Máy bay MIG-21 đối đầu B-52 trong Hà Nội 12 ngày đêm – MIG-21 fighter vs B-52 bomber
Đến nay, thông tin về những cuộc chạm trán khi máy bay MIG-21 đối đầu B-52 – MIG-21 fighter vs B-52 bomber không nhiều và thống kê cho thấy MIG-21 bắn rơi được 2 chiếc B52 trong Hà Nội 12 ngày đêm còn gọi là trận Điện Biên Phủ trên không
Trang bị vũ khí MIG-21
Mikoyan-Gurevich MiG-21 được NATO mệnh danh Fished là máy bay tiêm kích được hãng Mikoyan thiết kế còn động cơ do Gurevich sản xuất và là một trong những máy bay thành công nhất của Liên Xô
Năm 1965-1966, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam một số máy bay MIG-21 để thay thế những chiếc MIG-17, MIG-19 đã lỗi thời khi so sánh với đối thủ chính của Mỹ lúc này là những chiếc máy bay F-4 Phantom và được trang bị cho trung đoàn không quân 921
Lúc đầu, máy bay MIG-21 được trang bị 2 tên lửa K-13, về sau được trang bị 4 tên lửa và pháp 23mm. MIG-21 được thiết kế với mục tiêu đánh chặn nên ưu cho sự nhanh nhẹn, cơ động với tốc độ cao nhất 2.175-2.300 Km/h, trần bay 18.000-19.000m.
Các nghiên cứu của Mỹ cho thấy, khi hoạt động ở độ cao 6.000m trở lên, những chiếc máy bay F-4 Phantom nặng nề rất khó chống lại những chiếc MIG-21 nhanh nhẹn và cơ động bởi các chuyên gia quân sự Mỹ chế tạo những chiếc F-4 Phantom làm nhiệm vụ hộ tống tầm xa nên trang bị vũ khí mạnh và mang nặng rất khó đánh bạnh những chiếc MIG-21 nhanh nhẹn. Các chiến sĩ quân Giải Phóng thường áp dụng chiến thuật phục kích bằng cách cho MIG-17 và MIG-19 lùng sục phía dưới, đẩy các máy bay F-4 và F105 phải bay cao hơn và khi đó bên trên đã có MIG-21 chực sẵn, tấn công và phóng tên lửa bất ngờ và sau đó nhanh chóng rút lui khiến máy bay Mỹ trở tay không kịp
Bên cạnh đó, những chiếc F-4 tuy mang đến 8 tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow nhưng lại đò đầu dò khá kém, rất khó bắn trúng những chiếc MIG-21 có sự cơ động cao. Và khi MIG-21 thường xuyên hoạt động ở độ cao lớn sẽ rất dễ gặp mục tiêu là những chiếc máy bay ném bom và nhiều cuộc chạm trán khi MIG-21 đối đầu B-52 đều diễn ra ở độ cao 8.000-12.000m
Thông số kỹ thuật :
- Chiều dài: 15.76 m
- Sải cánh: 7.15 m
- Chiều cao: 4.12 m
- Tốc độ tối đa: 2500 km/h (March 2)
- Tầm hoạt động: 450–500 km (280-310 mi)
- Trần bay: 19.000 m (62.300 ft)
- Tốc độ lên cao: 225 m/s (23.600 ft/s)
Trang bị vũ khí :
- 1 pháo Gsh 23mm
- 2 tên lửa Vympel K-13 AA-2A ‘Atoll’ dẫn đường bằng Radar + 2 tên lửa Molniya R-60 dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại tầm nhiệt
Máy bay B-52
Là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ. Đây thực sự là loại máy bay khổng lồ có sức tải lớn, có thể mang đến 27 tấn bom đạn các loại
Thông số kỹ thuật
- Chiều dài: 48,5 m
- Sải cánh: 56,4 m
- Chiều cao: 12,4 m
- Tốc độ lớn nhất: 1.000 km/h
- Bán kính chiến đấu: 7.210 km
- 8 x động cơ Pratt & Whitney TF33-P-3/103 turbo sản sinh công suất 17.000 lbf (76 kN) mỗi động cơ
Vũ khí
- 27.200 Kg bom các loại
- 4 súng máy 12.7mm gắn ở đuôi
Máy bay B-52 không bao giờ đi riêng rẽ mà luôn thường được hộ tống bởi nhiều tốp máy bay chiến đấu F-4 Phantom, máy bay gây nhiễu EB-66, máy bay trinh sát SR-71, máy bay F-105D mang tên lửa Shrike chống bức xạ radar, …. .
