Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh năm 1968

1 3,411

Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh là một trong những trận đánh dữ dội nhất của quân Giải Phóng Việt Nam và quân đội Mỹ trong năm 1968

Trận Khe Sanh kéo dài 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968 diễn ra ở thị trấn Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị

Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là Đại tá Lownds (TQLC Hoa Kỳ), gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và sau đó nhận thêm Tiểu đoàn 37 Biệt động quân – Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6.680 người vào cuối tháng giêng.

Năm 1962, Mỹ đã xây dựng 1 số căn cứ ở gần biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia do lực lượng đặc biệt Mũ Nồi Xanh – Green Beret đảm nhiệm nhằm tiến hành các đợt thám thính, trinh sát vào con đường mòn Hồ Chí Minh. Đến năm 1965, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara đã quyết định xây dựng hàng rào Robert McNamara nhằm chống lại sự xâm nhập của Bắc Việt vào miền Nam và lấy Khe Sanh làm trung tâm của hệ thống

Bản đồ trận Khe Sanh năm 1968 - Battle of Khe Sanh map
Bản đồ trận Khe Sanh năm 1968 – Battle of Khe Sanh map

Kế hoạch của tướng William Westmoreland – tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam khi đó là lấy Khe Sanh làm mồi nhử quân Giải Phóng tiến lên để quân đội Mỹ có thể tận dụng ưu thế về hỏa lực để tiêu diệt.  Đây là kế hoạch đầy tham vọng và nổi lo ám ảnh về trận Điện Biên Phủ đến nổi Tổng thống Johnson đã ra lệnh cho đắp sa bàn Khe Sanh ở Nhà trắng và hằng ngày nghe báo cáo về chiến sự ở đây. Các tướng lệnh Mỹ còn chuẩn bị lực lượng máy bay B52 để ưu tiên đánh phá ở khu vực này với mật danh “Niagara”

Quân đội Giải Phóng Việt Nam đã sử dụng mặt trận Khe Sanh trong chiến địch đường 9 – Khe Sanh nhằm thu hút lực lượng quân Mỹ về đây để kết hợp các địa phương khác nổi dậy trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968. Quân giải phóng tham dự trận Khe Sanh có sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325, Trung đoàn 270 và các đơn vị địa phương

Trong trận Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 26, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy tiền phương số 3 (Forward Operating Base 3) của Lục quân Hoa Kỳ với quân số 5.880 lính, 1 tiểu đoàn pháo 155 mm, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội chống tăng, Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng cộng 6.680 lính

Ngày 20 tháng 1 năm 1968, trung úy La Thanh Ton của Đại đội 124 phòng không thuộc sư đoàn 325 quân Giải Phóng đầu hàng quân Mỹ và tiết lộ kế hoạch tấn công Khe Sanh. Toàn căn cứ được báo động

Lúc 0h ngày 21 tháng 1, pháo binh của quân Giải Phóng bắn phá dữ dội toàn khu vực và bắn trúng nơi dữ trự đạn pháo của quân đội Mỹ khiến toàn kho đạn nổ tung. Chiến dịch Niagara được khởi động, máy bay B52 lần lượt bay đến dội bom các tọa độ đã định trước, pháo binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phản pháo dữ dội. Đồng thời cuộc tấn công bằng pháo, quân giải phóng đã tấn công Làng Khe Sanh cách căn cứ Khe Sanh 3km về hướng Nam được phòng thủ bởi 150 dân vệ và 15 lính Mỹ. Máy bay Mỹ đến ném bom yểm trợ, quân Giải phóng rút lui và những người sống sót đã được di tản về căn cứ Khe Sanh.

Máy bay B52 ném bom trong chiến dịch Niagara trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - Operation Niagara with B-52 in Battle of Khe Sanh map in Viet Nam war
Máy bay B52 ném bom trong chiến dịch Niagara trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – Operation Niagara with B-52 in Battle of Khe Sanh map in Viet Nam war

Ngày 23 tháng 1, quân Giải Phóng tấn công tiểu đoàn Laotian Battalion BV-33, đóng ở Ban Houei Sane bằng lực lượng 3 tiểu đoàn kết hợp 7 xe tăng. Đây là lần đầu tiên quân Giải Phóng Việt Nam sử dụng xe tăng trong chiến tranh Việt Nam. Căn cứ bị tràn ngập, những người còn lại rút về Làng Vei

Căn cứ Khe Sanh được tăng cường tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 9 TQLC và tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Máy bay Mỹ gấp rút chuyển 130 tấn đạn pháo chi viện cho căn cứ. Đường băng của sân bay được sửa chữa lại. Toàn bộ lực lượng hiện có của căn cứ Khe Sanh đã đạt đến 6.000 người và được phân bổ ở 7 vị trí phòng thủ ở các ngọn đồi xung quanh. Pháo binh 130mm, 153mm, hỏa tiễn 122mm của quân Giải Phóng vẫn liên tục nã đạn vào các đồi 861 Nam, đồi 881 và căn cứ Khe Sanh. Các cảm biến thuộc hệ thống Operation Muscle Shoals (sau này đổi tên Igloo White) ghi nhận những hoạt động gia tăng của quân giải phóng Việt Nam dọc đường mòn Hồ Chí Minh và thung lũng Khe Sanh. Mỗi ngày căn cứ Khe Sanh đón nhận 150-300 quả đạn pháo các loại từ quân Giải Phóng. Các máy bay oanh tạc Mỹ đặc biệt là các máy bay B-52 thuộc chương trình Niagara hoạt động liên tục. Cứ trung bình 90 phút lại có 1 tốp 3 máy bay B-52 đến ném bom chung quanh căn cứ Khe Sanh. 

Ngày 30 tháng 1, quân giải phóng tấn công khắp nơi ở miền Nam trong đợt tổng Nổi dậy năm Mậu Thân 1968. Và trong ngày này, các cảm biến đã nhận thấy sự tập trung quân lớn lao phía Tây của căn cứ và B-52 đã dội bom xuống khu vực này 2 lần. Kết quả là cả khu vực rộng lớn đều bị san bằng.

Ngày 5 tháng 2, các cảm biến phát hiện quân Giải Phóng đang tập trung nhằm chuẩn bị tấn công đồi 881 Nam, các máy bay oanh tạc của không quân Mỹ đã dội bom dữ dội. Nhưng lính Mỹ đã không phát hiện được 1 tiểu đoàn của quân giải phóng đã tập trung và tấn công đồi 861A, nơi đây có đại đội E thuộc tiểu đoàn 2 phòng ngự và đã đánh trả 2 đợt tấn công của quân Giải Phóng và giữ vững ngọn đồi

Lính Mỹ ở đồi 881 Nam trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - Hill 881 South in Battle of Khe Sanh in Viet Nam war
Lính Mỹ ở đồi 881 Nam trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – Hill 881 South in Battle of Khe Sanh in Viet Nam war

Ngày 6 tháng 2, quân Giải Phóng bắt đầu pháo kích vào làng Vei. Ngày 7 tháng 2, quân Giải Phóng tấn công làng Vei với lực lượng thuộc trung đoàn 66 và trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 304 được 12 xe tăng PT-76 thuộc trung đoàn 203 thiết giáp mở đường. Làng Vây bị nguy ngập nhưng chỉ huy căn cứ Khe Sanh là đại tá Lownds đã từ chối gửi lực lượng đến cứu làng Vei do sợ bi phục kích dọc đường. Tướng Westmoreland và tướng Cushman chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Vùng 3 chiến thuật đồng ý với quyết định của đại tá Lownds. Điều này khiến trung tá Jonathan Ladd – chỉ huy trưởng đội 5 lực lượng đặc biệt – 5th Special Forces Group không hài lòng. Ông nói : “Thật ngạc nhiên về lực lượng Thủy Quân Lục Chiến, những người tự hào không bao giờ bỏ đồng đội ở lại phía sau lại sẵn lòng dứt bỏ lực lượng Mũ nồi Xanh đơn giản chỉ bằng cách để làng Vei sụp đổ”

Sau cùng Westmoreland cũng ra lệnh cho Cushman tổ chức giải nguy Làng Vei, trong tổng số 500 người lính phòng thủ Làng Vei, 200 người bị giết hoặc mất tích, 75 bị thương, với 24 người Mỹ, 10 bị giết, 11 bị thương. Cuộc giải cứu đã thành công với toàn bộ binh lính, người thân, dân chúng gần 6.000 người đã về đến căn cứ Khe Sanh

Căn cứ Khe Sanh lúc đầu cần 60 tấn hàng tiếp tế mỗi ngày, giờ đây khi trận chiến gia tăng, cần đến 185 tấn hàng mỗi ngày. Tất cả đều phải dựa vào đường hàng không do đường 9 đã bị chia cắt. Phi đạo liên tục bị bắn phá và hệ thống phòng không dày đặc của quân Giải Phóng nên các máy bay không thể đáp xuống dễ dàng . Thời tiết tháng 3 với mây mù thấp khiến máy bay không thể thả hàng tiếp tế bằng dù chính xác. Tất cả đều dựa vào khả năng tiếp tế của máy bay vận tải C-130 Hercule. Mỗi lần thấy các máy bay vận tải bay đến là quân Giải Phóng Việt Nam lại tập trung pháo kích vào đường băng sân bay. Ngày 11 tháng 2, quân giải phóng đã pháo kích và phá hủy 1 chiếc C-130 Hercule trên đường băng. Quân Mỹ đành chuyển sang dùng những chiếc máy bay vận tải nhỏ hơn như C-123 Provider hoặc trực thăng, tuy nhiên thiếu những chuyến hàng từ máy bay vận tải cỡ lớn như C-130, căn cứ Khe Sanh không đủ sức tồn tại và trận Khe Sanh sẽ gần như chấm dứt đối với lính Mỹ

Máy bay vận tải C-130 Hercule trên sân bay bị pháo kích trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - C-130 Hercule on Khe Sanh air strip in Battle of Khe Sanh in Viet Nam war
Máy bay vận tải C-130 Hercule trên sân bay bị pháo kích trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – C-130 Hercule on Khe Sanh air strip in Battle of Khe Sanh in Viet Nam war

Trước tình hình đó, Không quân Mỹ đã phát triển kỹ thuật LAPAS nghĩa là bung dù tầm thấp, máy bay C-130 Hercule sẽ bay cực thấp gần như lướt trên mặt đường băng và bung các dù chuyển hàng ra hoặc các kiện hàng sẽ được móc bám vào các dây chằng trên đường băng. Điều này giúp tiếp tế cho căn cứ được tạm thời duy trì

Căn cứ chính được duy trì tiếp tế nhưng việc tiếp tế cho các ngọn đồi phòng thủ ở xa càng nguy hiểm hơn, súng phòng không bắn lên cực rát nên các máy bay trực thăng mỗi khi tiếp tế cho các ngọn đồi là mỗi lần đối mặt nguy hiểm khi súng máy và súng phòng không liên tục bắn vào các trực thăng và khi trực thăng đáp xuống là pháo và súng cối liên tục bắn vào đồi và nhiều trực thăng đã bị phá hủy. Trong khi lực lượng Mỹ đóng quân ở các ngọn đồi chiếm đến 1/5 quân số và do đóng xung quanh căn cứ chính và liên tục chạm súng với quân giải phóng nên mỗi ngày đều có thương vong. Nếu các ngọn đồi không được tiếp tế, quân Mỹ phòng ngự trên đồi sẽ không thể trụ vững và nếu mất các ngọn đồi thì căn cứ Khe Sanh sẽ sụp đổ nhanh chóng.

Việc tiếp tế cho các ngọn đồi chỉ có thể được thực hiện nếu không quân Mỹ có thể áp chế súng phòng không và các trận địa pháo cối của quân Giải Phóng xung quang các ngọn đồi. Quân Mỹ đã tổ chức chiến dịch Operation Super Gaggle – “Chiến dịch đàn ngỗng” mới có thể tiếp tế thành công. Chiến dịch huy động 12 chiếc A-4 Sky Hawk kết hợp 4 trực thăng vũ trang Huey và 16 chiếc trực thăng vận tải cùng 1 máy bay chỉ huy cùng phối hợp đồng thời và cực nhanh trong việc tiếp tế. Đầu tiên 4 chiếc A-4 Sky Hawk sẽ bay đến và dội bom vào vị phí quân Giải Phóng, tiếp theo là 2 chiếc A-4 thả hơi cay, đến 2 chiếc A-4 thả bom dọc 2 hành lang . Sau 30 giây là 16 trực thăng vận tải ào đến thả tiếp tế xuống các ngọn đồi và di tản thương binh. Tất cả được 4 trực thăng vũ trang Huey bắn yểm trợ ở tầm thấp kết hợp 4 chiếc A-4 mang tên lửa và Roket bắn yểm trợ cận sườn. Tất cả diễn ra trong thời gian chưa đến 5 phút và đã thành công tốt đẹp

