Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P4

0 74

Lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam – South Korean soldiers in Vietnam war – P4

Tháng 9 năm 1966, đã có 1 chiến dịch quân sự lớn được tiến hành ở tỉnh Bình Định. Các đơn vị thuộc sư đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn dưới quyền chỉ huy của tướng Lew Byong Hion đã phối hợp cùng sư đoàn 1 Không Kỵ của tướng John Norton và sư đoàn 22 bộ binh của tướng Nguyễn Văn Hiếu . Bộ Chỉ Huy chiến dịch sẽ được đặt tại Quy Nhơn.

Theo kế hoạch, các đơn vị của sư đoàn 1 Không Kỵ Mỹ sẽ di chuyển lên phía Bắc đến An Khê, sau đó sẽ tiến hành lùng sục về phía Nam hướng đến khu vực núi Phù Cát. Lực lượng lính Đại Hàn sẽ di chuyển lên phía Bắc và chiếm giữ các khu vực nằm giữa Phù Cát và vùng biển duyên hải. Trong khi đó, binh sĩ sư đoàn 22 VNCH sẽ di chuyển dọc theo Quốc Lộ 1 và lùng sục các khu vực nằm giữa lực lượng Mỹ và Đại Hàn . Mục tiêu chiến dịch là khu chung quanh vùng núi Phù Cát – Bồng Sơn , nơi hoạt động của sư đoàn 3 Bắc Việt còn có tên là sư đoàn 3 Sao Vàng với 3 trung đoàn 2, 18 và 22

Lực lượng Đại Hàn đã tiến quân nhanh chóng và chiếm giữ nhiều vùng đất, đánh bại 2 tiểu đoàn Bắc Việt và thu giữ hon 600 cây súng trường các loại

Từ cuối năm 1965, lực lượng Đại Hàn được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm khu vực từ núi Phù Cát xuống đến Phan Rang .

Lực lượng Đại Hàn ở Việt Nam đều là những đơn vị ưu tú. Sư đoàn Mãnh Hổ là một trong những đơn vị nổi tiếng nhất trong quân đội Đại Hàn và từng lập nhiều thành tích trong chiến tranh Triều Tiên. Khu vực hoạt động của sư đoàn này ở Triều Tiên là vùng đồi núi và giống với địa hình Việt Nam. 

Do đây là lần đầu tiên Đại Hàn đưa binh sĩ ra ngoài quốc gia để tham chiến nên mỗi người lính đều được tuyển chọn là các binh sĩ có sức khỏe tốt, kỷ luật cao, nhiều kinh nghiệm tác chiến và đặc biệt là có tinh thần chiến đấu rất cao. Họ hiểu rằng việc tham chiến ở nước ngoài là nhiệm vụ đại diện cho quốc gia của họ. Sư đoàn Mãnh Hổ có hơn 90% binh sĩ , sĩ quan được tuyển chọn từ các đơn vị khác để tập hợp về đơn vị này. Sư đoàn bộ binh Bạch Mã cũng được tuyển chọn tương tự như vậy

Sau cuộc chiến Triều Tiên, quân đội Đại Hàn được quân đội Mỹ viện trợ quân sự và hỗ trợ huấn luyện. Do đó, binh sĩ Đại Hàn hiểu rõ chiến thuật tác chiến của quân Mỹ. Ngoài ra, các sĩ quan cao cấp của Đại Hàn đều sử dụng thành thạo tiếng Anh nên việc phối hợp tác chiến giữa Mỹ và Đại Hàn diễn ra rất dễ dàng

Sức chịu đựng của lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war cũng rất tốt. Khi tiếp liệu gặ trở ngại, họ có thể dùng các thùng đạn rỗng, dùng các thùng chứa thức ăn, … để làm các nơi trú ngụ trong vài tháng mùa mưa. 5-6 binh sĩ Đại Hàn có thể cùng trú tạm trong căn lều nhỏ – điều mà lính Mỹ không thể chịu đựng, … nhưng tình thần kỷ luật và sức chiến đấu của họ vẫn luôn ở mức cao

Một trong những điều đáng nể phục nhất chính là tinh thần kỷ luật và ý thức tự giác cao độ. Ngay khi đơn vị vừa chuyển đến, họ đã lập tức tiến hành củng cố vị trí phòng thủ, tổ chức và phân công nhiệm vụ tác chiến, canh gác, … Họ chủ động gần như mọi việc ngay cả khi không có sĩ quan cao cấp có mặt ở đơn vị . Gần như không thấy bất kỳ binh sĩ Đại Hàn nào vừa trình diện mà quần áo, vũ khí, .. không nghiêm túc ngay cả khi ở khu vực hành chính hay khu vực chiến đấu

Lính Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt Nam luôn duy trì tính độc lập và tự chủ. Họ có quân cảnh và tòa án quân sự riêng biệt để xử lý các vấn đề binh sĩ Đại Hàn vi phạm kỷ luật

KẾT QUẢ TÁC CHIẾN

Hiệu quả tác chiến của lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam là rất cao thông qua các con số thiệt hại mà lính Đại Hàn gây ra đối phía quân du kích và Bắc Việt trong khi thiệt hại của lính Đại Hàn là nhẹ hơn rất nhiều. Tỉ lệ thương vong giữa Bắc Việt – Đại Hàn là rất cao.