Tuy trên máy bay B-52 đã có sẵn 9-15 máy gây nhiễu chủ động do người sĩ quan điện tử thường có quân hàm cao nhất trong nhóm 6 phi công và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của máy bay. Máy chủ động gây nhiễu nhằm thu sóng Radar của đối phương và tạo luồng sóng trùng tần số để nhằm gây nhiễu màn hình Radar phòng không của đối phương. Ngoài ra đi kèm B-52 còn có những máy bay gây nhiễu thụ động EB-66 đi kèm rải những đám mây là những tờ giấy kim loại nhỏ khiến trên màn hình Radar phòng không xuất hiện những chấm trắng li ti, che lấp mục tiêu thực.
Tóm lại, các trường hợp MIG-21 đối đầu B-52 khá ít do đội hình máy bay B-52 luôn được bao bọc chặt chẽ bởi nhiều máy bay khác để bảo vệ là luôn áp dụng áp chế điện tử để chống lại lưới phòng không của đối phương
MIG-21 đối đầu B-52 – MIG-21 fighter vs B-52 bomber
Không quân Việt Nam ghi nhận 3 trường hợp MIG-21 bắn rơi B-52 :
- Ngày 20 tháng 11 năm 1971, phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng chiếc B-52, máy bay sau đó đáp xuống sân bay Nakhom-Phanom
- Ngày 27 tháng 12 năm 1972, Phạm Tuân bắn rơi một chiếc máy bay B-52
- Ngày 28 tháng 12 năm 1972, phi công Vũ Xuân Thiều sau khi phóng tên lửa nhưng không làm B-52 hư hỏng nặng đã lao vào chiếc B-52 để đánh cảm tử
Các số liệu cho thấy, máy bay B-52 sử dụng 8 động cơ rất mạnh và có thể bay về căn cứ ngay khi chỉ còn 3-4 động cơ. Ngoài ra thân máy bay rất lớn nên có thể chịu đựng tốt 3-4 quả tên lửa R-60 của MIG-21. Trong khi MIG-21 trang bị tên lửa chính là R-60 với đầu nổ phân mảnh chỉ 3Kg có thể dễ dàng bắn rơi chiếc máy bay hộ tống F-4 nhưng lại khó lòng bắn cháy, hoặc làm rơi cánh máy bay cỡ lớn như máy bay B-52 và chiến thuật thường dùng khi máy bay MIG-21 đối đầu B-52 là tấn công từ phía sau để vượt qua rào cản những máy bay hộ tống
Tác giả Tomdemerly – đã viết trong quyển : “The B-52 MIG Kills of Linebacker II” :
Đêm này 22 tháng 12 năm 1972, chiếc pháo đài bay B-52 số hiệu 55083 , mã hiệu “Brown Three” với cất cánh từ Thái Lan có nhiệm vụ đánh phá khu gang thép Thái Nguyên, xạ thủ phụ trách súng máy là Albert Moore , Vị trí ngồi là tận ở đuôi máy bay, tách biệt hẳn các phi công khác như phi công lái, định hướng, liên lạc, …. Bất chợt, Moore phát hiện vệt sáng đang lao nhanh ở vị trí 8:30 trên màn hình Radar. Moore báo tin cho các thành viên đội bay còn lại, vệt sáng đang tiếp tục vượt lên độ cao. Moore yêu cầu thả những mảnh giấy bạc kim loại và thả pháo sáng nhằm làm nhiễu hệ thống Radar trên MIG-21 nhưng MIG-21 vẫn đang tiếp tục tăng độ cao và đã gần xấp xỉ độ cao của B-52
Không giống như các xạ thủ trên máy bay B-17 hay B-24 hồi Thế Chiến Thứ 2 phải ghì chặt súng máy, xạ thủ trên B-52 chỉ cần nâng nhẹ cần điều khiển súng máy với 4 khẩu súng máy . Xạ thủ sẽ không thể nhìn thấy máy bay đối phương bằng mắt thường, tất cả đều quan sát bằng màn hình radar. Moore nâng súng lên theo đường bay của MIG-21 và siết cò, loạt đạn đầu đều trật mục tiêu
Moore điều chỉnh lại súng và tiếp tục bắn thêm 1 loạt, vẫn trật mục tiêu
Moore biết rằng, chỉ trong vài giây nữa MIG-21 sẽ đến gần trong tầm phóng tên lửa, điều đó sẽ là tai họa. Moore bắn loạt đạn cuối, nòng súng trở nên quá nóng, hàng đạn viên đạn và đạn vạch đường lao vào trong đêm tối. Súng đã hết đạn. Trên màn hình Radar, chiếc MIG bổng lóa sáng
Trung sĩ Sgt. Clarence Chute trên chiếc máy bay B-52 khác chứng kiến tận mắt chiếc MIG-21 bị bắn rơi. Chute báo cáo : ‘Chiếc MIG-21 bị vỡ tung ở vị trí hướng 6:30’
Không có báo cáo chính thức từ phía quân Giải Phóng Việt Nam về chiếc MIG bị bắn rơi ngày 22 tháng 12. Sau trận đánh, Moore được thưởng huy chương Bạc. Moore là số ít trong cuộc chiến MIG-21 đối đầu B-52 và là 1 trong 2 trường hợp B-52 bắn rơi MIG-21 . Trước đó 1 tuần, trung sĩ Sam Turner cũng bắn rơi 1 chiếc MIG-21 bằng súng máy ở đuôi máy bay
Ngày 29 tháng 12 năm 1972, chiếc dịch Linebacker II chấm dứt.
Ngoài những thông tin trên, hầu như rất ít ghi nhận trường hợp máy bay MIG-21 đối đầu B-52. Có lẽ do không quân Mỹ oanh tạc các sân bay MIG quá dữ dội, cũng như càng về sau, Mỹ càng cho máy bay hộ tống B-52 kỹ hơn nên máy bay MIG khó tiếp cận B-52
Tuy nhiên, chỉ bằng những chiếc MIG-21 nhanh nhẹn, không quân Việt Nam vẫn có thể ghi điểm và bắn rơi đối phương trong những lần MIG-21 đối đầu B-52, điều này khiến cả thế giới sửng sốt và cũng làm tô điểm cho nét oai hùng, sáng tạo của các phi công Việt Nam khi lái máy bay MIG-21 huyền thoại
[…] có ít thông tin về những cuộc chạm trán khi MIG-21 chạm trán B-52 không nhiều và thống kê cho thấy MIG-21 bắn rơi B-52 là 2 chiếc trong trận […]
MIG-21 được trang bị tên lửa và là máy bay tiêm kích đánh chặn. Còn B-52 là máy bay ném bom nhưng được máy bay F-4 đi theo bảo vệ. Nếu vượt qua được hàng rào máy bay F-4 thì máy bay B-52 không trốn thoát được
MIG 21 là tiêm kích biệt danh là Én Bạc còn B52 là máy bay ném bom được cái là bay cao nhưng gặp Én Bạc thì chỉ có bốc cháy thôi
SAM 2 hay S75 đến giờ vẫn còn lợi hại
read more
Get today the highest quality wholesale clock movements currently available and in stock today and plus at great prices today only!
MIG 21 luôn là khắc tinh của B52