Chất độc da cam Dioxin trong chiến tranh Việt Nam – Agent Orange in Vietnam war
Dioxin còn gọi là chất độc da cam – tác nhân cam là chất độc nằm trong thuốc diệt cỏ và thuốc làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng với lượng rất lớn trong chiến tranh Việt Nam – Agent Orange in Vietnam war
Dioxin là tên gọi chung của các nhóm chất hóa học tồn tại lâu dài trong cơ thể người và động vật và là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất các hóa chất như công nghiệp giấy, thuốc trừ sâu, thuốc rụng lá cây, thuốc diệt cỏ, …, trong đó nhóm TDCC có công thức hóa học là 2,3,7,8-TC DD – 2,3,7,8 Tetrachlorodibenzo-p-dioxin là độc nhất
Còn chất độc da cam – tác nhân cam – tác nhân da cam – Agent Orange là thuốc diệt cỏ, thuốc làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều trước đây ở Việt Nam mà hàm lượng chất Dioxin nhóm TCDD có rất nhiều. Chất độc da cam thực ra là một chất lỏng trong suốt, nó được gọi là “chất da cam” vì những thùng phuy dùng để vận chuyển nó được vẽ các sọc có màu da cam. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất diệt cỏ được dùng trong thời kỳ này: “chất xanh” (Agent Blue, cacodylic acid), “chất trắng” (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), “chất tím” (Agent Purple) và “chất hồng” (Agent Pink).
Năm 1997, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã đưa chất 2,3,7,8-TC DD vào danh mục chất gây ung thư và đến 2003 tiếp tục cảnh báo rằng, một lượng chất cực nhỏ cũng có thể gây ung thư
Ngoài ung thư, 2,3,7,8-TC DD còn gây các bệnh về bệnh đái tháo đường, thiểu năng sinh dục, thoái hóa trứng ở nữ giới. Nguy hiểm hơn là 2,3,7,8-TCDD là gây biến dạng ADN từ đó gây dị tật thai nhi ở người và động vật và bệnh về di truyền và ảnh hưởng nặng nề ở thế hệ con cháu
Nghiên cứu sử dụng 13 khảo sát ở những cựu binh Việt Nam (những người phơi nhiễm lâu và nặng nhất) và 9 khảo sát ở cựu binh nước ngoài. Các kết luận rút ra như sau
- Sự tranh cãi về mối liên quan giữa chất độc da cam (hay dioxin) và dị tật bẩm sinh là do dữ liệu của các khảo sát không phù hợp với nhau (có sự khác biệt đáng kể về thời gian, lượng phơi nhiễm của các ca nghiên cứu).
- Tổng hợp số liệu từ các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc của cha mẹ với dioxin và chất độc da cam làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và quái thai.
- Trong khi nguy cơ gia tăng quái thai hiện diện ở cả cựu binh Mỹ và cựu binh Việt Nam, các cựu binh Việt Nam có một sự gia tăng rõ rệt hơn do mức độ phơi nhiễm của họ cao hơn lính Mỹ (lính Mỹ chỉ ở Việt Nam khoảng 1 năm, ít khi đi vào rừng và họ chỉ ăn uống đồ hộp, trong khi lính Việt Nam ở trong rừng suốt nhiều năm và luôn sử dụng lương thực, nước uống lấy tại chỗ bị nhiễm dioxin).
Quân đội Mỹ đã sử dụng rất nhiều chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây hay Dioxin ở Việt Nam – Agent Orange in Vietnam war, nhằm tiêu diệt và hủy hoại các nơi trú ẩn, các căn cứ của quân Giải Phóng Việt Nam để từ đó không quân Mỹ dễ dàng phát hiện mục tiêu và oanh tạc. Năm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã bật đèn xanh cuộc chiến hóa học này, ban đầu được gọi là “operation Trail Dust” sau đổi thành “chiến dịch Ranch Hand”.
Quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất vào năm 1967 – 1968 thời điểm đỉnh cao trong các chiến dịch Tìm Diệt của quân đội Mỹ, sau đó giảm dần và dừng hẳn vào năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. 10% của chất này thì được dùng bằng tay, bằng xe thô sơ và thuyền ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và vùng ngâp mặn ven biển, 90% phun bằng máy bay C-123 và máy bay trực thăng. Theo lời các nạn nhân thường tham chiến, khi máy bay Mỹ thả chất độc, họ thường chỉ dùng miếng vải ướt che miệng và bịt mũi cho đỡ bị ngất xỉu chứ cũng chẳng biết làm gì hơn
Chất độc da cam ở Việt Nam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, New Zealand (quân đồng minh của Mỹ tại Việt Nam) mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Nhiều cựu binh Mỹ, Úc, Hàn Quốc đã khởi kiện và được bồi thường.
Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., bấy giờ mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. và là người chịu trách nhiệm triển khai chiến dịch rải hóa chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì bệnh ung thư, hậu quả của phơi nhiễm chất độc da cam thời tham chiến tại Việt Nam. Tác phẩm “Cha con tôi” dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11-1996, có đoạn viết:
“Tấn bi kịch của gia đình đô đốc Zumwalt là ở chỗ, chính người cha đã ra lệnh rải chất độc màu da cam lên các cánh rừng và các dòng sông ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi con trai ông làm nhiệm vụ tuần tra dọc các bờ sông. Mệnh lệnh của đô đốc không những tàn phá nhiều cánh rừng, làm ô nhiễm các dòng sông, gây đau khổ cho biết bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội, mà còn làm cho chính con trai và cháu nội ông cũng bị nhiễm chất độc màu da cam”.
Đô đốc Zumwalt, từ năm 1994 đã trở lại Việt Nam và đã kết hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mong muốn làm một điều gì đó bù đắp lại mất mát cho các nạn nhân của ông. Khi được hỏi cảm nghĩ, đô đốc Zumwalt nói: “Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là Chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp. Cũng thế, tại Mỹ, quan điểm của đoàn thể lớn nhất nước Mỹ là Hội Cựu binh Mỹ, là vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) chỉ là việc của 2.000 gia đình người Mỹ, còn nạn nhân chất độc dioxin là của 3 triệu người Mỹ.” Con trai ông, luật sư Jim với nhiều hoạt động yểm trợ tư vấn tố tụng quốc tế cho nhiều nhóm nạn nhân, đã giải thích:
“Năm 1984, 68.000 cựu binh Mỹ, Úc và New Zealand đã phát đơn kiện 11 công ty hóa chất Mỹ, nhưng các nhà tài phiệt chiến tranh rất quỷ quyệt, đã khôn khéo dàn xếp, chịu bồi thường một ngân khoản chung là 184 triệu USD, để nguyên đơn ký vào thỏa thuận, từ đấy không còn đi kiện nữa. Việc bồi thường này không nhắc gì tới nạn nhân Việt Nam và Hàn Quốc, đó là một điều phi lý và phi nhân”.
Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học từng phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ, người đã thiết kế các thùng chứa thuốc khai quang đặt trên trực thăng, và cũng là người viết báo cáo tổng kết về Chiến dịch Ranch Hand cho biết :
“Khi chúng tôi (các nhà khoa học quân sự) tiến hành chương trình về thuốc diệt cỏ trong những năm 1960, chúng tôi đã được cảnh báo về khả năng hủy hoại của thuốc diệt cỏ đã nhiễm dioxin. Thậm chí chúng tôi còn được cảnh báo rằng thuốc diệt cỏ theo công thức “quân đội” có nồng độ dioxin cao hơn các loại thuốc diệt cỏ “dân sự” vì giá thành thấp và thời gian sản xuất ngắn. Tuy nhiên, vì sản phẩm được sử dụng vào “đối phương” nên không ai trong chúng tôi tỏ ra quan tâm thái quá. Chúng tôi không bao giờ hình dung ra cảnh binh lính của mình cũng sẽ bị nhiễm độc. Và, nếu xảy ra tình huống này, chúng tôi mong chính phủ của chúng ta sẽ trợ giúp các cựu chiến binh bị phơi nhiễm.”
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tòa án cấp cao Seul đã buộc hai công ty hoá chất Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis, Missouri phải bồi thường 62 triệu USD phí chăm sóc sức khoẻ cho 6.800 người gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ.
Các đợt phun thuốc với chất độc da cam khiến nhiều vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng lượng Dioxin vào khoảng 370Kg. Cần lưu ý rằng một nghiên cứu năm 2002 của trường đại học Colombia đã tính rằng chỉ 80 gram Dioxin pha vào nước uống sẽ giết sạch người dân của cả 1 thành phố với 8 triệu dân. Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin – VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Tuy nhiên tòa án Mỹ đã bác bỏ đơn kiện
Ngày 7 tháng 4 năm 2005, phía Việt Nam tiếp tục khiếu kiện
Tháng 2 năm 2007, Tòa án Mỹ tiếp tục bán đơn kiện và phía Việt Nam tiếp tục khiếu kiện
Ngày 2 tháng 3 năm 2009, tòa án Mỹ từ chối mở lại phiên tòa xét xử
Đến nay, chính phủ Hoa Kỳ đến nay vẫn luôn chối bỏ trách nhiệm và cho rằng chưa đủ bằng chứng về mối liên hệ giữa các khuyết tật và thuốc diệt cỏ . Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Marine, vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh