Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P4
5./ Máy bay MIG-21
Thời gian đầu, lực lượng không quân Bắc Việt còn non trẻ, chỉ được trang bị các máy bay vận tải hạng nhẹ như AL-2, IL-2, … của Liên Xô. Tháng 2 năm 1964, không quân Bắc Việt bắt đầu tiếp nhận các máy bay chiến đấu MIG-17 của Liên Xô với chiến thắng đầu tiên vào ngày 4 tháng 4 năm 1965 khi lần đầu tiên bắn hạ máy bay Mỹ F-105 Thunderchief trong cuộc tấn công cầu Hàm Rồng tại Thanh Hóa. Cũng trong năm 1965, không quân Bắc Việt bắt đầu tiếp nhận các máy bay chiến đấu MIG-21. Đây cũng là loại máy bay được đánh giá nhỏ, gọn, nhanh nhẹn, trang bị các tên lửa không đối không và đủ sức tranh phong với bất cứ máy bay nào của không quân Mỹ
Chiến thuật ưa thích của không quân Bắc Việt là tận dụng ưu thế nhanh nhẹn của máy bay MIG-21 để mai phục, tập kích, phóng tên lửa diệt máy bay Mỹ rồi nhanh chóng lẩn thoát về hướng Bắc, hướng về phía biên giới Việt Trung do không quân Mỹ không được phép đuổi theo do e ngại sẽ xâm phạm không phận Trung Quốc sẽ kéo theo quốc gia này tham chiến dẫn đến Liên Xô vào cuộc sẽ tạo thế chiến thứ 3
6./ Con người
Thời gian đầu, quân Bắc Việt và quân Giải Phóng được huấn luyện kém, trang bị tồi nên phần lớn chỉ áp dụng chiến thuật du kích, đánh nhanh, rút nhanh. Sau năm 1949, quân Bắc Việt được các cố vấn Trung Quốc sang huấn luyện kèm theo vũ khí từ Trung Quốc và Liên Xô đưa sang. Quân du kích dần dà có thể mở các chiến dịch lớn để đương đầu với quân đội Pháp để cuối cùng chiến thắng quân Pháp tại trận đánh Điện Biên Phủ
Sang những năm 1960, quân Bắc Việt bắt đầu nhận được nhiều vũ khí hiện đại từ Liên Xô như máy bay tiêm kích MIG-21, tên lửa SAM-2, xe tăng T-54, xe bọc thép PT-76, … các vũ khí này đều được các cố vấn và các chuyên viên Liên Xô, Trung Quốc sang hỗ trợ. Đặc biệt là các dàn tên lửa SAM-2 và máy bay MIG-21. Nhiều tướng lĩnh, kỹ sư, chuyên viên vũ khí, … Bắc Việt được đưa sang Liên Xô và Trung Quốc đào tạo, sau đó về làm lực lượng nòng cốt trong quân đội Bắc Việt. Lực lượng chuyên viên của Bắc Việt cũng có tinh thần học hỏi, thông minh, … nên nhanh chóng nắm bắt và có thể sử dụng thành thạo các vũ khí hiện đại
7./ Các ràng buộc của không quân Mỹ
Do các máy bay MIG-21 được các chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam huấn luyện và đào tạo nên các sân bay MIG-21 không bị không quân Mỹ oanh kích do e ngại sẽ giết chết người Liên Xô. Các máy bay chiến đấu F-8 Crusader chỉ được trang bị pháo nên dần dà lỗi thời. Đến những năm 1965, quân Mỹ đưa vào sử dụng các máy bay F-4 Phantom. Theo học thuyết không quân Mỹ, các chuyên gia đánh giá xu thế của chiến tranh hiện đại là chống các máy bay oanh tạc cơ chiến lược của Liên Xô nên các máy bay F-4 được trang bị các tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow và AIM-9 Sidewinder mà không được trang bị pháo.
