Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P30

16

Tài liệu nghiên cứu về chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam : “Khi đồng minh tháo chạy” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung – Phần 30

Bãi cát sa lầy

Ngày 16 tháng Tám, trong buổ i họp cuối cùng với các Tướng lãnh Việt Nam trước khi về nước, Tướng Murray lưu ý họ nên suy nghĩ cho kỹ về tình hình tiếp liệu khó khăn trong những tháng cuối năm 1974 và sang năm 1975. Ông khuyên họ nên thu gọn tuyến phòng thủ lại, tập trung quân đội và đạn dược để phòng thủ vùng đông dân cư dọc bờ biển.

Về tới Ngũ Giác Đài, ông nộp tường trình về tình hình Việt Nam từ cuối 1972 (tức là trước Hiệp Định Paris) tới lúc ông rời Sài Gòn. Trong bả n ‘’Phúc trình về Việt Nam, từ 12 tháng 1.1972 tới 21 tháng Tám 1974’’, dài gần 250 trang, ông phân tích chi tiết tình hình quân nhu, quân cụ, đạn dược của tất cả các quân, binh chủng. Đưa ra đầy đủ số liệu, ông chứng minh tình trạng tiếp vận kiệt quệ thảm thương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. So sánh nó với khả năng của quân lực Bắc Việt đang hoạt động tại Miền Nam, thì quả là một trời một vực.

‘’Tôi chắc chắn rằng điều tốt nhất mà một Tướng lãnh có thể làm được khi về hưu là nộp lại (cho Bộ Quốc Phòng) cái đầu lưỡi của mình cùng với bộ quân phục, rồi sau đó thì xếp những ý kiến của mình vào một xó nhà’’. 

Murray trích dẫn lời của vị Tướng nổi danh Omar Bradley (1959) để bắt đầu bản Phúc Trình. Ông hết sức chỉ trích Quốc Hội đã cắt viện trợ và thẳng thắn phê bình những rắc rối khó khăn do chính Bộ Quốc Phòng Mỹ gây ra. Nó đã gây ra cho Miền Nam và cho chính ông một sự bất ổn, không xác định được mức viện trợ từ tháng này qua tháng khác, cơ cấu viện trợ ràng buộc đi kèm theo viện trợ, đặc biệt là tài khóa 1974 và 1975. Tình trạng này gây bế tắc khó khăn về phương diện tiếp liệu, không biết thế nào mà đặt kế hoạ ch cho chiến trường, như là người mù chơi trò tháu cáy trên một sân mìn, đó là tình huống của tài khóa 1974. Và còn tiếp tục vào tài khoản 1975, Tướng Murray viết trong tập Phúc Trình . Cũng như Đại Sứ Martin, Murray nêu ảnh hưởng nặng nề của việc Bộ Quốc Phòng khấu trừ trong tài khóa 1975 những số tiền đã tiêu vào tài khóa 1974, làm gián đoạn dòng tiếp liệu, rồi còn bao nhiêu tái thẩm định về giá cả vật liệu, nào tính thêm tiền, rồi trừ vào viện trợ, nào bàn định cắt giảm viện trợ, hết mức này tới mức khác.

Đã vậy khoảng thời gian tiếp vận từ lúc đặt hàng, vận chuyển qua đại dương, tới lúc cập bến phải tối thiểu là 120 ngày. Ấy là nếu Bộ Quốc Phòng hợp tác mau lẹ. Nếu không, thì lại phải cộng thêm vào đó thời gian ch ậm trễ trong việc đáp ứng yêu cầu đặt hàng (back order). Vì thiếu sự phản ứng cấp thời của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, hậu quả là cuối năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu tình trạng ‘’tiền’’. Trong trường hợp khẩn cấp, dù còn tiền nhưng cũng chỉ là tiền chết. Murray đi tới kết luận:

‘’Một quân đội không thể đương đầu với đối phương được lâu nếu nó phải đứng trên bãi cát sa lầy (quick sand)’’ .

Một buổi tối sau một ngày dài làm việc vào đầu Hè 1974, ông Thiệu biểu lộ tâm tư:

‘’Thật khó mà tin được. Thoạt tiên ở Midway (họp với Nixon năm 1969), họ nói với tôi là Mỹ sẽ rút vài ngàn quân, nhưng còn duy trì nửa triệu quân chiến đấu ở Việt Nam, sau đó, họ rút thêm quân, và nói sẽ trang bị cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa để đền bù sự triệt thoái này. Đến năm 1972, khi triệt thoái tiến nhanh hơn, họ nói với tôi ‘’Đừng có lo, chúng tôi sẽ đóng lại một lực lượng nhỏ’’ (residual force) là Mỹ sẽ tăng cường yểm trợ bằng không lực. Đến khi họ rút lui toàn bộ, cả Lục Quân lẫn Không Quân, họ hứa sẽ tăng viện trợ và tiếp tục duy trì sự có mặt của Đệ Thất Hạm Đội cùng các Căn Cứ Không Quân ở Thái Lan để yểm trợ khi cần. Bây giờ, anh nói với tôi viện trợ Mỹ bị cắt 60 phần trăm. Vậy ta còn gì nữa?’’

Tình hình viện trợ thì như vậy, nhưng như đã trình bày ở trên đây, đang lúc Việt Nam Cộng Hòa lo lắng, thì khi vừa lúc đi lên chức Tổng Thống thay ông Nixon, ông Gerald Ford lại vội vàng trấn an ông Thiệu (ngày mồng 10 tháng Tám)

‘’… Tôi biết rằng Ngài đang lo ngại…nhưng tôi muốn nói để Ngài yên tâm rằng, cuối cùng viện trợ sẽ được đầy đủ cả quân sự lẫn kinh tế’’.

Phản lực cơ F-5E

Khi nghe ông Thiệu kể về những cam kết của Hoa Kỳ theo những giai đoạn trong tiến trình rút quân khỏi Miền Nam, chúng tôi thấy ông căng thẳng quá, nhưng cũng không biết nói gì hơn. Tuy nhiên tôi nhớ ra còn 75 chiếc phi cơ F-5E nằm trong ngân khoản cũ như ông Marbod đã cho hay, nhưng chưa biết bao giờ mới giao cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông Thiệu ngạc nhiên về sự không chắc chắn này. Tôi đề nghị, và ông chấp thuận xúc tiến ngay việc này.

Trở lại Washington cuối tháng Bảy, 1974 theo dõi tình hình viện trợ và làm việc với cơ quan USAID để xin thêm ngân khoản nhập cảng và tái thiết, chúng tôi tới Thủ Đô Hoa Kỳ giữa lúc chiến dịch buộc tội Nixon đang sôi nổi. Trời Washington nóng đến bốc hơi không kém gì ở Sài Gòn. Ở Ngũ Giác Đài không khí làm việc khác hẳn với những lần trước tôi tới.

Dấu hiệu phức tạp hiện ra khá rõ ràng. Vụ Watergate đang chiếm hết thời giờ Quốc Hội, còn đâu mà bàn đến viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngân khoản viện trợ tạm thời phải dựa vào mức độ ngân sách của tài khóa năm trước, theo một thủ tục là ‘’giải pháp tiếp nối’’ (Continuing Resolution) vì vậy không có gì chắc chắn cả. Trước khi về Sài Gòn, tôi đến gặp Von Marbod về vụ 75 phi cơ F-5E. Ông giải thích là tiền còn trong ngân sách, nhưng hãng Northrop (ngày nay là Northrop Grumman) cần có thời gian sản xuất; sau đó các bộ phận sẽ được lắp ráp ở Phillippines rồi mới giao cho Sài Gòn. ‘’Cả Đài Loan và Iran đều xin F-5E. Họ có thể được ưu tiên hơn Việt Nam Cộng Hòa’’.

Ông cho biết ngoài ra lại còn khó khăn vì những giới hạn ‘’một-đổi-một’’ của Hiệp Định Paris. Máy bay F-5E (còn gọi là Tiger 2) được ra mắt tại Hawthorn, California tháng Tám 1972. Nó tối tân hơn loại F-5 (còn gọi là ‘’Freedom Fighter’’) hiện có của Việt Nam Cộng Hòa: Có khả năng thao diễn cao hơn, tầm bay dài hơn, cất cánh nhanh hơn, tốc độ nhanh hơn và sức chở nhiều hơn. Tôi nhờ Marbod giúp để gặp ông Thomas Jones, Chủ Tịch hãng sản xuất máy bay Northrop. Marbod sắp xếp và đưa tôi tới hãng Northrop ở Century City, gần Los Angeles. Sau khi nghe giải thích rằng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị tổn thất nặng nề vì thiếu không lực yểm trợ, ông Jones cho biết ‘’Northrop sản xuất máy bay đúng hạn kỳ nhưng vì có nhiều khách hàng, chúng tôi đã phải xét lại nhu cầu của các ông’’. Theo như lời cố vấn của Marbod, tôi cố thuyết phục ông giao cho Việt Nam Cộng Hòa ba phi đoàn (36 chiếc) trước Giáng Sinh 1974.

‘’Tại sao các ông cần trước Giáng Sinh?’’ ông Jones thắc mắc. ‘’Chúng tôi ước đoán năm 1975 sẽ là năm gay go nên chúng tôi cần phương tiện chiến đấu’’. Marbod dặn nên nói với ông ta rằng nếu cần, Tổng Thống Thiệu sẽ yêu cầu Bộ Quốc Phòng Mỹ thanh toán sớm cho Northrop. Ông Jones tỏ vẻ thoải mái và hứa: ‘’Tôi sẽ cố gắng giúp ông và quốc gia của ông’’. Cuối năm đó, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được một số F-5E thay thế máy bay F-5 cũ.

Ông Jones gởi về biếu Tổng Thống Thiệu một chiếc F-5E mẫu bằng plastic. Ông Thiệu rất thích chiếc máy bay mẫu và để nó ngay đằng sau bàn họp trong Phòng Tình Hình, cạnh chiếc điện thoại khẩn cấp đằng sau ghế ông (xem hình họp với phái đoàn Weyand).

Hết Phần 29 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P29

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P31

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex