Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Phước Long – đường 14 năm 1975

0 1,661

Trận đánh Phước Long năm 1975 diễn ra cho thấy điểm yếu chí mạng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và sau trận Phước Long, đường 14 cũng bị cắt và hành lang an toàn của đường mòn Hồ Chí Minh được mở rộng đối với quân Giải Phóng

Trận đánh Phước Long bắt đầu lúc 7h sáng, ngày 1 tháng 1 năm 1975, quân Giải Phóng với sự yểm trợ của xe tăng bắt đầu tấn công dữ dội vào thị xã Phước Long, cùng lúc đó, quân Giải Phóng đang bao vây núi Bà Rá cũng tấn công ác liệt nhằm chiếm điểm cao để hiệu chỉnh pháo bắn vào thị xã.

Ngày 2 tháng 1, Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng Hòa họp khẩn cấp với sự chủ tọa của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bao gồm Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống – tư lệnh Quân Đoàn 3. Tướng Đống vạch ra kế hoạch giải cứu Phước Long với yêu cầu phải có lực lượng tối thiểu gồm 1 sư đoàn và đề nghị rút sư đoàn Dù đang đóng ở Vùng I Chiến Thuật về cho mặt trận Phước Long. Đề nghị này bị tổng thống Thiệt bác bỏ và tướng Đống đã xin từ chức do không thể làm gì hơn cho mặt trận Phước Long đang nguy ngập. Nguyễn Văn Thiệu không cho tướng Đống từ chức và yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu nghiên cứu kỹ hơn nhưng lúc này, cả miền Nam không còn đơn vị tổng trừ bị và Quân Đoàn 3 phải tự cứu Phước Long với những gì hiện có

Ngày 3 tháng 1, quân Giải Phóng đẩy mạnh cuộc tấn công. Các khẩu pháo 105mm và 155mm của quân VNCH đều bị phá hủy. Ngày 4 tháng 1, quân Giải Phóng tiếp tục pháo kích và tấn công vào thị xã, Trung Tá Tiểu Khu Phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung Tá Chi Khu Trưởng Phước Bình bị thương nặng

Ngày 5 tháng 1, các máy bay không quân Việt Nam Cộng Hòa ném bom và dọn chổ để quân đoàn 3 tăng cường cho Phước Long 2 đại đội thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù bằng cách đổ bộ xuống phía Đông thị xã. Quân Giải Phóng tiếp tục tấn công, quân Biệt Cách Nhảy Dù cố gắng cùng lực lượng bên trong thị xã phòng thủ. Đến 23 giờ ngày 6 tháng 1, liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị mất . Các tuyến phòng thủ đều bị phá vỡ. Quân Việt Nam Cộng Hòa chia thành nhiều tốp nhỏ tìm cách rút lui. Trong số 5.400 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phòng thủ mặt trận Phước Long, chỉ có 850 người rút về được

Ngay trong đêm 6 tháng 1, Hội đồng an ninh quốc gia VNCH đã họp khẩn cấp để cứu xét tình hình. Ngày 10 tháng 1 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố trên đài phát thanh: “Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long” và kêu gọi “kiên quyết lấy lại Phước Long”.

Ngày 10 tháng 1, Mỹ lên tiếng chỉ trích chính quyền Hà Nội vi phạm lệnh ngừng bắn và ra lệnh báo động cho sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến ở căn cứ Okinawa chuẩn bị sẵn sàng. Thế nhưng sau đó Mỹ không có bất kỳ hành động nào thêm. Họ đã chấp nhận sự thất bại của chiến trường Việt Nam giống như ký giả Hoa Kỳ Alan Dawson nhận xét: “Nó chính lại là một trong những chiếc đinh cuối cùng đóng lên chiếc quan tài của quân đội Sài Gòn”

Tổng kết trận Phước Long

Chiếm được thị xã Phước Long, quân Giải Phóng mở thông được hành lang an toàn cho đường mòn Hồ Chí Minh và cắt đứt được đường 14 lên vùng 2 Chiến Thuật và cho quân Giải Phóng thấy rằng quân Mỹ sẽ không can thiếp tiếp vào chiến trường hoặc yểm trợ cho miền Nam Việt Nam

Tình hình phía quân Việt Nam Cộng Hòa cho thấy sự bi quan tột độ. Đại tá Phạm Bá Hoa, phụ tá hành quân của đại tướng Cao Văn Viên nhận xét:

“Có thể nói tất cả chúng tôi đều bàng hoàng. Không khí lo ngại bao trùm, ưu tư đè nặng mọi người. Thất bại của mặt trận Phước Long đã nói lên thế và lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Chỉ mới bị đánh một điểm mà đã không còn lực lượng để đối phó, hỏi bị đánh mạnh nhiều nơi thì sẽ ra sao? Sự thất bại ở Phước Long khiến tinh thần chúng tôi xuống thấp cực độ”

Từ trận Phước Long cho thấy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiếu hụt lực lượng tổng trừ bị nghiêm trọng. Cả miền Nam chỉ có sư đoàn Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến đóng vai trò lực lượng trừ bị nhưng Sư Đoàn Dù gần như bị trói chặt ở Vùng I Chiến Thuật, Sư Đoàn Dù cơ động ở Vùng I lẫn Vùng II . Quân đội Việt Nam Cộng Hòa nỗ lực xây dựng thêm lực lượng trừ bị nhưng khi Mỹ rút quân thì họ cũng không còn sức và lực để lập thêm đơn vị mới nào khác

Sau trận Phước Long, quân Giải Phóng đã phát hiện điểm yếu và khả năng quân Mỹ không tiếp tục can thiệp nên đã mạnh dạn tổ chức trận tấn công Buôn Mê Thuột và từ đó phát triển thành chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng cả miền Nam

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex