Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt Nam – Street without joy in Vietnam war

0 1,490

Khu vực giao điểm của hai hương lộ 555 và 602, một địa danh đã đi vào chiến sử với cái tên gọi “Dãy phố buồn thiu” hay “Con đường buồn hiu” trong chiến tranh Việt Nam – Street without joy in Vietnam war. Tại đây, trong thời gian từ 1965 đến 1972 đã xảy nhiều trận giao tranh ác liệt giữa lực lượng VNCH, đồng minh và các đại đơn vị quân đội Bắc Việt

Những người lớn lên trong chiến tranh Việt Pháp (1945-54) như thế hệ chúng tôi và các thế hệ trước, nếu có theo dõi báo chí và tình hình chính trị cũng như quân sự hồi ấy, có thể nghe qua phát thanh hay báo chí nói tới “Dãy phố buồn hiu ” hay “Con Đường Buồn Thiu”.  Cái tên gọi này một phần xuất phát từ tác phẩm “Street without joy” của ký giả Bernard Fall nói về chiến tranh Việt Nam. Đây là tác phẩm tường thuật lại ký sự chiến trường trên Quốc Lộ 1 dọc theo Quảng Trị – Huế. Ngoài ra tên ọi này còn do đoạn đường này xảy quá quá nhiều trận đánh, quá nhiều các cuộc phục kích do quân Bắc Việt tổ chức .

Báo chí Saigon có người viết rằng “dãy phố buồn thiu ” là Phò Trạch. Trước đó, trong cuộc chiến tranh nói trên, có báo chí dịch rằng “Dãy Phố Buồn Thiu” chính là thành phố Quảng Trị, nơi tôi chắc B. Fall đã một lần đến đó cùng quân đội Pháp.

Với tôi, B. Fall là “thần tượng”, (tôi yêu thích cuộc sống xông pha nguy hiểm và phiêu bạt của ông và về sau, khi rời bục giảng, tôi đã được sống như vậy) và Quảng Trị là nơi chôn nhau cắt rún, nơi lần đầu tiên nghe tiếng mẹ ru, nơi tuổi ấu thơ và lớn lên ở đó, nơi có sông Thạch Hãn chảy ra biển mà không biết bao nhiêu lần tôi khao khát ra biển, nơi mỗi đêm biển động, tôi nằm nghe tiếng sóng ầm ì, thấy “chớp bể mưa nguồn” như tiếng gọi của thiên nhai, nơi có những đám mây bay về núi mà lòng tôi thì không ngừng thắc mắc muốn biết phía sau dãy Trường Sơn xanh ngắt kia có gì? Thành phố Quảng Trị, nhỏ bé và tù túng có những con phố buồn xây từ trước Thế giới Chiến tranh thứ hai tưởng như muôn đời không thay đổi, đâu có riêng gì chỉ một mình tôi mà tất cả những ai lớn lên ở đó hay chỉ một lần đi qua đều có thể gọi đó là “Thành Phố Buồn Thiu”.

Nhưng tôi biết chắc “Street Without Joy” không phải là thành phố Quảng Trị, Con Đường nầy buồn hơn thế.

Trong bài “Thổ âm Quảng Trị” tôi có nhắc tới câu hò:

Trăm năm “diều” nỗi hẹn hò, Cây đa bến “cộ” con đò khác đưa. Cây đa bến cộ còn “lưa”, Con đò đã thác năm xưa “tê” rồi.

Quả thật tôi có máu giang hồ vặt. Năm 1953, mười bốn tuổi, khi đang học tại trường Trung Học Quảng Trị (sau nầy là trường Nguyễn Hoàng), cuối tuần tôi thường đi theo chơi với anh Trịnh Dũng Yên (Khóa 8 Võ bị Đà Lạt) lúc đó đang làm Chef de Sous-Secteur de Hai Lang, đi hành quân “Voie Ferrée” ở khu Diên Trường, thanh sát các đồn quân đội Quốc Gia đóng ở Mỹ Thủy, Vĩnh Định và tôi nhớ nhất là lần về đồn Diên Trường, cách cầu Trường Sanh trên Quốc Lộ 1 khoảng vài cây số.

Đêm ở lại đồn Diên Trường, ông trung sĩ già đồn trưởng nói chuyện với tôi, hỏi tôi có biết câu hò “Cây đa bến cộ” nói trên là “lộ mô khôông?”. Chính người Huế cũng hay hò câu hò nầy nhưng không biết “Cây đa bến cộ” ở chỗ nào. Ông trung sĩ già cho tôi biết “cây đa bến cộ” chính ngay chỗ đồn Diên Trường, trước chiến tranh đây là bến đo, nay dời lên phía trên cách khoảng vài chục mét.

Khi về đồn Diên Trường, tôi và anh Trịnh Dũng Yên cùng mấy người lính đi xuồng chèo tay, theo một con kinh nhỏ dọc theo một con đường đất từ Chợ Diên Sanh về Diên Trường. Qua bến đò Diên Trường, con đường đất còn tiếp tục đi về phía Đơn Quế, Vân Trình. Có phải đó là “Con Đường Cái Quan” (Đường lớn cho quan đi) của thời kỳ phong kiến, trước khi Tây đô hộ cho xây dựng Quốc lộ 1, về phía tây và song song với đường cái quan nầy.

