Bắc Việt và phong trào Cộng Sản Pathet Lào – North Vietnamese and Pathet Lao – P2
Việc nghiên cứu về phong trào Cách Mạng theo Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Lào được gọi là phong trào Pathet Lào – Pathet Lao được Bắc Việt hỗ trợ gặp nhiều rắc rối, trở ngại về ngôn ngữ Lào trong việc hiểu, chuyển đổi và gọi tên cá nhân, tổ chức, chính quyền, ..
Các vấn đề thẩm vấn về tù binh hoặc binh sĩ đào ngũ Bắc Việt được giao cho chính phủ Hoàng Gia Lào chịu trách nhiệm. Trong khi đa phần là những binh sĩ có ít quyền hạn và trách nhiệm thì cũng có nhiều người là sĩ quan , nhiều kinh nghiệm và nắm rõ mối quan hệ giữa lực lượng Cộng Sản Lào và Bắc Việt
Các tài liệu về khẩu cung, bản báo cáo, … của các tù binh hoặc binh sĩ đào ngũ Bắc Việt đã được nghiên cứu kỹ lưỡng . Ngoài ra, còn có những cuộc phỏng vấn, bản báo cáo,… từ các cán bộ thuộc Mặt Trận Yêu Nước Lào NLHS, của chính phủ Hoàng Gia Lào RLG, .. và từ đó cho phép hiểu rõ hơn về các hoạt động cũa Bắc Việt trên lãnh thổ Lào
PHẦN 1 : QUÁ KHỨ
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP PHONG TRÀO CÁCH MẠNG LÀO
Quá trình thành lập của phong trào cách mạng chịu sự ảnh hưởng và tác động của các yếu tố chung quanh như vấn đề địa lý, dân tộc, lịch sử, …
Vấn đề Địa lý và dân tộc
Bản đồ chính trị ở Lào được chia làm 2 phần rõ nét. Một vùng do Cộng Sản Lào kiểm soát và một vùng do chính phủ Lào kiểm soát. Mỗi vùng đều có những vùng nhỏ chống đối do nhóm bên kia hỗ trợ. Ngoài ra còn có vùng xám nghĩa là không bên nào kiểm soát hoàn toàn
Vùng đồng bằng do chính phủ Lào kiểm soát và cùng đồi núi, rừng rậm thuộc quyền phe Cộng Sản Lào. Vùng đồng bằng là vùng của với phần lớn là dân bản địa Lào, còn vùng đồi núi là nơi có nhiều sắc tộc do tiếp giáp Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, … Vấn đề văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, … của Lào cũng vô cùng phức tạp do sự di cư của nhiều dân tộc từ các quốc gia khác dẫn đến rất khó khăn khi xác định vùng chính trị lẫn biên giới quốc gia. Vào thời điểm năm 1955, có khoảng 50% trong số 3 triệu người Lào (không thống kê được chính xác dân số Lào) là những nhóm người thuộc dân tộc thiểu số
Ngoài người Lào bản địa vùng đồng bằng chiếm đa số được gọi là người Lao Loum, còn có 3 nhóm người Lào khác với dân số đông là người Mèo hay người Lao Soung hay Lao Sung, người Tày hay người Tai, người Khạ hay người Kha hay còn gọi là người Lao Theung hay Lao Thoeng
Người Mèo vốn thuộc sắc tộc Tibeto-Burman có nguồn gốc phía Nam Trung Quốc, qua nhiều thế kỷ đã di cư dần xuống phía Nam thuộc các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Lúc này, có khoảng 1/4 triệu người Mèo sống vùng phía Bắc Lào và cũng với dân số như thế sống vùng Tây Bắc Việt Nam tiếp giáp Bắc Lào và tất cả đều thuộc vùng Cộng Sản hoặc các vùng Pathet Lào – Pathet Lao kiểm soát. Người Mèo có văn hóa giống người Dao và cũng không có liên hệ khắng khít với khoảng 3 triệu người Mèo vẫn đang sinh sống ở phía Nam Trung Quốc. Họ vẫn giữ truyền thống du canh du cư, sinh sống một thời gian rồi đốt bỏ dời đi nơi khác. Họ được biết đến nhiều ở Lào do được tổ chức thành các bộ tộc và có tinh thần chiến đấu cao
Người Tày hay người Tai sống rải rác phía Bắc Việt Nam, các vùng tiếp giáp Trung Quốc và Lào. Tùy theo trang phục của phần áo mà chia ra thành Tày Đỏ, Tày Đen và Tày Trắng . Người Tày tập trung nhiều ở các tỉnh Sam Neua, Phong Saly và Xieng Khouan . Ngoài tiếng ngôn ngữ Tày, họ còn chịu ảnh hưởng của tiếng Lào và tiếng Việt
Người Khạ hay người Kha hay còn gọi là người Lao Theung hay Lao Thoeng là những người gốc Mon-Khmer, chủ yếu sống phía Hạ Lào . Họ vốn nhiều năm bị bắt nạt và chèn ép nên từ “Kha” có nghĩa là “nô lệ”
Về tổng quát, có thể nói người Lao Loum sống chủ yếu vùng đồng bằng, người Tai vùng thung lũng núi, người Kha vùng trung du và người Mèo sống nơi núi cao mặc dù các cuộc chiến và các cuộc di cư đã có phần làm xáo trộn nơi sinh sống của họ. Về tôn giáo, người Lào theo đạo phật, còn các dân tộc thiểu số thờ theo tín ngưỡng Linh Vật như thần Rừng, thần Mưa, ..
Xem lại : Bắc Việt và phong trào Cộng Sản Pathet Lào – North Vietnamese and Communist Pathet Lao – P1