Tuy nhiên, do e ngại các máy bay MIG-21 do chuyên gia Liên Xô huấn luyện và e ngại các máy bay do Trung Quốc đưa sang. Bộ Chỉ Huy quân sự Mỹ đã bắt buộc các máy bay chiến đấu Mỹ không được phóng tên lửa tấn công qua radar mà cần xác định bằng mắt thường đó là các máy bay của không quân Bắc Việt. Do đó làm mất lợi thế của tên lửa không đối không. Phần lớn các máy bay của không quân Mỹ bị bắn hạ là trong các cuộc chiến tầm gần
Chiến thuật ưa thích của không quân Bắc Việt là tận dụng ưu thế nhanh nhẹn của máy bay MIG-21 để mai phục, tập kích, phóng tên lửa diệt máy bay Mỹ rồi nhanh chóng lẩn thoát về hướng Bắc, hướng về phía biên giới Việt Trung do không quân Mỹ ở Việt Nam không được phép đuổi theo do e ngại sẽ xâm phạm không phận Trung Quốc sẽ kéo theo quốc gia này tham chiến dẫn đến Liên Xô vào cuộc sẽ tạo thế chiến thứ 3
8./ Sai lầm về chiến thuật và chính trị
Giai đoạn đầu của chiến dịch ném bom Linebacker II, các máy bay Mỹ bay theo các lộ trình quen thuộc nên hệ thống phòng không Bắc Việt dễ suy đoán và đánh chặn hiệu quả và bắn hạ nhiều máy bay Mỹ. Các ngày sau, không quân Mỹ thay đổi chiến thuật, sử dụng các tuyến đường thay đổi, không theo quy cũ nào và các ngày cuối gần như không có máy bay Mỹ nào bị bắn rơi.
Yếu tố chính trị cũng đóng vai trò then chốt trong nguyên nhân vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war ?. Do e ngại sẽ đánh chìm tàu Liên Xô, gây chiến với Liên Xô nên cảng biển Hải Phòng không bị oanh kích. Quân Bắc Việt đã thiết lập chốt Radar nơi này từ sớm đã đón bắt được các máy bay Mỹ bay từ vịnh Bắc Bộ vào. Các cuộc ném bom cũng theo nhịp độ vừa đánh vừa đàm, đặc biệt là giai đoạn 1968-1972, các cuộc oanh kích miền Bắc đã được đình lại nên hệ thống phòng không , kho bãi, giao thông, … của Bắc Việt cũng có thời gian sửa chữa, phục hồi và bổ sung lại. Dẫn đến nguyên nhân Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war .
Trong các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ miền Bắc, tổng thống Mỹ Johnson đã nắm quyền quyết định các mục tiêu sẽ bị ném bom. Trước đó, nguyên tắc bắt buộc là phía cơ quan MACV – tổng chỉ huy quân đội Mỹ phải đệ trình các mục tiêu cần oanh tạc ở miền Bắc Việt Nam lên cho Bộ Quốc Phòng Mỹ, cơ quan này tiếp tục trình lên tổng thống Johnson và phải được tổng thống chấp thuận thì các mục tiêu đó mới bị các máy bay Mỹ oanh kích. Các tướng lĩnh Mỹ cũng phàn nàn rằng các mục tiêu oanh kích bị hạn chế rất nhiều nên khiến các cuộc oanh kích không hiệu quả . Chẳng hạn, thời gian đầu, không quân Mỹ không được phép ném bom Hà Nội , các thành phố, các mục tiêu dân sự, …. mà chỉ được oanh kích các mục tiêu quân sự. Sau đó, các mục tiêu mới được kéo dài thêm bao gồm cầu cống, đường xá.
Các mục tiêu cũng bị giới hạn lúc đầu nằm dưới vĩ tuyến. Từ khi máy bay ném bom B-52 tham chiến ở Việt Nam lần đầu vào năm 1965 cho đến năm 1972, phần lớn tất cả các mục tiêu oanh tạc đều bị giới hạn dưới vĩ tuyến 17. Chỉ trong năm 1968, máy bay B-52 tiến hành 141 phi vụ oanh kích phía bắc khu phi quân sự DMZ nhưng cũng dưới vĩ tuyến 20 . Chỉ có chiến dịch Linebacker II vào tháng 12 năm 1972 hay còn gọi là chiến dịch ném bom Lễ Giáng Sinh , chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm, máy bay B-52 mới oanh tạc miền Bắc Việt Nam
Trong cuộc ném bom Giáng Sinh, đến nay, các tư lệnh không quân Mỹ vẫn phàn nàn rằng chiến dịch đã chấm dứt quá sớm. Trong chiến dịch ném bom Linebacker II, máy bay B-52 thực hiện 729 phi xuất, tổn thất 15 chiếc bị bắn trúng 25 chiếc, tỉ lệ tổn thất ở mức 2.06% , tỉ lệ bị bắn trúng là 3.4% là hoàn toàn chấp nhận được.
Xem lại : Vì sao không quân Mỹ không hiệu quả ở Việt Nam – Us air force with poor result in Vietnam war – P3