Chiến dịch Đàn Ngỗng tiếp tế các ngọn đồi trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - Operation Super Gaggle for hills in battle of Khe Sanh in Viet Nam war
Chiến dịch Đàn Ngỗng tiếp tế các ngọn đồi trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – Operation Super Gaggle for hills in battle of Khe Sanh in Viet Nam war

Ngày 23 tháng 2, trận Khe Sanh quay về cổ điển khi quân Giải Phóng tiến hành pháo kích dữ dội vào căn cứ và bắt đầu đào các chiến hào để tiếp cận căn cứ Khe Sanh. Trước đây, máy bay B-52 bị giới hạn ném bom cách căn cứ ít nhất 3.5Km. Từ ngày 27 tháng 2, giới hạn này bị gỡ bỏ và lần đầu tiên, máy bay B-52 ném bom chỉ cách căn cứ Khe Sanh 400m. Vào cuối tháng 2, trung đoàn 66 thuộc sư đoàn 304 quân Giải Phóng tổ chức tấn công vào vị trí phía Nam căn cứ do tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân phụ trách. Pháo binh Mỹ đã bắn theo hình hộp dọc 2 bên đường tấn công của quân Giải Phóng, sau đó bắn ngăn chận đường rút lui, và bắn dần vào giữa trong khi máy bay ném bom B52 thả bom vào giữa đội hình và đẩy đối phương phải tiến về phía trước nơi có tiểu đoàn 37 với súng máy và tiểu liên đã chờ sẵn.

Vào đầu tháng 3, lính Mỹ phải liên tục tung quân ra tiến hành trinh sát gần căn cứ và để phá các chiến hào của quân Giải Phóng và liên tiếp những cuộc chạm súng trong những cuộc hành quân trinh sát

Lính Mỹ dò tìm chiến hào quân Giải Phóng trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - Battle of Khe Sanh in Viet Nam war
Lính Mỹ dò tìm chiến hào quân Giải Phóng trận Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – Battle of Khe Sanh in Viet Nam war

Vào ngày 1 tháng 4, thời tiết trở nên tốt hơn thuận lợi cho các cuộc không kích, Quân đội Mỹ tổ chức chiến dịch Phi Mã – Ngựa Bay – Operation Pegasus với sư đoàn 1 không vận để đánh thông đường 9 để giải vây cho căn cứ Khe Sanh. Lúc này ở Khe Sanh, lính Mỹ đã có thể bắt đầu đi tuần tra cách xa căn cứ hơn. Ngày 3 tháng 4, quân Mỹ chiếm lại đồi 471 cách căn cứ Khe Sanh 3.5Km về hướng Tây. Đến ngày 15 tháng 9, chiến dịch Pegasus chấm dứt khi binh lính Thủy Quân Lục Chiến ở căn cứ đã tiếp xúc được với sư đoàn 1 không vận hành quân trên đường 9. Trận Khe Sanh kết thúc đối với quân Mỹ sau 77 ngày bị bao vây

Trong chiến dịch Ngựa bay , quân Mỹ tổn thất 59 chết và 5 mất tích. Trong trận Khe Sanh, thủy quân lục chiến Mỹ tổn thất 205 chết ở căn cứ và 200 chết trong các trận chiến ở các quả đồi và hơn 500 bị thương. 33 lính Việt Nam Cộng Hòa chết và 187 bị thương. Quân Giải Phóng Việt Nam tổn thất 5.000-10.000 người

1 Comment
  1. Bến xưa

    […] máy bay Mỹ, nhất là B52 đã thả hàng ngàn tấn bom xuống hành lang, vòng đai Khe Sanh. http://chientruongvietnam.com/2017/09/29/tran-khe-sanh-battle-khe-sanh-nam-1968 Những lượng bom khổng lồ này thật sự giết chết hàng ngàn chiến binh của cả hai bên […]

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex