Trận Tết Mậu Thân 1968 – The General Tet Offensive 1968 – P6
Khi được hỏi liệu kế hoạc của Hà Nội gặp thất bại, sĩ quan Nam Đồng lặp lại niềm tin của tướng Giáp là cuộc tấn công sẽ chiến thắng. Tướng Giáp cũng từng đánh giá rằng nếu thất bại, cuộc tấn công cũng sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc chiến vì cốt lõi của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam là vùng rừng núi và nông thông. Do đó, một thất bại ở thành thị cũng chỉ đơn giản là làm cuộc chiến quay trở lại vùng nông thôn
Phía Hà Nội hoàn toàn biết rằng sẽ gặp tổn thất lớn nếu tấn công vào thành phố. Tuy nhiên, tổn thất không phải là điều họ quan tâm, sĩ quan Nam Đồng cho biết, Hà Nội đã dự trù lực lượng thay thế gấp 3 lần so với quân đội VNCH
Một lợi thế khác mà phía Hà Nội đã đánh giá, đó là quân VNCH không còn chiến đấu hiệu quả. Tấn công lẫn phòng ngự đều kém . Hà Nội cũng tin rằng dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy vì dân chúng gét Mỹ lẫn chính phủ của tổng thống Thiệu. Người dân đã biểu lộ sự chống đối trong cuộc xuống đường biểu tình điển hình là trong phong trào Phật Giáo . Do đó, Hà Nội tin tưởng rằng đây là thời cơ chín muồi và nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ nhanh chóng tham gia về phía Cộng Sản khi xảy ra cuộc Tổng Tấn Công
Về mọi khía cạnh, những lời khai và nhận xét của sĩ quan Nam Đồng hoàn toàn đáng tin cậy . Sĩ quan này còn tiết lộ rằng tướng Giáp rất quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1968 mặc dù ông viết trong sách rằng cuộc tổng bầu cử tổng thống Mỹ chỉ là công cụ của các đảng phái để chuyển giao quyền lực và bản chất của chính sách Mỹ là hung hãn. Dù kết quả bầu cử thế nào thì sự hung bạo này cũng không thay đổi
Tướng Giáp biết rằng, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam luôn dựa trên nguyên tắc là tránh cho dân Mỹ bị cuộc chiến ở Việt Nam làm ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế và đời sống xã hội . Tướng Giáp cũng dự đoán rằng chính sách này sẽ bị thay đổi khi bất mãn chính trị ở Mỹ về cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam lên cao
Tướng Giáp cũng diễn giải rằng, các cuộc xuống đường biểu tình ở miền Nam Việt Nam đã nhiều lần diễn ra ở các thành phố lớn ở miền Nam. Điều này cho sự bấn mãn của dân chúng đối với chính quyền và sự chống chiến tranh . Điều này cũng cho thấy dân chúng miền Nam có cảm tình đối với Cộng Sản
Niềm tin của Hà Nội rằng sẽ được dân chúng miền Nam ủng hộ càng được củng cố qua kết quả bầu cử tổng thống VNCH vào mùa thu năm 1967 khi liên minh tổng thống Thiệu và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ chỉ giành được 34% phiếu bầu. Trong khi đó, người dẫn đầu các phiếu bầu là Trương Đình Dzu đã giành được 17% số phiếu với khẩu hiệu “lập lại hòa bình và chấm dứt cuộc chiến” . Phương châm này cũng giống với khẩu hiệu của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam
Hà Nội dự đoán rằng khi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 diễn ra, nó sẽ là chất xúc tác cho cuộc nổi dậy của dân chúng ở miền Nam Việt Nam. Họ gọi cuộc nổi dậy này là “Tổng Nổi Dậy” giống như những gì họ đã làm trong Cách Mạng Tháng 8 năm 1945. Bên cạnh đó, theo công thức của Mao Trạch Đông, mục tiêu cơ bản của cuộc chiến nhân dân sẽ là chiến thắng chính trị hướng về đại chúng hơn là chiến thắng quân sự
Vì những lý do này, công thức của trận đánh sẽ là “Tổng Tấn Công – Tổng Nổi Dậy”
Để chuẩn bị cho trận Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đã yêu cầu sự giúp đỡ đặc biệt từ Liên Xô và Trung Quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Trước đó, Hà Nội và Moscow đã ký kết hiệp định hỗ trợ quân sự vào tháng 9 năm 1967. Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Hà Nội về máy bay, tên lửa, pháo phòng không, xe tăng, …. Đến tháng 10 năm 1967, Hà Nội công bố tin tức cho biết khối Xã Hội Chủ Nghĩa đã đồng ý gia tăng viện trợ cả về kinh tế lẫn quân sự
Các viện trợ quân sự này nhanh chóng được đưa vào miền Nam Việt Nam. Các sư đoàn quân Giải Phóng ở đây được trang bị súng trường tấn công AK-47, súng chống tăng B-40, … như là các vũ khí tiêu chuẩn. Từ đó, họ đã chiếm ưu thế rõ rệt về hỏa lực cá nhân so với quân đội VNCH
Tuy nhiên, khi nào thì Bắc Việt thật sự chuẩn bị cho cuộc “Tổng Tấn Công – Tổng Nổi Dậy” – trận Tết Mậu Thân 1968 ?. Điều này phải quay trở lại vào tháng 3 và tháng 4 năm 1967 khi Bắc Việt xác nhận thay đổi chiến lược thông qua việc ban hành Nghị Quyết 13
Một thời gian ngắn sau đó, Trung Ương Cục Miền Nam – COSVN đã triệu tập Phó Chỉ Huy Khu Sài Gòn – Gia Định và ban Tuyên Truyền để liên kết với những người mà Trung Ương Cục đã lựa chọn để chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ liên minh trong tương lai
32
Xem lại từ đầu : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Xem lại : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P5
Xem tiếp : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P7