Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972 – Operation Christmas Bombings – P4

0 597

Tên của chiến dịch ném bom Linebacker II – Operation Linebacker II hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh bằng máy bay B-52 – Christmas Bombings năm 1972 còn được báo chí đặt nhiều tên khác như “Cuộc bao vây Hà Nội”, “Cuộc chiến Mười Một ngày”, …

Trong cuộc tấn công Regensburg-Schweinfurt , các máy bay oanh tạc bị các máy bay Đức tấn công lẫn hệ thống phòng không bắn trả quyết liệt. Dù các máy bay B-17 vẫn hoàn thành nhiệm vụ nhưng tổn thất lên đến 19% chỉ trong 1 ngày. Còn khi tấn công Ploesti , phi hành đoàn máy bay B-24 tổn thất đến 30% do hệ thống phòng không, máy bay đánh chặn, hết nhiên liệu, …

Tuy nhiên, trong chiến dịch Linebacker IIOperation Linebacker II lại khác biệt nhiều, sự thành công của chiến dịch là kết quả của sự nỗ lực của tất cả mọi người. Trước khi máy bay B-52 đến ném bom, các máy bay F-111 và các máy bay của Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến đã oanh kích liên tục để áp chế hệ thống phòng không của Bắc Việt. Các máy bay chiến đấu đa nhiệm F-4 đã tạo thành vành rìa bảo vệ trong khi các máy bay EB-66, EA-3 , EA-6 mang các máy gây nhiễu để áp chế điện tử , gây nhiễu hệ thống Radar . Các máy bay F-105, F-4, A-7 sẽ bay đan xen trong đội hình để có thể nhanh chóng oanh kích các mục tiêu phòng thủ trên mặt đất. Các máy bay đã làm chủ bầu trời và thực tế đã chứng minh hiệu quả khi chỉ có khoảng 2% máy bay bị tổn thất mà không có máy bay nào bị bắn hạ do máy bay Bắc Việt. Điều này cho thấy những tiến bộ đáng kể về mặt hệ thống chiến thuật và hệ thống kỹ thuật

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

Đầu năm 1972, toàn bộ các phi vụ của máy bay B-52 trên chiến trường Đông Nam Á đều xuất phát từ phi đoàn 307 Chiến Lược – 307th Strategic Wing có căn cứ đặt tại căn cứ U-Tapao, Thái Lan với viết tắt là “UT” . Đây là quá trình triển khai chiến dịch oanh kích bằng máy bay B-52 với mật danh “chiến dịch Ánh Hồ Quang” – “operation Arc Light” . Toàn bộ các phi hành đoàn của các phi đoàn máy bay B-52 trên toàn nước Mỹ – Continental United States (CONUS) đều được tạm thời biên chế vào nhiệm vụ xoay vòng để tham gia chiến dịch Ánh Hồ Quang. Lúc này, nhiệm vụ của căn Andersen ở đảo Guam là bảo dưỡng các máy bay B-52D và phi đội Oanh Tạc Cơ số 50 –  60th Bombardment Squadron tại đây luôn trong trạng thái sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ ném bom hạt nhân. Đơn vị chính ở căn cứ Andersen là phi đoàn Chiến Lược số 43 – 43nd Strategic Wing đóng vai trò hỗ trợ và là kế hoạch dự phòng khi chiến trường đòi hỏi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự cấp thiết của chiến dịch Linebacker II vượt quá mọi sự tiên đoán ban đầu

Sự tham gia của Bộ Chỉ Huy Chiến Lược – SAC không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình đánh giá lâu dài. Vấn đề tiếp liệu, không thể thực hiện một cách ngày một ngày hai. Các yếu tố khác còn bao gồm những thứ mà không thể nhanh chóng đánh giá và nhận ra. Ngay cả vấn đề sắp xếp các đường bay để các máy bay xuất kích cũng đã là một vấn đề. Căn cứ Andersen được thiết lập để tiến hành các phi vụ bình thường trong nhiều giờ cho mỗi phi vụ thì nay phải thực hiện các sắp xếp các phi vụ trong suốt 24 giờ mỗi ngày và cả 7 ngày trong tuần

Máy bay ném bom B-52G được máy bay F-4 hộ tống trong chiến dịch ném bom Linebacker II - hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh - Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - B-52 stratofortress bomber escorted by F-4 fighters in Operation Linebacker II or Christmas Bombings in Vietnam war
Máy bay ném bom B-52G được máy bay F-4 hộ tống trong chiến dịch ném bom Linebacker II – hay còn gọi là chiến dịch ném bom lễ Giáng Sinh – Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – B-52 stratofortress bomber escorted by F-4 fighters in Operation Linebacker II or Christmas Bombings in Vietnam war

Các đội bay đã được lệnh sẵn sàng từ đầu năm 1972. Vào tháng 2 năm 1972, một phi đội ở căn cứ Carswell Air Force Base, Texas đang chuẩn bị để xuất kích theo một kế hoạch tập luyện bay ban đêm. Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm tra và đang chuẩn bị cất cánh thì phi hành đoàn được lệnh hủy bỏ lệnh bay và máy bay được chuyển về nơi đậu. Khi đội bay quay về phòng chỉ huy thì được lệnh tất cả quay về nhà, chuẩn bị hành lý và quay về căn cứ trong thời gian 4 giờ. Họ được lệnh sẽ bay bằng máy bay B-52 theo nhiệm vụ tạm thời với tuyến bay đường dài . Đó là chiến dịch Bullet Shot – Operation Bullet Shot nhằm chuẩn bị các máy bay B-52 để ngăn chận sự thâm nhập ngày càng gia tăng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam

Phi đội Oanh Tạc Cơ số 7 – 7th Bombardment Wing từ căn cứ căn cứ Carswell Air Force Base, Texas sẽ kết hợp cùng Phi đội Oanh Tạc Cơ số 96 – 96th Bombardment Wing từ căn cứ McCoy Air Force Base, Florida và Phi đội Oanh Tạc Cơ số 306 – 306th Bombardment Wing từ căn cứ Dyess Air Force Base, Texas sẽ bay đến căn cứ Andersen ở đảo Guam. Ban chỉ huy, lực lượng hỗ trợ,… của các phi đội cũng sẽ nhanh chóng đến đảo Guam. Các đơn vị máy bay B-52 trên nước Mỹ – CONUS cũng sẽ nhanh chóng triển khai thêm Phi đội Oanh Tạc Cơ số 60 – 60th Bombardment Wing và Phi đội Oanh Tạc Cơ số 63 – 63th Bombardment Wing

Mỗi phi vụ từ căn cứ U-Tapao kéo dài 3 giờ rưỡi và không cần tiếp nhiên liệu trên không. Các phi hành đoàn thực hiện phi vụ theo ca 8 giờ mỗi ngày. Các phi vụ từ đảo Guam đòi hỏi tiếp nhiên liệu trên không và kéo dài đến 12 giờ. Đó là phi vụ phức tạp hơn nhiều và mỗi ca của phi hành đoàn kéo dài đến 17-18 giờ. Nhiệm vụ trong nhiều giờ khiến cần gia tăng số lượng phi hành đoàn và các máy bay tiếp nhiên liệu. Do đó, các máy bay tiếp nhiên liệu được triển khai đến căn cứ Kadena Air Base, Okinawa còn các máy bay B-52 được đưa đến căn cứ Andersen , đảo Guam. Ngoài ra, một số máy bay tiếp nhiên liệu cũng được triển khai đến vài căn cứ ở Thái Lan và Philippines

Căn cứ Andersen bình thường chỉ có khoảng 3.000 người và khi chiến tranh Việt Nam diễn ra, căn cứ được tăng lên 4.000 người. Dần dà, đến tháng 7 năm 1972, căn cứ Andersen đã có đến 12.000 người. Những người tăng thêm nhằm thành lập Phi Đoàn Chiến Lược số 72 – 72nd Strategic Wing với các Phi Đội Oanh Tạc Cơ số 64, 65, 329 và 486. Phi đoàn này có khoảng 100 máy bay B-52G nhằm tăng cường cho khoảng 50 máy bay B-52D đang có sẵn . Máy bay B-52G là phiên bản hiện đại hơn máy bay B-52D với động cơ mạnh mẽ và hiệu quả hơn, ít tốn nhiên liệu hơn và cũng mang theo nhiều nhiên liệu hơn nên có tầm bay vượt trội so với B-52D

Trong suốt chiến dịch Bullet Shot – Operation Bullet Shot nhằm tăng cường các máy bay B-52 đã khiến căn cứ Andersen gần như quá tải. Cuộc sống gần như xáo trộn, các thành phố với các căn nhà bằng lều gợi nhớ đến thời kỳ chiến tranh Thế Giới Thứ 2. Việc nâng cấp căn cứ đã kéo dài hàng tháng . Chỉ việc cung cấp nơi ở cho một bộ phận nhân sự tăng cường đã chiếm đến 3 trong số 10 khu vực dựng lều có tên gọi “Canvas Courts”. Mỗi căn lều cho 12 người ở

Tòa nhà cao có tên gọi “Tin City” vốn được xây trước đó ở Andersen đã trở nên quá tải với hàng nghìn người ở. Tòa nhà này được lắp theo kiểu tiền chế bằng thép vốn được thiết kế làm nơi trú ngụ tạm thời với mỗi gian phòng dành cho 80 người nay phải chứa 200 người. Phòng không có máy điều hòa mà chỉ làm mát bằng quạt và trở nên hết sức nóng bức

Việc chăm sóc sức khỏe của các phi hành đoàn và các quân nhân trở nên vấn đề cấp thiết. Việc ăn ở, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe, … đã trở nên vấn đề nan giải. Hiện có 216 phi hành đoàn. Mỗi phi hành đoàn gồm 6 người đang tản mát khắp đảo trở nên rất khó quản lý do các phi hành đoàn này chỉ là biên chế nhiệm vụ tạm thời. Việc không tập trung quản lý sẽ xảy ra tình trạng biên chế lại hoặc nhầm lẫn trong việc xoay vòng chưa kể còn xảy ra tình trạng sai sót khi hoán đổi các phi hành đoàn giữa đảo Guam và Thái Lan

Xem lại : Chiến dịch Linebacker II – ném bom Giáng Sinh 1972Hà Nội 12 ngày đêmOperation Linebacker II  – Christmas Bombings Hanoi – P3

Xem lại : Chiến dịch Linebacker II – ném bom Giáng Sinh 1972Hà Nội 12 ngày đêmOperation Linebacker II  – Christmas Bombings Hanoi – P5

Leave A Reply