ngày 27 tháng 10, một tiểu đoàn Biệt Động Quân đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Quân Giải Phóng ở ở Sông Bé thuộc tỉnh Phước Long gần biên giới Campuchia . Hai ngày sau, sư đoàn 9 Bắc Việt đã tấn công thị trấn Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Quân Giải Phóng đã tràn ngập hơn phân nửa khu Bộ Chỉ Huy nhưng sau đó đã bị quân phòng thủ đẩy lùi với sự chi viện từ sư đoàn 18. Quân Mỹ đã tăng viện một lữ đoàn thuộc sư đoàn 1 Bộ Binh. Trận đánh vẫn tiếp diễn ở các khu đồn điền chung quanh. Trong đợt tấn công này, quân Giải Phóng thiệt hại hơn 800 người
Vào giữa tháng 11, quân Bắc Việt với 4 trung đoàn đã tấn công thị trấn Đắk Tô – phía Tây Bắc tỉnh Kontum thuộc vùng II Chiến Thuật. Nơi đây có 4 tiểu đoàn VNCH cùng 2 tiểu đoàn quân Mỹ phòng thủ. Quân Mỹ đã cho tăng viện bằng lữ đoàn 173 Nhảy Dù từ vùng duyên hải lên cao nguyên. Trận đánh kéo dài 22 ngày và quân Giải Phóng thiệt hại 1.200 người với phần lớn do máy bay B-52
Cuối năm 1967, tại thời điểm trước khi diễn ra Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968, thống kê cho thấy lực lượng chiến đấu của quân Giải Phóng và Bắc Việt đã lên đến con số 323.000 người chưa bao gồm số lượng làm nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế, … dọc theo các tuyến đường xâm nhập từ Bắc vào Nam. Trong đó bao gồm lực lượng chính quy là 130.000 người, lực lượng du kích là 160.000 người, số còn lại là hậu cần. Quân Giải Phóng tổ chức thành 9 sư đoàn cùng 35 trung đoàn độc lập khác. Ngoài ra còn có 26 trung đoàn pháo phòng không, 230 tiểu đoàn chiến đấu và 6 tiểu đoàn đặc công. Lực lượng này tập trung ở vùng I, II và vùng III Chiến Thuật . Con số này là các đơn vị đã được xác định. Còn các đơn vị khác chưa xác định chính xác thì chưa được tính vào, khi đó con số sẽ còn lớn hơn
Về vũ khí, lợi hại nhất chính là các khẩu súng trường AK-47, loại vũ khí cá nhân tiêu chuẩn trong quân Giải Phóng và quân Bắc Việt. Họ cũng được trang bị lượng lớn rocket cỡ 122mm và 140mm và lực lượng này tiếp tục được tăng viện và hiện đại hóa. Hà Nội và Liên Xô đã ký kết thỏa thuận vào tháng 9 năm 1967, trong đó, Liên Xô sẽ cung cấp vũ khí bao gồm súng trường, xe tăng, máy bay, pháo và tên lửa, … Vào tháng 10, Hà Nội cũng công bố cho biết Trung Quốc và các quốc gia khối XHCN đã cam kết tăng viện cho Bắc Việt trong cuộc chiến ở Việt Nam
Các thống kê cho thấy, trong năm 1967, Bắc Việt đã tổn thất 87.534 người chết, 27.178 hồi chánh . Ngoài ra còn có 37.000 vũ khí bị phá hủy và bắt giữ, 14.000 tấn gạo, … Con số này tăng khoảng 50% so với năm 1966
Tổn thất của quân Mỹ tính từ năm 1961 đến ngày 31 tháng 12 năm 1967 là 16.106 người chết. Tổn thất của quân đội VNCH cũng rất nặng. Riêng về phía khối hành chính dân sự, chỉ tính riêng trong nửa năm cuối 1967 khi quân Giải Phóng gia tăng hoạt động, đã có hơn 4.000 nhân viên hành chính ở cấp làng xã bị giết, 8.000 người bị thương và 5.400 người bị bắt cóc
Đầu năm 1968, hàng loạt tin tức tình báo cho thấy quân Giải Phóng đang chuẩn bị mở chiến dịch Đông Xuân . Mặc dù tin tức ngày càng xác thực, cả phía VNCH lẫn Mỹ đều suy đoán khả năng chiến dịch này xảy ra và không có gì chắc chắn nó sẽ được diễn ra
Ngày 19 tháng 10 năm 1967, quân Giải Phóng công bố sẽ ngừng bắn 7 ngày để mừng Tết Mậu Thân 1968. Đây cũng là đợt ngừng bắn lâu nhất từ trước đến nay, nhiều nhà phân tích Mỹ lẫn VNCH đều cho rằng quân Giải Phóng sẽ lợi dụng dịp này để chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân. Tình báo Mỹ đánh giá rằng mục tiêu chính sẽ là căn cứ Khe Sanh khi các chứng cứ cho thấy, để chuẩn bị cho trận Khe Sanh, quân Giải Phóng đã tập trung về đây ít nhất đến 3 sư đoàn chủ lực Bắc Việt
Để chuẩn bị cho trận Khe Sanh, quân Mỹ đã điều sư đoàn 1 Không Kỵ và 1 lữ đoàn thuộc sư đoàn 101 Nhảy Dù từ vùng II được đưa đến vùng I Chiến Thuật để tăng cường cho 2 tỉnh cực Bắc.
Ngày 21 tháng 1, quân Bắc Việt nổ súng tấn công căn cứ Khe Sanh, đồng thời lực lượng thiết giáp Bắc Việt lần đầu xuất hiện trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã tấn công trại Làng Vei bằng xe tăng PT-76 cách Khe Sanh 8km về phía Tây. Trận Khe Sanh đã nhanh chóng thu hút mọi sự quan tâm của Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ. Trong khi đó, phía quân VNCH lại ít chú ý do không có đơn vị Nam Việt Nam nào ở đây. Cho đến khi cuộc chiến Khe Sanh lên lúc cao trào, phía VNCH mới gửi đến đây 1 tiểu đoàn Biệt Động Quân nhưng mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn.
Lúc này, Tết đang đến gần và sự kiện Tết là tâm điểm chính hơn cả vấn đề chính trị lẫn cuộc chiến . Ngay cả những người quân tâm đến tình hình chiến sự cũng cảm thấy sự kiện ngừng bắn đã là đủ để an tâm chuẩn bị cho những ngày Tết sắp đến
So với các năm trước, Tết Mậu Thân 1968 được chú ý hơn do tình hình kinh tế khả quan nên thu nhập của người dân tăng hơn các năm trước. Để tăng thêm không khí Tết, chính quyền miền Nam Việt Nam đã bỏ lệnh cấm đốt pháo. Bộ trưởng Nội Vụ miền Nam Việt Nam cùng các quan chức chính phủ đã đi viếng thăm nhiều đơn vị quân đội và các gia đình nghèo khó để tặng quà Tết. Trong khi đó, người dân nô nức đi mua sắm thức ăn ngày Tết, quần áo, .. để chuẩn bị cho những ngày Tết. Nhiều người khác cũng đi xem bói để cầu mong cho vận may trong năm mới
Xem lại từ đầu : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Xem lại : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P2
Xem tiếp : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P4
Thẻ : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
x77rb7