Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P6
Một trung tâm Phát Triển Khu Vực hay còn gọi là trại CIDG của Lực lượng Đặc Biệt Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – Us Special Force Group in Vietnam war sẽ bao gồm 1 căn cứ huấn luyện và các binh sĩ được tuyển mộ từ các ngôi làng chung quanh
Lực lượng Đặc Biệt Mỹ đã giúp đỡ đào tạo lực lượng bán vũ trang trong chương trình được gọi là “Những Người Cha chiến đấu” – “fighting fathers programe” . Trong chương trình này, việc chống nổi dậy được tập trung ở các nhà thờ , các cha xứ và một số giáo dân sẽ được huấn luyện và sau đó sẽ truyền lại cho các giáo dân khác. Chương trình Dân Sự Chiến Đấu – Civilian Irregular Defense Group – CIDG ra đời như là một sự pha trộn của nhiều chương trình nhỏ khác nhằm giúp các nhóm dân tộc thiểu số chống lại các sự nổi dậy của du kích Bắc Việt và giúp bảo vệ các vùng lãnh thổ của chính phủ miền Nam Việt Nam
Cuối năm 1964, chương trình người Thượng không còn chủ yếu nhằm phát triển và bảo vệ các ngôi làng mà đã bắt đầu mở rộng với mục đích sử dụng các làng này nhằm hỗ trợ các cuộc tấn công hoặc các chiến dịch hoạt động quân sự trong khu vực . Các hoạt động quân sự bao gồm bảo vệ và phòng thủ các ngôi làng được đặt ưu tiên các hoạt động phát triển dân sự. Đặc biệt , lực lượng chiến đấu trong chương trình CIDG được nhấn mạnh với vai trò chính là “Săn tìm Việt Cộng”
Trong năm 1963, một nhiệm vụ quan trọng thứ hai được giao đó là giám sát và tuần tra khu vực biên giới. Một số trại CIDG được thiết lập ở các khu vực biên giới . Mặc dù nhiệm vụ phát triển địa phương cũng được đẩy mạnh xen kẻ với việc tuần tra biên giới, nhưng đến năm 1964, công tác tuần tra biên giới được đẩy mạnh hơn hẳn
Với việc mở rộng chương trình CIDG, thêm nhiều ngôi làng người Thượng tham gia và được đưa vào chương trình phát triển, thêm nhiều nhóm Lực lượng Đặc Biệt Mỹ – Us Special Force được thành lập. Chương trình không còn nhằm vào một khu vực cụ thể nữa mà bắt đầu được đẩy mạnh và phát triển ra khắp miền Nam Việt Nam. Buôn làng Enao là nơi phát sinh chương trình CIDG đầu tiên ở Darlac được mở rộng, một số buôn làng ở vùng I Chiến Thuật và các tỉnh phía Bắc của vùng II Chiến Thuật như Kontum và Pleiku cũng bắt đầu được áp dụng chương trình CIDG
Một trung tâm Phát Triển Khu Vực hay còn gọi là trại CIDG của Lực lượng Đặc Biệt Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – Us Special Force Group in Vietnam war sẽ bao gồm một căn cứ cho các hoạt động huấn luyện an ninh, lực lượng chiến đấu sẽ được tuyển mộ từ các ngôi làng chung quanh đó. Các ngôi làng chung quanh đó sẽ được các binh sĩ này bảo vệ. Lực lượng CIDG sẽ được phân làm 2 nhóm gồm lực lượng phòng vệ và lực lượng tấn công . Lực lượng phòng vệ không được trả lương như lực lượng tấn công, họ chỉ được trả lương khi đang trong thời gian tham gia huấn luyện
Lực lượng tấn công được trả lương như quân đội chính quy của chính phủ miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được tổ chức theo quy mô trung đội và đại đội, chịu trách nhiệm phòng thủ trong khu vực, hỗ trợ các buôn làng khi bị tấn công, tổ chức tuần tra, thiết lập các cuộc phục kích, …
Trong công tác phát triển địa phương, chương trình CIDG còn thu mua sản phẩm của người Thượng, thuê lao động địa phương để phục vụ công việc xây dựng trại, căn cứ, … Tất cả nhằm kích thích phát triển kinh tế cộng đồng nơi đây. Mục đích sau cùng của chương trình CIDG còn nhằm tích hợp chương trình này vào chính sách quốc gia gọi là Ấp Chiến Lược đối với các khu vực đã được bình định. Tuy nhiên, việc đảo chính và cái chết của tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm đảo lộn tất cả
Chiến dịch Switchback (tháng 11/1962 – 7/1963)
Theo chiến dịch Switchback, Quân đội Mỹ bắt đầu tham gia vào chương trình CIDG kể từ tháng 11/1962 bằng cách tham gia vào công tác huấn luyện
Cho đến ngày 30/6/1963, Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam – Military Assistance Command, Vietnam (MACV) chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tiếp vận và ngân sách cho chương trình CIDG và điều hành toàn bộ chương trình này. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số chương trình bán vũ trang chưa được tích hợp vào CIDG nên chưa nằm dưới quyền chỉ huy của cơ quan MACV. Chương trình quan trọng nhất đó chính là việc tuần tra ở khu vực biên giới , công tác vốn dưới quyền chỉ huy của Phái Bộ Chỉ Huy Mỹ – Us Mission và đến tháng 10 năm 1963 thì được sáp nhập vào chương trình CIDG và bàn giao lại cho cơ quan MACV
Việc tiếp tế trong chương trình CIDG đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng rất thành công. Chịu trách nhiệm tiếp tế cho các đơn vị Đặc Biệt là Liên Đoàn Hỗ Trợ Quân Đội Mỹ tại Việt Nam – U.S. Army Support Group, Vietnam . Mặc dù phải phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau bao gồm đánh giá các mặt hàng cần thiết, thu mua và chuẩn bị các mặt hàng đó tại Mỹ hoặc Việt Nam, … sau đó vận chuyển đến các đơn vị Đặc Biệt
Văn Phòng Hỗ Trợ Chống Nổi Dậy – Counter-Insurgency Support Office được thiết lập dưới quyền của cơ quan G-4 của quân đội Mỹ ở đảo Ryukyu , Okinawa, Nhật Bản . Cơ quan này chịu trách nhiệm thu mua và chuẩn bị mọi hàng hoá cần thiết từ bên ngoài Việt Nam . Trong suốt chiến dịch Switchback, trung bình mỗi tháng, cơ quan này không vận khoảng 740 tấn từ Sài Gòn và Đà Nẵng đến các đơn vị Đặc Biệt
Cuối năm 1962, chỉ sau 1 năm từ sự khởi đầu ở Buôn Enao, đã có 6.000 binh sĩ tấn công và 19.000 binh sĩ phòng vệ đã được huấn luyện. Ngoài ra còn có 300 binh sĩ tuần tra biên giới, 2.700 binh sĩ tuần tra đường núi và khoảng 5.300 binh sĩ được huấn luyện cơ bản
Xem lại từ đầu : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P1
Xem lại : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P5
Xem tiếp : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P6
s3hccp
l7l0c9