Hy vọng nhận xét của tôi là đúng vì thứ nhứt, trong câu chuyện tình “Cây đa bến cộ” người thư sinh qua bến đò Diên Trường để vào kinh đô ứng thí là đi theo Con Đường Cái Quan, dọc theo kinh Vân Trình. Thứ hai, theo bài dịch sau đây, B. Fall cũng cho thấy có một con đường nhỏ chạy từ Mỹ Chánh xuống Vân Trình rồi hướng ra phía bắc, kéo dài cho tới Quảng Trị, song song với Quốc lộ 1 (Xem bản đồ). Trên con đường nầy, tại làng Đơn Quế vẫn còn một ngôi nhà xây, có lẽ là “trạm ngựa” của triều đình Huế. Con Đường Cái Quan nầy chính là con đường vua Hàm Nghi cùng triều thần, tôn thất nhà Nguyễn chạy ra Quảng Trị sau khi cuộc đánh úp ngày 22 rạng 23 tháng 5 năm Ất dậu ở kinh đô Huế bị thất bại. Trong Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim viết:

“Xa giá đến Trường-thi vào nghỉ được một lát, thì Tôn Thất Thuyết lại giục lên đường, nói rằng quân Pháp đã sắp đuổi tới. Tối ngày 23, xa giá vào nghỉ nhà một người bá hộ, sáng ngày 24 ra đi, đến tối mới tới thành Quảng Trị…

”“Con Đường Buồn Thiu” chính là con đường đất nầy, khoảng từ Vân Trình tới Diên Sanh. Ghe thương hồ đi buôn đò giọc, cũng đi theo kinh Vân Trình nầy.

Ca dao Huế có câu:

Ru em cho théc cho muồi Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam phổ, mua trầu chợ Dinh…

Kinh tế Huế thời phong kiến có tính tự túc, đời sống vua quan được cung cấp bằng các thổ sản địa phương. Chợ Cầu nói trong câu ca dao trên còn gọi là Chợ Phủ, thuộc phủ Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hồ tiêu, gỗ mít, vôi từ Vĩnh Linh được chở vào Huế bằng đò dọc, theo sông Hiền Lương (Bến Hải) vào sông Đông Hà, đến An cư thì vào sông Thạch Hãn, bọc qua chỗ cầu Sãi trên sông Vĩnh Định để vào Ba bến, vào Ngô Xá, Trà Trì, Trà Lộc vào kinh Vân Trình, hết kinh Vân Trình qua làng Đại Lộc (thường nói trại là Đại Lược) vào phá Tam Giang để ngược lên Huế:

Thuyền về Đại Lược, Duyên ngược Kim Long, Tới đây là chỗ rẽ của lòng, Gặp nhau còn biết trên sông bến nào. (Hò Huế.)

Những điều tôi biết đây, dựa vào kinh nghiệm bản thân thì ít, mà vào sách vở thì nhiều. Quí bô lão hay cư dân địa phương, ai biết rõ, xin vui lòng chỉ giáo.

Quyển sách ký sự "Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt Nam " của tác giả Bernard Fall - "Street without joy" book in Vietnam war by Bernard Fall
Quyển sách ký sự “Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt Nam ” của tác giả Bernard Fall – “Street without joy” book in Vietnam war by Bernard Fall

Bernard Fall là người Pháp, từng theo Phong Trào Kháng Chiến Pháp chống Đức trong Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đi học lại, đậu tiến sĩ và qua sống ở Mỹ.

Trong chiến tranh Đông Dương Lần Thứ Nhứt (1945-54), ông qua Việt Nam làm phóng viên. Ông từng lên chiến khu Việt Bắc xin phỏng vấn Hồ Chí Minh, nhưng chỉ được gặp Phạm Văn Đồng. B. Fall theo chân quân đội Pháp trên khắp chiến trường Đông Dương, có kinh nghiệm về chiến tranh du kích và viết nhiều sách báo về cuộc chiến tranh nầy.

Khi chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, ông về Mỹ làm giáo sư tại phân khoa Quan Hệ Quốc Tế tại trường Đại Học Howard. Chiến Tranh Đông Dương bùng nổ Lần Thứ Hai (1960-75), ông lại qua Việt Nam làm phóng viên chiến trường một lần nữa. Năm 1967, khi theo chân một đoàn xe tiếp tế của Mỹ từ Phú Bài ra giới tuyến, tới gần cầu An Lỗ, xe bị mìn, ông chết ngay trên xe, trước ngực vẫn còn mang chiếc máy ghi âm đang chạy nên tiếng mìn nổ ghi cả vào trong máy. Lúc ấy, vợ ông, Dorothy Fall, đang có thai, từ Mỹ mang cái bụng bầu qua Việt Nam đón xác chồng về.

Xem tiếp : Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt NamStreet without joy in Vietnam war – P2

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex