Thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – P3
Một trận đánh điển hình khác của các đơn vị cơ giới thiết giáp Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là trận càn Cedar Falls trong tháng 1 năm 1967, 2 trung đội được vận chuyển đến để tấn công một doanh trại Việt Cộng bị phát hiện trước đó nhưng chưa chiếm được. Cả 2 trung đội lần này lại bị bắn cực rát và không thể tiến quân đội. Các binh sĩ nào mà ló thân mình khỏi mặt đất là lập tức bị trúng đạn ngay. Người đại đội trưởng quyết định dùng 1 trung đội thứ 3 và được tăng cường các xe thiết giáp chở quân APC. 2 chiếc APC bị trúng đạn không giật và bị hỏng nhưng hỏa lực từ các chiếc xe APC này đã giúp áp chế hỏa lực của Việt Công và giúp cho các binh sĩ hoàn thành mục tiêu là chiếm được doanh trại
2./ Học thuyết
Các học thuyết hiện tại chỉ đơn thuần dùng các xe chở quân như là phương tiện vận tải hơn là vũ khí chiến đấu. Các ứng dụng gần đây đã biến cải xe chở quân thành vũ khí tấn công với các ưu điểm như :
- Có sức cơ động cao trên nhiều địa hình và trang bị nhiều phương tiện liên lạc
- Khai thác được các vũ khí có sức công phá lớn
- Bổ sung và tăng cường cho các đơn vị xe tăng
- Hỗ trợ và tăng cường các đơn vị có sự linh động cao
- Có thể di chuyển và chiến đấu trong khu vực nhiều đầm lầy, sông biển, …
3./ Kinh nghiệm chiến trường Việt Nam
Tuy ở chiến trường Việt Nam, lực lượng cơ giới Việt Nam Cộng Hòa cũng như lực lượng cơ giới Mỹ gặp phải nhiều mìn chống tăng, súng không giật, … tuy nhiên, vũ khí chống tăng của Việt Cộng không nhiều. Các xe thiết giáp M113 được sử dụng như xe chở quân tấn công trong vai trò của xe tăng. Các xe M113 được bọc thép vừa phải và có vũ khí hỏa lực mạnh. Tiểu đội vũ trang trên xe M113 ít khi phải ra ngoài trừ khi địa hình không thể di chuyển được, cần tham gia tấn công, gỡ mìn, lục soát công sự, chiến hào, …
C./ TỔ CHỨC CHIẾN ĐẤU
Các đơn vị trên bộ ở Nam Việt Nam được tổ chức thành các đơn vị bộ binh, tùy theo nhiệm vụ sẽ được tăng cường thêm các đơn vị xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp chở quân, … Tùy theo các điều kiện METT (Nhiệm vụ, kẻ thù, địa hình, lực lượng có sẵn) mà các đơn vị phối hợp sẽ được linh động thêm bớt cho phù hợp. Một tiểu đoàn xe tăng thường sử dụng 16 chiếc xe bọc thép M113 trong các đơn vị trinh sát và khi cần thiết sẽ dùng 16 chiếc M113 này để tăng cường cho 1 đại đội bộ binh làm nhiệm vụ tấn công. Trong chiến dịch SAM HOUSTON vào tháng 1 năm 1967, các chiếc M113 đã hoạt động rất hiệu quả, ngoài việc phối hợp với bộ binh để chiến đấu, còn vận chuyển các đơn vị hỗ trợ dân sự và các binh sĩ địa phương quân CIDG theo sát chiến dịch
D. HỖ TRỢ CHIẾN ĐẤU
1./ Hỏa lực yểm trợ
a./ Trung đội súng cối 4.2″
Các đơn vị xe tăng cũng như cơ giới trên chiến trường Việt Nam thường gặp rắc rối khi triển khai trung đội súng cối. Chiến trường Việt Nam đòi hỏi các đơn vị chiến đấu phải nhanh chóng triển khai và bắn lập tức. Súng cối 4.2″ đòi hỏi tầm bắn tối thiểu 840m khiến khó yểm trợ được các tuyến phòng thủ bên ngoài. Để khắc phục, các chỉ huy tiểu đoàn phải lập thêm 2-3 tuyến phòng thủ xa hơn để có thể thiết lập các vị trí đặt súng cối
b./ Trung đội súng cối 4.2″ của chi đoàn thiết giáp
