Hồ Nguyên Trừng – thái tử nhà Hồ cai quản Thần Cơ doanh của nhà Minh
Hồ Nguyên Trưng là con trai Hồ Quý Ly sau này là người cai quản Thần Cơ doanh, chế tạo ra súng Thần Cơ và được phong làm Hỏa Khí chi Thần của nhà Minh Trung Quốc
Hồ Nguyên Trừng (chữ Hán: 胡元澄 , sinh năm 1374 và mất năm 1446 . Hiệu là Nam Ông. Người làng Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là Hồ Quý Ly trước đây vốn mang họ Lê. Vào thời kỳ cuối nhà Trần, thời Trần Thiếu Đế, Lê Quý Ly lúc đó là Thái Sư, do vua còn nhỏ tuổi, ông chuyên quyền, nắm hết toàn bộ triều đình. Đến năm 1400, Lê Quý Ly ép vua Trần Thiếu Đế phải nhường ngôi, tự mình lên làm vua và đổi ra họ Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu. Sau đó, lui về làm Thái Thượng Hoàng, phong con thứ hai là Hồ Hán Thương làm vua, phong Hồ Nguyên Trừng là tả tướng quốc tước hiệu là Vệ Vương, em trai Hồ Quý Ly là Hồ Quý Tỳ là hữu tướng quốc cùng Hồ Nguyên Trừng trông coi việc nước
Năm 1406, nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ mượn danh phò Trần diệt Hồ sai tướng Trương Phụ, Mộc Thạnh, .. cử binh mượn danh đưa thái tử nhà Trần là Trần Thiêm Bình về nước để sang đánh nước ta. Khi được vua Hồ Hán Thương hỏi về việc chống quân Minh. Ông do e ngại việc cha mình cướp ngôi vua Trần nên đã nói câu bất hủ :
“Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!“
Hồ Quý Ly cử Hồ Nguyên Trừng làm tướng mang binh lập phòng tuyến chống giặc ở sông Luộc, sông Thái Bình, bến Bình Than, … ông phát minh ra cách đúc súng lớn, chế tạo thuốc súng, … và cho giăng dây xích sắt, ngăn thuyền địch trên các nhánh sông. Quân Minh viết công trạng nhà Trần và kể tội nhà Hồ trên các tấm ván thả xuống trôi trên sông, dân và quân nhà Hồ nản lòng, nhiều tướng và quan nhà Hồ lần lượt ra hàng, Hồ Nguyên Trường cùng quân Hồ cố gắng chống trả nhưng liên tục bại trận, phải chạy vào Thanh Hóa, sau là Nghệ An và cuối cùng Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, ..bị bắt tại Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và toàn bộ bị đưa về Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Vua nhà Minh là Minh Thành Tổ xử tội Hồ Quý Ly và những người khác nhưng do nghe tài cán của Hồ Nguyên Trừng nên chẳng những không xử tội mà còn thăng ông làm quan. Minh Thành Tổ lập ra Thần Cơ doanh, đây là nơi chuyên nghiên cứu và chế tạo vũ khí của quân đội nhà Minh, giao cho ông cai quản và đổi tên ông thành Lê Trừng
Tại Thần Cơ doanh, Hồ Nguyên Trừng đã phát huy toàn bộ những nghiên cứu và hiểu biết của mình trong việc chế tạo súng và những vũ khí khác. Vũ khí nổi tiếng nhất của ông chính là khẩu súng Thần Cơ. Đây là khẩu súng có thể mang theo bên mình một cách dễ dàng, hỏa lực mạnh, cự ly sát thương rất xa. Mai4 đến 1 thế kỷ sau, quân đội Châu Âu mới có khẩu súng có tính năng tương tự. Ngoài khẩu súng Thần Cơ, ông còn chế tạo nhiều vũ khí khác cho quân đội nhà Minh như : súng Thần Uy Liệt Hỏa Dạ Xoa, đạn Phi Thần Hỏa Tiễn, … Chính những binh khí này sau đó đã giúp quân Minh chống trả hiệu quả và gây nhiều tổn thất cho quân Mông Cổ
Thần Cơ doanh của ông đã tạo ra nhiều súng có tầm ảnh hưởng lớn và được vua Minh Thành Tổ trọng dụng đến nổi ông được phong là ông Hỏa Khí chi Thần tức là ông Thần về súng, học giả Lê Quý Đôn và quyển Minh Sử là sách sử nhà Minh đều đã ghi rằng : “Mỗi khi quân Minh làm lễ tế súng đều phải tế ông Lê Trừng”
Con ông là Lê Thúc Lâm cũng được Minh Thành Tổ trọng dụng và giúp cha cai quản Thần Cơ doanh. Năm 1445, ông được thăng chức Công Bộ Thượng Thư. Khi ông lớn tuổi và bệnh tật, con ông là Lê Thúc Lâm đã tiếp quản và thay cha cai quản Thần Cơ doanh. Cả hai cha con ông cai quản Thần Cơ doanh tổng cộng đến hơn 60 năm. Năm 1447, ông bị bệnh mất. Ngày nay, tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc vẫn còn lưu giữ phần một của Hồ Nguyên Trừng cùng mộ của con ông là Lê Thúc Lâm và Lê Thế Ninh (con của Thúc Lâm, cũng làm quan cho triều Minh)
Hồ Nguyên Trừng trong thời gian ở Trung Quốc có viết sách tên Nam Ông Mộng Lục ghi chép về những sự việc đã qua. Ngoài nhà văn, ông còn được xem là nhà sáng chế ra súng thần công, súng thần cơ, thuyền Cổ Lâu, … chính ông cũng là người đã có công lao trong việc đào vét sông ngòi, chống lại nạn lũ lụt, cải tạo đê điều, thủy lợi, …