Căn cứ quân sự Chu Lai – Chu Lai army base
Căn cứ quân sự Chu Lai – Chu Lai army base hay còn gọi là căn cứ không quân Chu Lai , trước đây thuộc Thủy Quân Lục Chiến và là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở chiến trường Việt Nam
Căn cứ Chu Lai là căn cứ sát biển, thuộc khu vực Núi Thành, Quảng Nam cách Đà Nẵng khoảng 90 km về hướng Đông Nam. Năm 1965 lúc chiến trường Việt Nam trở nên sôi sục, quân đội Việt Nam Cộng Hòa bại trận liên tục ở các trận Bình Giả, trận Đồng Xoài, trận Bồng Sơn, trận Ba Gia,… . Chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam là tướng Westmoreland đã bắt đầu đưa lính Mỹ vào tham chiến và giúp đỡ chế độ miền Nam Việt Nam.
Ngày 6 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với sự hỗ trợ của 1 số đơn vị thuộc sư đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu thiết lập căn cứ nơi này. Mục tiêu của lính Mỹ là biến căn cứ này thành căn cứ hậu cần cho cả Hải Lục Không quân, có thể tiếp tế đạn dược, tiếp liệu cho các phi đội máy bay ném bom trong khu vực, làm căn cứ phụ, nhận các tàu vận tải, giảm tải cho căn cứ Hải Quân ở Đà Nẵng. Căn cứ được đặt tên dựa theo tên phiên âm tiếng Hoa của trung tướng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là Lieutenant General Victor H. Krulak lúc này đang là tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.
Cảng biển Chu Lai nằm trên bãi biển Mỹ Khai mà người Mỹ gọi là Chinese Beach. Đây là bãi biển đẹp dành cho lính Mỹ nghỉ ngơi và thư giãn. Ngày 3 tháng 6 năm 1967, đoàn tàu vận tải PCF 45 đã trở thành đoàn tàu đầu tiên từ Cam Ranh tiến vào căn cứ Chu Lai . Ngoài ra, căn cứ Chu Lai còn có đơn vị quân Y chịu trách nhiệm chữa trị cho các lính Mỹ bị thương được về từ Vùng I lẫn vùng II Chiến Thuật. Ở đây còn có sân bóng, rạp chiếu phim, … Có thể nói, khu căn cứ quân sự Chu Lai không chỉ là căn cứ quân sự mà thực sự là cả khu phức hợp khổng lồ phục vụ bộ cho lính Mỹ từ tiếp liệu, chiến đấu, nghỉ ngơi, …
Căn cứ quân sự Chu Lai ngoài hải cảng, còn có sân bay. Thoạt đầu chỉ là sân bay với đường bay ngắn, phục vụ các máy bay ném bom chiến thuật với đường băng dài 1.200m được lót vỉ nhôm. Sau đó, các đơn vị công binh tiếp tục nối dài các đường băng và có những đường băng dài đến 10.000m để các máy bay vận tải cỡ lớn như C-130 có thể đáp xuống dễ dàng. Có những thời điểm, căn cứ không quân Chu Lai là căn cứ nhà của 80 chiếc máy bay ném bom A-4 Skyhawk thuộc Phi Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 12 ( MAG 12 ). Ngoài ra, còn có các phi đội máy bay ném bom F-4 Phantom thuộc Phi Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 13 ( MAG 13 ), máy bay ném bom A-6 Intruder thuộc Phantom thuộc Phi Đội Thủy Quân Lục Chiến tác chiến mọi thời tiết số 533 ( VMA-533 )
Đến ngày 13 tháng 10 năm 1970, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bắt đầu rút khỏi căn cứ Chu Lai và căn cứ này được giao lại cho Lục Quân Mỹ quản lý
Sau ngày Giải Phóng, căn cứ Chu Lai trở thành khu kinh tế mở Chu Lai và sau này nhiều doanh nghiệp được giao 320ha thuộc khu vực trên để sản xuất. Hiện nay, để đến thăm lại sân bay Chu Lai, chúng ta có thể đi theo đường đường ven biển phía ngoài chu vi sân bay Chu Lai cũng còn gọi là đường Thanh Niên. Đường băng sân bay Chu Lai cũ và hiện nay song song cách bờ cát chừng trên 1000 mét. Đường rất vắng vẻ và ít người qua lại
có thể tham quan căn cứu quân sự không quân Chu Lai được không, và đi như thế nào ạ