Vấn đề triển khai vị trí súng thường gặp khó khăn, đòi hỏi vừa phải đủ xa để dễ phòng thủ mà cũng đủ gần để có thể yểm trợ ở tầm gần. Các đơn vị súng cối của trung đội thường tập trung với nhau thành quy mô của cấp chi đội. Chi Đội cũng thường lập ra trung tâm chỉ huy hướng bắn để có thể dễ dàng điều khiển và phối hợp
c./ Trung đội súng chống tăng
Trung đội này được trang bị các khẩu súng không giật 106mm đặt trên các xe tải. Do điều kiện đường xá kém kỏi ở Việt nam. Trung đội này chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ phòng ở các điểm chốt trên các tuyến giao lộ hay phòng thủ căn cứ
2./ Pháo, máy bay Gunship, Không quân
2.1./ Pháo binh
Các căn cứ hỏa lực thực chất là địa điểm bố trí pháo binh nhằm mục đích bắn yểm trợ cho các chiến dịch hay khu vực hành quân. Các pháo đội thường được bố trí hình ngôi sao để có thể bắn yểm trợ lẫn nhau khi 1 góc căn cứ nào đó bị tấn công. Các đơn vị bộ binh sẽ chịu trách nhiệm phòng thủ bên ngoài. Thường thì 1 căn cứ hỏa lực sẽ do ít nhất 1 đại đội bộ binh chịu trách nhiệm phòng thủ. Do đó, với 1 tiểu đoàn cơ động, quân số sẽ mất đi 1/3 để bảo vệ pháo đội. Nhằm hạn chế điều này, các đơn vị chỉ huy sẽ thường đóng quân chung với pháo binh hoặc kết hợp 2-3 đơn vị pháo binh vào chung 1 căn cứ và đó cũng là lý do các tiểu đoàn cơ động thường có đến 4 đại đội thay vì 3 đại đội như các tiểu đoàn thông thường
2.2 Máy bay gunship
Các máy bay Gunship để yểm trợ mặt đất thường được chỉ huy bởi các sĩ quan điều khiển đang tham chiến trên mặt đất. Các máy bay thường được báo rõ mục tiêu, vị trí các đơn vị bạn, … nhằm có thể yểm trợ chính xác
2.3/ Không quân
Các máy bay oanh kích thường được các máy bay chỉ huy tiền phương – FAC – Forward Air Controller chỉ huy và hướng dẫn vào khu vực oanh kích. Các đơn vị trên mặt đất sẽ được báo trước khi máy bay chuẩn bị tiến vào khu vực oanh kích nhằm tránh việc các đơn vị bạn đi nhằm vào vùng không kích. Các máy bay FAC thường là các máy bay nhỏ, nhẹ hoạt động liên tục trên khu vực đang hàng quân và còn đảm nhiệm cả nhiệm vụ liên lạc khi cần thiết
Các yêu cầu không yểm có thể đến từ các chỉ huy đại đội hoặc từ sĩ quan Không Quân được tăng cường cho các đơn vị đang hành quân nhằm phối hợp với các máy bay oanh kích
2.4./ Phối hợp đồng thời pháo binh và không yểm chiến thuật
Các điều kiện của chiến trường nhiều khi yêu cầu đồng thời sự hỗ trợ từ cả pháo binh và không yểm chiến thuật. Tuy nhiên ít khi nào cả 2 cùng yểm trợ mà đâu tiên pháo binh bắn, sau đó đến không quân rồi lại đến pháo binh.
2.5./ Chiến đấu ban đêm
Khả năng chiến đấu ban đêm được tăng lên đáng kể sau khi một kỹ thuật mới được áp dụng, đó là gắn các đèn Xeon công suất lớn phía trước xe tăng, các đèn này có khả năng rọi sáng rất xa và trở thành chương trình để trang bị đại trà cho các đơn vị chiến đấu. Ngoài ra, pháo sáng thả bằng dù, thiết bị chống đột nhập, …. cũng được ứng dụng nhiều. Đèn chiếu sáng, mìn Claymore và công cụ dùng cho các công sự trở thành “Bộ Trang Bị Ban Đêm” và được triển khai rộng khắp
Thiết bị tăng cường quang sát ban đêm cũng trở nên được dùng nhiều, đây là thiết bị quan sát điện – quang có khả năng giúp người nhìn quan sát rõ trong điều kiện gần tối. Có 3 loại được ứng dụng ở Việt nam đó là loại nhỏ cầm tay cá nhân, loại dùng cho vũ khí cỡ lớn và loại cỡ trung dùng để quan sát tầm xa
Xem lại : Thiết giáp Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa 1966-1967 – P2