Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam – McNamara Line in Vietnam war
Hàng rào điện tử McNamara – McNamara Line là chiến thuật được quân đội Mỹ áp dụng để ngăn chận sự xâp nhập và tiếp tế của Miền Bắc vào Miền Nam và Lào trong chiến tranh Việt Nam
Hàng rào điện tử McNamara do bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ là Robert McNamara trực tiếp chỉ huy xây dựng là hệ thống các căn cứ quân sự, căn cứ hỏa lực như Đông Hà, Cồn Thiên, Camp Caroll, Rock Pile, Ca Lu, … dọc khu phi quân sự DMZ sát sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 với trung tâm hàng rào là Khe Sanh được trấn giữ bởi các tiểu đoàn lính Mỹ với pháo hạng nặng 175mm và trang bị bởi hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn…) kết hợp các thiết bị cảm biến, trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn…), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10–20 km, dài khoảng 100 km dọc theo vĩ tuyên17 từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn 2 tỉ Usd (~ 12 tỷ USD theo thời giá 2015)
Trong khu vực hàng rào McNamara, quân đội Mỹ rải nhiều các máy cảm biến như :
SID (Seismic Intrusion Detector) : Máy cảm biến địa chấn còn gọi là máy phát hiện địa chấn – được dùng để truy tìm sự xâm nhập bằng đường bộ dựa trên rung chấn phát sinh khi người đi, xe chạy, … điển hình nhất là “cây nhiệt đới” – ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector . Đây là thiết bị được thả từ máy bay, gồm có đầu nhọn sẽ cắm vào mặt đất, phía trên là Antena phát tín hiệu, khi phát hiện rung chấn từ mặt đất, Antena sẽ phát tín hiệu về bộ trung tâm chỉ huy. Thiết bị này có khả năng phát hiện xe trong cự ly 1.000m và phát hiện người trong cự ly 400m
SPIKE BUOY: Cảm ứng âm thanh do máy bay thả xuống đất, lẫn màu cây cỏ, có khả năng phát hiện âm thanh của chân người đi, xe chạy, người nói, chó sủa, gà gáy… được truyền tất cả về trung tâm.
ACOUSID : Acoustic Seismic Intrusion Detector : Có khả năng phát hiện rung chấn và có thể truyền âm thanh chung quanh về trung tâm chỉ huy. Băng tầng sử dụng là 162 MHz – 174 MHz . Mỹ đã sử dụng 31 kênh ở dãy tầng số này để phục vụ công tác dò tìm. Mỗi thiết bị sẽ sử dụng 27 mã nhận dạng tầng số để phân biệt lẫn nhau. Tổng cộng có 837 thiết bị (27×31 ) có thể được triển khai ngay lập tức để rải vào khu vực đã định nào đó
Cảm biến Amoniac : Có khả năng phát hiện mồ hôi người, mùi nước tiểu, …
Tất cả các thiết bị này đều được đội do thám Mỹ gọi là đội Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group (SOG) phụ trách sử dụng các máy bay OP-2 Neptunes hoặc VO-67 để rải các cảm biến.
Hàng rào điện tử McNamara hoạt động theo cơ chế sau : Các căn cứ quân sự sẽ thường xuyên tung các đội trinh sát để lùng sục, tìm kiếm, phá hủy và khống chế các đường mòn Hồ Chí MinhKhi các cảm biến phát hiện sự thâm nhập, các tín hiệu sẽ truyền lên máy bay do thám EC-121R thuộc không đội do dám 553- Air Force’s 553rd Reconnaissance Wing, có căn cứ ở Korat Royal Thai Air Force Base, Thái Lan. Máy bay EC-121R sẽ tiếp tục gửi tín hiệu qua tầng số 2200 to 2300 MHz đến trung tâm xử lý là Trung Tâm Giám Sát Thâm Nhập – Infiltration Surveillance Center (ISC) đặt ở Nakhon Phanom, Thái Lan xử lý và phân tích. Nơi đây được trang bị 2 siêu máy tính IBM 360/40 (sau này là 2 máy 360/65). Sau khi phân tích dữ liệu, tính toán thời gian trễ, tọa độ của các cảm biến, … Trung tâm sẽ chuyển lệnh tấn công đến Trung Tâm Điều Hành và Chỉ Huy Chiến Trường – airborne battlefield command and control center (ABCCC), trung tâm này sẽ dữ liệu cho các máy bay Kiểm Soát Tiền tuyến Trên Không – forward air control aircraft (FAC) và cử máy bay tấn công đi tấn công mục tiêu, các máy bay tấn công sẽ được các máy bay FAC hướng dẫn từ trên không để tấn công chính xác mục tiêu đã định
Đến năm 1968, việc căn cứ Khe Sanh bị tấn công và sau đó phải bỏ căn cứ khiến việc xây dựng Hàng rào điện tử McNamara bị dừng lại và bị huỷ bỏ kể từ ngày 29 tháng 10 năm 1968 và thay thế bằng Chiến dịch Igloo White – Operation Igloo White cũng dựa trên việc sử dụng các thiết đã được tiến hành nhưng ở mức độ tinh vi hơn