Chiến dịch Oh Jac Kyo – Oh Jac Kyo operation diễn ra vào tháng 7 năm 1966, sư đoàn Mãnh Hổ đã gây thiệt hại rất nặng cho trung đoàn 95 Bắc Việt ở Phú Yên . Chiến dịch Hong Kil Dong – Hong Kil Dong operation diễn ra từ  ngày 9-31 tháng 7 năm 1967 ở khu vực Tuy Hòa, Phú Yên, sư đoàn Mãnh Hổ và sư đoàn Bạch Mã đã gây thiệt hại 408 tử trận cho Bắc Việt với tỉ lệ thương vong 15:1 . Đến ngày 28 tháng 8, số thương vong Bắc Việt là 638 người và tỉ lệ thương vong là 24:1

Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, ở khu vực Phù Cát, lính Đại Hàn đã gây thiệt hại 273 tử vong cho Bắc Việt với tỉ lệ thương vong là 25:1

Chiến thuật phổ biến của lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam là sử dụng quy mô cỡ tiểu đoàn hoặc liên tiểu đoàn. Tuy nhiên, họ sẵn sàng huy động cỡ trung đoàn hoặc liên trung đoàn khi tấn công mục tiêu được xác định cụ thể. Điển hình là chiến dịch Dong Bo 7 – Dong Bo 7 operation, lính Nam Triều Tiên của trung đoàn 30 / sư đoàn 9 Bạch Mã được không vận vào khu núi Táo là căn cứ của sư đoàn 5 Bắc Việt để tiến hành lùng sục từ ngày 9-11 tháng 5 năm 1969 và kết quả là gây thiệt hại 155 lính Bắc Việt với tổn thất 3 chết và 1 bị thương

Tướng Creighton Abrams đánh giá về lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam :

“Xét về tính chuyên môn, các binh sĩ Đại Hàn vượt qua mọi đồng minh khác trong cuộc chiến Việt Nam. Một ví dụ điển hình là khi họ quyết định bao vây và tấn công một ngọn đồi. Thông thường thì một cuộc tấn công như thế sẽ mất khoảng 1 tháng để chuẩn bị cũng như thỏa thuận với Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ để chuẩn bị các đợt oanh kích bằng máy bay B-52 để yểm trợ, hỏa lực yểm trợ từ pháo hoặc xe tăng. Đối với phía Đại Hàn, họ đơn giản hơn rất nhiều nhưng cũng rất hiệu quả, đó là do tính kỷ luật cao và tính chuyên môn cao”

Chiến thuật

Đội hình khi tác chiến của lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam cũng giống lính Mỹ do cùng học thuyết và được Mỹ tổ chức và hỗ trợ huấn luyện từ sau chiến tranh Triều Tiên.

Đội hình tác chiến cơ bản của lính Nam Triều Tiên là đại đội. Trong các chiến dịch, các đại đội được giao các khu vực phụ trách, mỗi đại đội sẽ phân tán các trung đội ra hoạt động cách nhau 150-200m. Một trung đội sẽ được giữ lại làm nhiệm vụ bảo vệ bộ chỉ huy và đóng vai trò dự bị. Đội hình sẽ tiến quân theo chữ V và thường nhằm bao vây mục tiêu. Các tiểu đội đi đầu sẽ chịu trách nhiệm bao vây cánh trái và cánh phải của mục tiêu. Các trung đội còn lại sẽ tiến hành lùng soạt trong khu vực

Lính Nam Triều tác chiến rất thận trọng. Họ chỉ tấn công khi các đơn vị đều đã vào vị trí và sẵn sàng. Họ chuẩn bị kế hoạch cũng rất chu đáo. Các chỉ huy lẫn các đơn vị đều nắm rõ kế hoạch và nhiệm vụ của từng chỉ huy, từng đơn vị. Khu vực phụ trách của tầm trung đội và đại đội đều nhỏ hơn phạm vi so với quân đội Mỹ. Các đơn vị Nam Triều Tiên sẵn sàng đóng quân ở lại khu vực đó lâu thời gian cho đến khi các chỉ huy cảm thấy rằng khu vực này đã được lục soát hoàn toàn. Tuy mất nhiều thời gian nhưng thường lính Nam Triều Tiên sẽ được đền đáp bằng việc lùng ra được nhiều du kích đang ẩn nấp, nhiều vũ khí, tài liệu, … được cất giấu

Xem lại từ đầu : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war 

Xem lại : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P3

Xem tiếp : Lính Hàn Quốc, Đại Hàn, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt NamSouth Korean soldiers in Vietnam war – P5

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex