OSS tiền thân CIA từng giúp Việt Minh trong cuộc chiến Việt Nam – OSS in Vietnam war – P2
Đối với những cán bộ Việt Minh của Việt Nam, những người Mỹ thuộc đội Con Nai – OSS – tiền thân của cơ quan tình báo Trung Ương CIA này lại là niềm hy vọng để giúp họ thực hiện những khát vọng về một Việt Nam Nam độc lập
Ở miền Nam Việt Nam, đội OSS dưới quyền của trung tá Peter Dewey đã đến Sài Gòn và trung tá Dewey rất bực tức với người Pháp . Lúc này, Việt Minh ở miền Nam Việt Nam không giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ như ở miền Bắc nhưng họ cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với phái đoàn Mỹ . Trung tá Dewey thường xuyên gặp các nhóm Việt Minh để thu thập thông tin. Tuy nhiên, cả trung tá Dewey lẫn đại uý Patti đều bị Pháp phàn nàn về việc họ tiếp xúc và có những hành động thân thiện với Việt Minh
Đối với những người Việt Nam, những người Mỹ này lại là niềm hy vọng để giúp họ thực hiện những khát vọng về một Việt Nam Nam độc lập . Một người Việt Nam vào thời điểm đó đã cho biết :
“Người Việt Nam lúc đó đang phải chịu đựng thì những người Mỹ đã đến. Người Mỹ cao lớn, đẹp trai, lịch sự , giàu có và đầu óc rất thực tiễn. Người Việt Nam yêu mến người Mỹ là điều đương nhiên”
Mối quan hệ giữa tổ chức OSS và Việt Minh có thể được phản ánh rõ nét qua cuộc tiếp xúc cuối cùng giữa 1 thành viên OSS là thiếu tá Frank White và ông Hồ Chí Minh vì tổ chức OSS sẽ bị giải tán vào cuối tháng 9 năm 1945. Trong buổi gặp đó, ông Hồ Chí Minh liên tục lặp đi lặp lại nỗi khao khát mà Việt Nam muốn giành độc lập. Ông cũng thuật lại những thống khổ mà người Việt đã chịu đựng dưới sự cai trị của người Pháp. Ông cũng bày tỏ sự kính trọng dành cho nước Mỹ và người dân Mỹ
Khi quay về khách sạn, thiếu tá White nhận được lời mời đến dự buổi tiệc tại dinh thự chính phủ của ông Hồ Chí Minh vào buổi tối hôm đó. Khi đến nơi, thiếu tá White thấy có khá nhiều tướng tá Trung Quốc, Pháp lẫn Anh. Ngoài ra còn có nhiều người trong nội các của ông Hồ Chí Minh. Cảm thấy cấp bậc của mình thấp hơn nhiều so với những người kia và cảm thấy không thoải mái, thiếu tá White đứng nép vào một góc , chờ mọi người ngồi xong sẽ tìm chổ ngồi phù hợp với cấp bậc thấp nhất của ông trong buổi tiệc. Ông cũng dự tính sẽ tìm cách lẩn tránh và đi về nếu không thấy chổ ngồi phù hợp. Tuy nhiên, khi mọi người đã ngồi kín thì chỉ còn 1 chiếc ghế trống. Đó lại là vị trí kế bên ông Hồ Chí Minh. Thiếu tá White nhớ lại :
“Buổi tiệc thực kinh khủng. Những người Pháp rất dè chừng và rất ít nói chuyện. Những người Trung Quốc thì lập tức uống rất nhiều rượu.Tôi quay sang ông Hồ và nói rất nhỏ :
– Thưa ngài Chủ Tịch. Tôi cảm thấy có sự không thoả đáng khi sắp xếp những vị trí ngồi ở đây
Ý của tôi là vị trí tôi lại kế bên ông Hồ . Ông Hồ suy nghĩ 1 chút rồi trả lời
-Tôi biết điều đó. Nhưng tôi có thể nói chuyện với ai khác chứ ?”
Mối quan hệ giữa người Mỹ và Việt Nam thực tế đang cho chiều hướng xấu đi khi Mỹ đang muốn để mớ hỗn độn về thuộc địa ở Việt Nam cho người Pháp xử lý và chính phủ Mỹ đang muốn chuyển hướng đối phó với biến cố Chiến Tranh Lạnh
Đại uý Peter Dewey đã ghi lại cảm giác của mình khi đó :
“Đông Dương đang bốc cháy. Chúng ta nên rời khỏi Đông Nam Á”
Trong ngày mà đại uý Dewey đã thu xếp rời khỏi Việt Nam để quay về Tổng Hành Dinh OSS, ông đã bị Việt Minh bắn chết. Ông trở thành lính Mỹ đầu tiên tử trận trong chiến tranh Việt Nam
Ngày 15 tháng 9 năm 1945, thiếu tá Allison Thomas được mời ăn tối cùng ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Thiếu tá Thomas sẽ trở về nước Mỹ trong vài ngày tới . Nhiệm vụ của ông đã hoàn thành. Ông cùng nhóm OSS của ông đã tổ chức huấn luyện và hợp tác với Việt Minh gần 2 tháng qua. Trong bữa ăn, ông Hồ và ông Giáp đã cố hết sức tạo cho thiếu tá Thomas không khí thoải mái. Thomas đã hỏi thẳng câu hỏi mà ông vốn mang trong lòng bấy lâu nay rằng liệu ông Hồ là Cộng Sản ?. Ông Hồ đã trả lời :
“Đúng vậy. Nhưng chúng ta vẫn là bạn chứ ?”
Đó là sự thừa nhận đáng ngạc nhiên. Giữa những năm 1940s, tổ chức Việt Minh dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh đã luôn tìm kiếm sự trợ giúp từ phương Tây để giành độc lập và giờ đã đạt được. Khi Thế Chiến 2 chấm dứt, Mỹ và các quốc gia Đồng Minh đối mặt với những thử thách mới . Phần lớn các quốc gia đồng minh đều là các quốc gia nắm 1 số thuộc địa. Sau thế chiến 2, các quốc gia này đều thiệt hại nặng về quân sự và phải đối mặt với phong trào đòi độc lập đang bùng nổ. Ông Hồ lúc này đang lãnh đạo phong trào đòi độc lập cho Việt Nam và sẽ cuộc chiến này sẽ kéo dài hàng chục năm
Đội con Nai – Deer Team gặp ông Hồ Chí Minh
Hai tháng trước buổi tiệc chia tay, thiếu tá Thomas cùng 6 thành viên khác của Đội Đặc Nhiệm số 13 – Special Operations Team Number 13 đã nhảy dù xuống mật khu Tân Trào. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ và huấn luyện cho tổ chức Việt Minh thành lập đội du kích với lực lượng 50-100 người. Nhiệm vụ của nhóm đội du kích này là phá hoại và ngăn chận tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lạng Sơn nhằm ngăn chận tuyến tiếp tế từ Việt Nam sang Trung Quốc . Ngoài ra, nhiệm vụ của họ còn cung cấp các tin tức tình báo về về căn cứ, kho bãi, … của quân Nhật cho đơn vị OSS cũng như các tin tức về thời tiết cho Phi Đoàn Không Quân số 14 của Mỹ đóng ở Trung Quốc tiến hành các phi vụ oanh kích, thả dù, …
Nhóm tiền phương của đội OSS gồm Thiếu tá Thomas cùng trung sĩ William Zielski phụ trách điện đài và binh nhì Henry Prunier phụ trách thông dịch nhảy dù xuống Tân Trào ngày 16 tháng 7 năm 1945 . Họ được các du kích Việt Minh chào đón nồng nhiệt . Họ được tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh . Thiếu tá Thomas không rõ liệu ông Hồ là Cộng Sản hay đã từng đi Liên Xô trước đó nhưng ông Hồ nói tiếng Liên Xô. Hơn nữa, ông Hồ còn thẳng thắn thảo luận chính trị với Thomas . Ông nói rằng dân Việt Nam đang bị Pháp cai trị thô bạo mà mong muốn rằng muốn cùng Pháp tìm một giải pháp chính trị
Trong bảng báo cáo gửi cho chỉ huy là Trung tá Archimedes L.A. Patti đang ở Côn Minh, Thomas nhận xét về ông Hồ :
“Cá nhân ông Hồ thích một số người Pháp nhưng phần lớn các binh sĩ của ông thì không như thế. Ông Hồ đang cố lấy lòng các lực lượng Đồng Minh bằng sự thành thực của mình”
Thomas đã cố xua tan sự hoài nghi của chính phủ Mỹ về ông Hồ Chí Minh bằng nhận xét :
“Tạm bỏ qua bóng ma Chủ Nghĩa Cộng Sản, Việt Minh không phải Cộng Sản mà đại diện cho sự tự do và giải thoát từ ách thống trị hà khắc của người Pháp”
Ngày 30 tháng 7, những người còn lại của nhóm OSS nhảy dù xuống Tân Trào bao gồm trung uý Rene Defourneaux – trợ lý Chỉ Huy, trung sĩ tham mưu Lawrence R. Vogt , trung sĩ kỹ thuật kiêm hướn dẫn vũ khí, chụp ảnh Aaron Squires và Y sĩ binh Nhì Paul Hoagland . Trung uý Defourneaux vốn là người Pháp những đã trở thành công dân Mỹ từ lâu. Trước đó, anh đã nhảy dù xuống Pháp để hỗ trợ các nhóm Pháp Kháng Chiến trước khi gia nhập nhóm OSS
Tag : OSS trong chiến tranh Việt Nam – OSS in Vietnam war
Xem lại : OSS tiền thân CIA từng giúp Việt Minh trong cuộc chiến Việt Nam – OSS in Vietnam war – P1
Xem tiếp : OSS tiền thân CIA từng giúp Việt Minh trong cuộc chiến Việt Nam – OSS in Vietnam war – P3