Hiệp định Paris 1973 – nghệ thuật ‘vừa đánh vừa đàm’
Kéo dài suốt 5 năm với gần 250 cuộc họp và gặp riêng, Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 là đỉnh cao nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam và trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội bằng B52, ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Kéo dài suốt 5 năm với gần 250 cuộc họp và gặp riêng, Hội nghị Paris là đỉnh cao nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm” của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cuộc nổi dậy dịp Tết mậu Thân năm 1968 khiến nước Mỹ choáng váng, phong trào phản chiến diễn ra khắp nơi đặc biệt diễn ra ngay cả ở lòng nước Mỹ. Năm 1969, Nixon công bố chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và bắt đầu rút dần quân Mỹ về nước, chiến tranh bắt đầu lan ra cả ở ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Đến năm 1972, cuộc tấn công “Mùa Hè Đỏ Lửa” cho thấy kết quả của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã cho kết quả không như ý muốn của Mỹ khi sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn hết sức kém cõi và chỉ có thể trụ vững nhờ hỏa lực yểm trợ của Mỹ chứ không còn đủ sức mở các chiến dịch tấn công như những năm trước. Năm 1972 kết thúc với chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội đã đánh đổ tượng đài “Pháo đài bay B-52” đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Hiệp Định Paris trên thế thua
Thắng lợi của cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris với Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết đã buộc Mỹ chấm dứt ném bom ở miền Bắc, và phải rút hoàn toàn quân xâm lược Mỹ và đồng minh ra khỏi nước Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự trên đất nước Việt Nam. Mỹ và chính quyền Sài Gòn công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các bên công nhận thực tế ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị, mở đường cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài suốt 30 năm của dân tộc Việt Nam