Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P16
Phần 16 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung
Thế rồi trong văn thư đề ngày 8 tháng 6, 1973 trả lời ông Nixon, ông Thiệu vẫn nói là phía Việt Nam Cộng Hòa đồng ý để Hoa Kỳ và Bắc Việt ký kết với nhau trên nguyên tắc, rồi sau đó hai bên sẽ kêu gọi (appeal) cả chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và chính phủ Cách Mạng Lâm Thời chấp hành những điều khoản của bản Thông Cáo.
Không được, Tổng Thống Nixon đã phản ứng ngay. Ông Thiệu đang ngủ khi Văn Phòng đánh thức ông dậy: Có thông báo khẩn cấp. Lúc 2 giờ đêm, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm chuyển cho ông một phiếu trình, kèm theo một thư mới của Tổng Thống Nixon gửi cùng ngày (8 tháng 6, 1973): Việc gì gấp rút đến nỗi chính Phó Đại Sứ đã đến tận nhà để đánh thứ c ông Ngoại Trưởng d ậy! Ông Lắm phải chuyển ngay giữa đêm để còn kịp đối phó, vì trong thư, ông Nixon tỏ ra hết sức cứng rắn. Cùng một ngày, mồng 8 tháng 6, (9 tháng 6, giờ Sài Gòn) Nixon lại gửi một thông điệp nữa:
White House
Ngày 8 tháng 6.1973
Thưa Tổng Thống,
Nếu cuộc thương thuyết này thất bại thì sẽ có sự đối chất giữa hai bên. Tôi sẽ bác bỏ lý do không chịu ký kết của Ngài và tôi sẽ công khai tố cáo Ngài đã cản trí việc đi tìm một giải pháp cho hòa bình….
Rất có thể Quốc hội sẽ ngưng viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho đến khi Ngài chịu ký…
Tôi cần sự chấp thuật của Ngài để kịp chỉ thị cho phái đoàn Hoa Kỳ ở Paris trước 7 giờ sáng ngày 9 tháng 6. giờ Paris…
Trân trọng,
(kt) Richard M. Nixon
Ông Thiệu đọc lá thư cẩn thận. Ông phê nhiều điểm loằng ngoằng, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, Pháp vào phiếu chuyển thư của Đại Sứ Whitehouse để Hội Đồng An Ninh Quốc Gia làm việc: ‘’Unbalanced and Unjust’’ (không quân bình và bất công). Ông còn viết thêm bằng nét bút chì đậm: ‘’… Hoa Kỳ để Việt Nam Cộng Hòa với ‘’no choice’’ (không có lựa chọn nào tốt hơn)…để tỏ ra xây dựng và thiện chí, nhận những tối đa, chứ không nói ‘’không’’ một cách thẳng thừng’’ (ông viết tắt lên văn bản: ‘’chữ O nói NON Flatly’’, chữ O hay ‘’phi’’ có nghĩa là ‘’không’’.
Và cứ như vậy, thư đi, thư lại trong bốn ngày từ mồng 8 tới 11tháng 6, lời lẽ mỗi lúc một căng thẳng hơn. Tới ngày 13 tháng 6 thì thời hạn chót đã tới. Một tối hậu thư được tống đạt:
White House
Ngày 13 tháng 6.1973
Thưa Tổng Thống,
Lá thư của Ngài đề ngày 12 tháng 6, là một đòn giáng mạch vào tình bằng hữu, sự tương kính và quyền lợi chung của chúng ta.
Nếu Ngài lựa chọn đường lối này, thì chính là Ngài đã vạch ra chính sách trong tương lai của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rồi. Tôi sẽ bắt buộc chịu ý Quốc Hội và công luận Hoa Kỳ chỉ yểm trợ chút ít những nhu cầu có tính cách nhân đạo cho nhân dân miền Nam và, trên căn bản công bình đi nữa, tôi sẽ bỏ qua những quyết định và nhiệm vụ khó khăn để yểm trợ quân sự và kinh tế (cho Việt Nam Cộng Hòa) như chúng ta đã thảo luận ở San Clemente.
Đây không còn phải là vấn đề của người đi thương thuyết, hay của một luật gia, hay chuyên gia nữa. Đây là vấn đề trước tiên giữa tôi và Ngài. Sự lựa chọn là do Ngài.
Xin Ngài hiểu cho rằng, tôi sẽ nói tất cả những sự dè dặt, những điều cần sửa đổi thêm, trì hoãn, hay những hành động đính lạc hướng ra ngoài (chỉ) một việc là đồng ý ưng, thuận, (tôi sẽ coi đó) là một quyết định trực tiếp và cố tình của Ngài để chấm dứt mối tình giao hiện hữu giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa
Trân trọng,
(kt) Richard M. Nixon
Ông Nixon đã khóa chặt lại cái tủ của ông Thiệu. Câu giờ, lánh né, mưu lược, xoay xở đã tới lúc vô hiệu. Lời lẽ hăm dọa cay đắng lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Chẳng bù cho những thông điệp nh ẹ nhàng, ve vãn lúc tuần trăng mật do bà mối Anne Chennault chuyển vào mùa Thu 1968. Nó đầy sức quyến rũ, thuyết phục.
Ông Thiệu phê vào bên lề câu cuối cùng:
‘’Quá đáng! Ông nói chứ tôi hoặc Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa, hay nhân dân Hoa Kỳ) nào có quan niệm như vậy’’.
Đây là bức thư cuối cùng của Tổng Thống Nixon. Câu ông Thiệu phê như trên cũng là cảm nghĩ cuối cùng của ông về hành động của Nixon-Kissinger. Bản Thông Cáo được ký kết vào lúc 4 giờ chiều ngày 13 tháng 6 tại Paris. Về phương diện lãnh thổ, biên giới của Miền Nam đã trở nên lu mờ. Trên thực tế, nó không còn nữa.
Lùi vào bóng tối
Mọi chuyện sắp xếp cho hòa bình Việt Nam như vậy là xong. Kissinger vội vã bay về Washington để còn theo đuổi những tham vọng khác.
Ngày 22 tháng 8.1973 Kissinger lên chức Bộ Trưởng Ngoại Giao thay ông Rogers,
Gần hai tháng sau đó, Hiệp Định Paris lại mang tới cho ông vinh dự của giải thưởng Nobel về Hòa Bình (Việt Nam) và như vậy, thay vì nói ‘’Hòa bình đang trong tầm tay’’ (Peace is at hand) nhẽ ra ông phải nói ‘’Hòa bình đang trong t ầm tay của tôi’’ và thay vì tuyên bố đã có ‘’Hòa bình và danh dự’’, ông nên tuyên bố: ‘’Hòa bình và danh dự cho tôi’’ thì mới đúng.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, từ giờ phút này đã Trở nên cô thân cô thế, chỉ còn hy vọng rằng đã chịu đấm thì được ăn xôi, rằng những cam kết tại San Clemente sẽ được tôn trọng.
Thế nhưng, San Clemente chỉ là trạm dừng chân của Tổng Thống Thiệu trước khi ông rời khỏi trọng tâm chú ý của Hoa Kỳ.
Kể từ khi ký xong Bản Thông Cáo, hai ông Nixon và Kissinger hầu như đã chôn vùi Miền Nam vào dĩ vãng. Trước đó, khi có nhu cầu thì chỉ trong thời gian từ tháng 1.1971 tới 13 tháng 6.1973, ông Nixon đã viết cho ông Thiệu tới 27 bức thư. Từ lúc đó cho tới khi ông từ chức (ngày 8 tháng 8.1974) thì tuyệt nhiên không còn thư từ, thăm viếng, trao đổi gì nữa. Lời ông Winiam Sullivan, Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao tóm tắt về quan điểm của Hoa Kỳ lúc ấy: ‘’Chúng tôi hy vọng rằng Đông Dương sẽ lui vào chỗ của nó trong bóng tối, và nó xứng đáng như vậy’’.
TẬP 2
THÂN PHẬN TIỂU QUỐC
Tự túc tự cường
Vào lúc tám giờ sáng ngày 28 tháng Giêng 1973, từng đợt rồi lại từng đợt, tiếng còi tàu Hải Quân Việt Nam dọc cảng Sài Gòn rú lên, xé tan màn sương buổi ban mai. Khi còi ngưng, chuông nhà thờ lại tiếp theo, ngân vang khắp đó đây, làm tăng thêm bầu không khí náo nhiệt của Đô Thành ngày hômấy.
Dù chẳng biết thực hư ra sao, ta cứ ăn mừng đi đã. Hiệp Định Paris ký rồi, chiến tranh chấm dứt. Từ góc đường Phan Đình Phùng khu Đa Kao, đài phát thanh phóng ra bài ca oai hùng ‘’Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời’’. Nhiều nhà m ở loa cho lớn, dường như muốn át đi tiếng ca ai oán vẳng lên từ radiô nhà bên cạnh: ‘’Anh trở về trên đôi nạng gỗ… anh trở về dang dở đời em…’’ Hy vọng rằng từ nay, những chiếc băng ca không còn phải chở về trên trực thăng sơn mầu tang trắng.
Dân chúng đô thành tạm gác mọi nỗi lo âu sang một bên. Không khí ở những quán cà phê trở nên nhộn nhịp. Lệnh giới nghiêm nửa đêm chỉ được thi hành một cách lỏng lẻo và phòng trà đã bắt đầu mở cửa lại. Nha Du Lịch sửa chữa khách sạn Majestic, làm thêm một quán ngoài vỉa hè quay ra b ờ sông, hết sức thơ m ộng. Chiều chiều, giới phong lưu cũng như ái nữ của các nhân viên ngoại giao và du khách ngả mình trên những ghế võng mây mới m ắc, uống chanh soda và nước dừa còn tươi, trông như một cảnh ở Hawaii. Bên kia đường, sông Sài Gòn lặng lẽ trôi. Tiếng đại bác không còn vọng lại nữa, và hỏa châu cũng thôi lóe sáng trong đêm tối. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh sầm uất, tiếng nói ồn ào của Thực khách xen lẫn với những tiếng cười ròn rã, tiếng chuông rung từ những chiếc xe bán đồ rong trên bến, mùi khô mực nướng và mùi nước mía vừa mới cứ quyện lẫn vào nhau, làm cho không khí thêm mời mọc, hấp dẫn.
Hết Phần 16 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung
Xem thêm :
Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1
Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P15
Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P17