
40 tấn vàng của VNCH, Việt Nam Cộng Hòa sau 1975
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, 40 tấn vàng của VNCH được chuyển ra Hà Nội và bán cho Liên Xô. Còn có 5.7 tấn vàng Việt Nam Cộng Hòa gửi ở Thụy Sĩ được bán cho Tiệp Khắc
8h sáng ngày 1/5 năm 1975, cựu binh Hoàng Minh Duyệt thuộc đoàn C282Q cùng ông Lữ Minh Châu, Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục (có thời gian dài sống trong vỏ bọc là cán bộ một ngân hàng Sài Gòn) công bố lệnh tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở ở số 17 Bến Chương Dương, Sài Gòn và lệnh cho các ngân hàng ngưng hoạt động
Khi tiến xuống kho lưu trữ ở tầng hầm, theo ông Duyệt kể :
“Hàng nghìn thỏi vàng xếp lớp trên các kệ bằng thép. Các thỏi vàng lúc đó đều nặng từ 12 – 14kg. Tất cả đều là vàng nguyên chất, trên mỗi thoi được khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Từ các số hiệu, vàng được xác định có nguồn gốc từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Công ty Montagu (ở Nam Phi) và Công ty Kim Thành (đúc tại Việt Nam)
Có nhiều thùng gỗ cũng được đặt trong tủ, bên trong chứa vô số đồng tiền vàng cổ. Về đồng tiền vàng, tất cả được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài thỏi vàng và đồng tiền vàng cổ, hầm còn có nhiều thùng chứa trang sức và giấy bạc.
Tôi nhớ riêng tiền mặt lúc đó là 625 tỷ đồng tiền Việt Nam Cộng hoà. Mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Mệnh giá cao nhất lúc đó là 1.000 đồng”
Theo ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank, sau khi tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, dưới sự điều hành của Ủy ban quân quản, công tác kiểm kê tài sản được thực hiện. Một trong những tài sản quý giá nhất mà chính quyền cũ để lại chính là 16 tấn vàng. Số vàng này không chỉ là tài sản vật chất mà còn là một phần của chiến lược kinh tế khẩn cấp trong thời kỳ đất nước đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Nguyễn Văn Dễ cũng là nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank cho biết :
“Cuộc tiếp quản hệ thống ngân hàng miền Nam sau tháng 4-1975 đã đạt kết quả tốt đẹp. Chính nghiệp vụ sổ sách chặt chẽ, khoa học của các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Quốc gia VNCH trước năm 1975 đã giúp chúng tôi nắm được chính xác tất cả tài sản quốc gia mà chính quyền miền Nam để lại.
Chúng tôi có thể biết rõ lượng ngoại tệ và vàng còn bao nhiêu, đang nằm ở ngân hàng nào, nước nào, số nào bị Mỹ phong tỏa, số nào có thể rút ra ngay được”.
Sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản, Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và đưa số vàng này về Hà Nội. Điều bất ngờ, số vàng đưa về Hà Nội không chỉ dừng lại ở 16 tấn , mà lên tới… 40 tấn.
Ông Lộ lý giải, trong số 40 tấn vàng của VNCH, Việt Nam Cộng Hòa được đưa ra Hà Nội, 16 tấn vàng là của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, số còn lại đến từ các tổ chức tài chính và một phần vàng do người dân bỏ lại khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Ông Lữ Minh Châu – nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước kể lại :
“Hồi tôi làm tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước, có Việt kiều về nước đã hỏi thẳng tôi rằng: Sau ngày 30-4-1975, chính quyền Việt Nam cộng hòa để lại nhiều thứ. Đôla ở ngân hàng Mỹ, vàng đầy trong kho bạc Bến Chương Dương. Cơ sở hạ tầng miền Nam cũng còn gần như nguyên vẹn. Thành phố Sài Gòn thì vẫn 100% như cũ, kể cả hàng chục ngàn doanh nhân, hàng chục ngàn cơ sở doanh nghiệp lớn nhỏ chẳng cái nào bị đốt phá. Vậy tại sao sau ngày 30-4 nước mình lại khó khăn như vậy ? “
Ông Châu – gắn với ngành tài chính – ngân hàng từ trước tháng 4-1975 đến gần 20 năm sau đó, nên là chứng nhân trong cuộc của nhiều vấn đề cho :
“Ý kiến cho rằng do chính sách cứng rắn cải tạo, quốc hữu hóa nền kinh tế miền Nam sau năm 1975 đã làm đất nước rơi vào khó khăn là đúng nhưng chưa đầy đủ. Lúc nàyNền kinh tế suy sụp, nợ quốc tế, và dân chúng thì đói nghèo, thiếu thốn. Thêm vào đó, các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới nổ ra ở phía Bắc và phía Nam, tình hình càng trở nên căng thẳng.”
Chính vì vậy, chính phủ quyết định thực hiện một trong những biện pháp để đối phó với tình trạng này: Bán vàng!
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)”.
Chính phủ giao việc bán vàng cho Vietcombank, ngân hàng duy nhất lúc đó có nhiệm vụ đối ngoại, thực hiện việc bán vàng. Để thực hiện thương vụ này, ông Nguyễn Duy Lộ và ông Nguyễn Văn Dễ (hồi đó đều là Phó Giám đốc Vietcombank) được giao nhiệm vụ đi Liên Xô để liên hệ với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô, một trong những tổ chức tài chính lớn vào thời điểm đó, nhằm tìm cách bán vàng. Về sau, lượng vàng này được đưa qua Liên Xô bán cùng với các loại vàng có trong nước gồm tất cả 40 tấn vàng của VNCH, Việt Nam Cộng Hòa để trả nợ và giải quyết các nhu cầu khó khăn (Tuổi Trẻ đã đăng chi tiết trong hồ sơ “Vượt qua đêm dài đói kém”).
Chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 1/12/1979 với 101 hòm vàng, nặng 4.455 kg. Đến năm 1984, sau thời gian tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg và xử lý các thủ tục, 40 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa, VNCH được bán gần hết và thu về hơn 500 triệu USD – số tiền cực kỳ quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp. Khoản tiền này đã giúp chính phủ trả dần các khoản nợ quốc tế và nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu cho sự phát triển.
Ngoài lượng vàng trong nước là 40 tấn vàng của VNCH, Việt Nam Cộng Hòa trên, còn có nguồn thứ hai ở ngoài nước là 5,7 tấn vàng do Việt Nam cộng hòa ký gửi ở Thụy Sĩ. Theo ông Ba Châu, số vàng dự trữ này vô cùng quý giá với tình hình của đất nước lúc bấy giờ. Nó cần được bán ra để giải quyết các khó khăn cấp bách.
Đầu tiên, ông Dễ và các cán bộ nghiệp vụ của Vietcombank tiến hành đàm phán với Bank fur Internationnalen Zahlung Sausgleih, ngân hàng Thụy Sĩ đang giữ 5,7 tấn vàng của Việt Nam gửi. Công việc hơi tốn thời gian và đòi hỏi nhiều chi tiết, nhưng cuối cùng cũng hoàn tất vì trước đó Việt Nam đã chứng minh quyền thừa kế hợp pháp ở các tổ chức tài chính quốc tế. Sau đó, họ làm việc với ngân hàng quốc gia Tiệp Khắc đề nghị tiếp nhận số vàng Việt Nam chuyển đến từ Thụy Sĩ. Theo ông Dễ, sở dĩ 5,7 tấn vàng từ Thụy Sĩ không được bán ở thị trường quen thuộc Liên Xô vì đã bán ở quốc gia này 40 tấn vàng rồi.
Giai đoạn đàm phán với Tiệp Khắc diễn ra nhanh gọn hơn nhiều, vì Tiệp Khắc đã có mối quan hệ từ lâu với chính phủ Hà Nội và viện trợ cho Việt Nam rất nhiều trong chiến tranh. Các thủ tục chuyển giao quốc tế hoàn tất và 5,7 tấn vàng được đưa về ngân hàng quốc gia Tiệp Khắc an toàn. Số vàng này được Việt Nam nhờ Tiệp Khắc bán để lấy ngoại tệ.
Riêng hơn 93 triệu USD bị Mỹ phong tỏa cũng được thu hồi sau khi Mỹ bãi bỏ chính sách cấm vận với Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank, Việt Nam không chỉ thu hồi được tất cả số tiền gốc ngoại tệ ký gửi ở nước ngoài mà còn lấy được cả lãi với tổng số lên đến gần 396 triệu USD.
nguồn :
http s://tuoitre. vn/ngan-hang-thu-hoi-57-tan-vang-tu-thuy-si-1306764.htm
http s://tuoitre. vn/thuong-vu-dac-biet-ban-vang-731957.htm
http s://kenh14. vn/mang-40-tan-vang-qua-lien-xo-the-chap-thuong-vu-cuu-nen-kinh-te-sau-giai-phong-215250429073836249.chn
http s://cafef. vn/mang-40-tan-vang-qua-lien-xo-the-chap-thuong-vu-cuu-nen-kinh-te-sau-giai-phong-188250429110932976.chn
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.