Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Bếp Hoàng Cầm chống máy bay trong chiến trang – Sáng tạo của quân đội Việt Nam

0 1,556

Bếp Hoàng Cầm được đánh giá là một trong những sáng tạo nổi bật và quan trong nhất của quân đội Việt Nam do giữ bí mật nơi đóng quân, từ đó giúp chống máy bay, pháo kích, … bảo vệ được các chiến sĩ

Bếp Hoàng Cầm do chiến sĩ phụ trách nấu ăn còn gọi là anh nuôi tên Hoàng Cầm thuộc sư đoàn 308 sáng chế trong những năm 1951. Trong giai đoạn này, quân đội Giải Phóng còn khá yếu kém, vũ khí phòng không chưa mạnh trong khi quân đội Pháp lại chiếm thế thượng phong về không quân. Trong các chiến dịch hoặc hành quân hoặc khi đóng quân, … việc nấu ăn cho các binh sĩ Giải Phóng thường làm khói bốc lên cao, các máy bay trinh sát Pháp thường xuyên bay lượn phía trên và khi gặp khói lan tỏa, lập tức gọi máy bay ném bom đến oanh tạc, khiến binh sĩ Giải Phóng bị thương và hy sinh rất nhiều

Chiến sĩ Hoàng Cầm đã sáng chế ra cách đặt bếp mới. Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đường rãnh càng dàng, khỏi sẽ tỏa ra càng xa và càng nhẹ. Khói từ trong lò bếp theo các rãnh đó  khi lan xa chỉ còn là một dải hơi nước mỏng như làn sương, sẽ tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó, có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu. Từ sự hiệu quả của loại đặt bếp trên, bếp đã được mang tên của chiến sĩ Hoàng Cầm và được đặt tên là bếp Hoàng Cầm

Với bếp Hoàng Cầm, yêu cầu bí mật đã được đề ra như một khẩu hiệu một thời máu lửa: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”,. đã được thực hiện tốt hơn hẳn

Bếp Hoàng Cầm đã phát huy hiệu quả trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951 và sau đó là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 góp phần cho việc điều động đại quân đến sát căn cứ mà quân Pháp không hề hay biết và không thể phát hiện dấu vết. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thể nói bếp Hoàng Cầm đã trở thành loại bếp được toàn bộ các chiến khu, chiến trường, … sử dụng như chiến khu C, chiến khu D, Tam Giác Sắt Củ Chi, … giúp chống lại máy bay do thám của không quân Mỹ

Trong hồi ức “Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NXB Quân đội Nhân dân – 2001) có đoạn viết: “Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc ở đây một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống các chiến sĩ ngoài mặt trận. Khói lửa từ những bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân, dẫn đến những tổn thất xương máu… Đó chính là bếp Hoàng Cầm của một chiến sĩ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308, bếp Hoàng Cầm giúp nấu ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu. Bộ đội bắt đầu được ăn cơm nóng, uống nước nóng…”

Chiến sĩ Hoàng Cầm mất năm 1996, điều đáng tiếc là chiếc bếp mang tên ông có thể nói đã làm đỡ xương máu của hàng vạn chiến sĩ nhưng ông không được tuyên dương công trạng và được phong là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và không được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Cô Hoàng Thị Định – con gái út của cụ Cầm cho biết : “Chính quyền thị trấn bảo cụ chả có công trạng gì, chỉ là anh nuôi bình thường nên không có tiêu chuẩn đó”

Nhiều người nhầm lẫn người sáng chế ra bếp Hoàng Cầm là thượng tướng Hoàng Cầm, đó là sự nhầm lẫn. Thực sự 2 người đó chỉ là trùng tên mà thôi

Ngày nay, các bạn khi ghé di tích Địa Đạo Củ Chi, sẽ được tận mắt thấy những chiếc bếp Hoàng Cầm hoạt động như thế nào và tác dụng của nó như thời chiến tranh

 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex