Những sai lầm của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ- French in battle of Dien Bien Phu
Trong trận đánh Điện Biên Phủ 1954, nhiều nhà phân tích quân sự sau đó đã chỉ ra những Những sai lầm của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ từ đó dẫn đến thất bại của cuộc chiến
Sai lầm về đánh giá hỏa lực
Sau khi nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, lính Pháp đã khai quang chung quanh khiến căn cứ trở nên trống trải và lộ rõ. Từ đó pháo binh quân Giải Phóng có thể quan sát và bắn chính xác vào bất kỳ nơi nào trong căn cứ. Tại Điện Biên Phủ, Pháp có 2 tiểu đoàn pháo binh 105mm (24 khẩu – sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120mm (20 khẩu) và cho rằng quân Giải Phóng không đủ sức mang pháo đến trận đánh nhưng thực tế, quân Giải Phóng đã có thể mang pháo đến với hơn 200 khẩu các loại từ 75mm-105mm chưa kể các dàn rocket Kachiusa . Với số lượng pháo áp đảo và do căn cứ lộ thiên nên quân Pháp quá dễ trúng đạn trong khi không thể phản pháo
Sai lầm về đánh giá nhân lực
Trước trận đánh, Pháp đánh giá quân Giải Phóng chỉ có thể mang đến Điện Biên Phủ khoảng 2 và tối đa là 3 sư đoàn bộ binh với tổng quân số khoảng 20.000-30.000 người. Nhưng khi trận đánh diễn ra, Pháp mới hổt hoảng khi phát hiện quân Giải Phóng có 5 sư đoàn và 60.000 người chưa kể 230.000 người dân quân vận tải
Sai lầm về đánh giá hậu cần
Trong suốt trận đánh Điện Biên Phủ, điều khiến đại tướng Võ Nguyên Giáp lo lắng nhất không phải khả năng chiến đấu của quân Pháp hay căn cứ kiên cố khó đánh mà chính là vấn đề tiếp tế. Toàn trận đánh, quân Giải Phóng có khoảng 60.000 quân và 230.000 dân quân vận tải, hậu cần, tiếp tế, … Một đoạn hồi ký của Tướng Giáp cho thấy : “Mỗi sáng, đã trở thành thói quen, khi mới ngủ dậy, tôi nhìn ngay vào tấm biểu đồ hậu cần treo trên vách liếp bên cạnh bản đồ chiến sự. Cán bộ tham mưu đã ghi số gạo nhập kho đêm trước bằng một gạch đỏ. Một buổi sớm, tôi bổng nhìn thấy một đường gạch đỏ dốc gần như thẳng đứng. Đêm hôm trước gạo nhập kho không đầy 1 tấn!”
Còn tình hình đạn pháo, đạn súng máy, súng trường, … cũng thiếu nghiêm trọng. “Quân ta đói đạn trầm trọng. Có ngày mỗi khẩu pháo của ta chỉ còn hai, ba viên đạn”
Với khoảng 230.000 dân quân vận tải chủ yếu là đường bộ bằng sức người, xe đạp, .., khi đến được chiến trường, bản thân họ đã tiêu thụ hết khoảng 60% lượng gạo, kèm theo hư hao dọc đường. Lượng gạo đến được trận đánh thật sự chẳng còn bao nhiêu. Trong suốt cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, không quân quân Pháp đã không hề ngăn chận được đường tiếp tế.
Sau trận đánh, các phân tích cho thấy, tin tức tình báo của Pháp quá kém, nhiều chuyên gia quân sự thắc mắc. Sao Pháp không tung cỡ 1-2 tiểu đoàn, chiếm vài ngọn đồi, khống chế đường tiếp tế hoặc tung các đại đội thám báo, tiến hành cuộc chiến quấy rối dọc suốt 600km đường vận tải đến Điện Biên Phủ thì tình hình sẽ ra sao ?.
Sai lầm chiến thuật của Tướng Navarre
Trong số những sai lầm của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ, nhiều người đánh yếu kém nhất là chiến thuật. Lúc quyết định thiết lập cứ điểm Điện Biên Phủ, Tướng Navarre và bộ tham mưu quân đội Pháp luôn cho rằng quân Giải Phóng sẽ tiến hành cuộc chiến tấn công nhanh chóng, ào ạt để tránh bị động về đường tiếp tế và tránh tối đa cuộc chiến lâu ngày do dễ phơi mình trước hỏa lực không quân của Pháp giống như trận Nà Sản. Tuy nhiên, khi quân Giải Phóng tập trung quân lại sẽ khiến quân Pháp có thể tận dụng hỏa lực tối đa và đây là điều quân Pháp mong muốn. Pháp muốn có trận chiến giành thắng lợi lớn và gây thiệt hại tối đa cho quân Giải Phóng nhằm tìm kiếm lợi thế trong đàm phán
Pháp suy đoán theo thông thường, muốn tấn công quân phòng thủ, lực lượng tấn công phải huy động lực tượng tối thiểu gấp 3 và tối ưu là gấp 5 hoặc gấp 7 lực lượng phòng thủ và phải tấn công dài ngày mới mong hạ được cứ điểm và chưa kể phải huy động lực lượng dân quân tiếp tế cho lực lượng tấn công và phải tốn thêm lương thực cho chính đội ngũ tiếp tế đó do đó, với quân phòng thủ từ 12.000 người ban đầu, Pháp tin chắc quân Giải Phóng không đủ sức tấn công dứt điểm nhanh được và khi cần, Pháp có thể nhanh chóng tiếp viện từ Hà Nội cho Điện Biên Phủ với chỉ mất 45 phút – 1 giờ bay.
Theo hồi ký của tướng Navarre thì Phòng 2, tức là phòng tình báo của bộ Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Sài Gòn, đã tính toán là quân Giải Phóng không có khả năng nuôi ăn cho trên 2 sư đoàn và 20.000 dân công cho mặt trận Tây Bắc Bắc Việt, và tình trạng vận chuyển trong rừng không cho phép di chuyển đến trận Điện Biên Phủ các loại súng trên 75 ly cùng với cấp số đạn cho 7 ngày đánh nhau.
Vì vậy mặc dầu đã lập ra cứ điểm để phòng thủ diện địa và để ngăn chận quân Giải Phóng tràn qua Lào nhưng các sĩ quan Pháp cứ cầu mong cho Võ Nguyên Giáp chấp nhận đánh Điện Biên Phủ như là trước đây Salan mong cho quân Giải Phóng đánh trận Nà Sản.
Sau khi hai tiền đồn phía bắc thất thủ vào ngày 14-3-54 thì sáng ngày 16-3 chỉ huy trưởng pháo binh tại cứ điểm Điện Biên Phủ là Trung tá Piroth tự tử vì pháo binh của ông không làm gì được đối với pháo binh của quân Giải Phóng, trái với mọi ước đoán chủ quan của ông ta trước đây. Ngoài ra, Tham mưu trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ cũng bị xuống tinh thần đến nổi phải cho theo chuyến phi cơ chở thương binh về Hà Nội.
Cái chết của Piroth và sự mất tinh thần của Tham mưu trưởng cho thấy rõ là tình thế đã đảo ngược những tính toán trước đây của các sĩ quan tham mưu Pháp. Khi tướng De Catries tới nhận nhiệm vụ chỉ huy Điện Biên Phủ thì ông ta đã được sự bảo đảm của Tham mưu trưởng và Chỉ huy trưởng pháo binh. Trước khi gặp Decastries thì hai ông này cũng đã thuyết trình cho Navarre, Congy và các tướng lãnh Anh, Pháp, Hoa Kỳ.
Vì vậy khi phát hiện ra pháo binh của mình bị tê liệt trước pháo binh của địch thì hai ông này hứng trọn cơn thịnh nộ của De Catries. Tâm lý này luôn luôn xảy ra cho các trận địa lớn với hàng tá sĩ quan tham mưu. Chính vì chịu không nổi những lời chê trách của De Castries mà một ông phải tự tử và một ông bị khủng hoảng. Nhưng sau đó tới phiên De Catries cũng bị khủng hoảng nặng vì từ đó ông giao nhiệm vụ chỉ huy lại cho Langlais và Laland. Còn ông thì hầu như biến mất trong các bài viết kể lại trận đánh.
Sưu tầm của sử gia Bernard Fall ghi lại lời nói cuối cùng của chỉ huy trưởng Pháo binh Piroth nói với bạn thân là Trung tá Trancart : “Tôi mất hết danh dự. Tôi đã đảm bảo với Castries và với cấp trên rằng pháo địch sẽ không giải quyết được gì cả, thế mà ta sẽ thua mất thôi. Tôi đi đây”.
Những sai lầm của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ – P1
Xem tiếp : Phân tích các sai lầm của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ – P2