Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P19
Ở mặt trận Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam, căn cứ Tân Cảnh, Đắk Tô nhanh chóng bị quân Giải Phóng đánh chiếm – Easter Offensive 1972 in Vietnam war.
Tin tức về đoàn xe tăng của Quân Giải Phóng đang hướng về Tân Cảnh khiến quân phòng thủ thuộc trung đoàn 42 nơi đây hoảng hốt. Đến nửa đêm, tin tức báo về cho biết đoàn xe tăng đang tiến về phía Nam nhưng cũng chẳng có bất kỳ hành động nào được thực hiện để ngăn chận đoàn xe tăng này. Chỉ có vài khẩu pháo của VNCH bắn vu vơ về phía đoàn xe tăng. Thậm chí 2 câu cầu nằm trên QL 14 hướng về Tân Cảnh vẫn còn y nguyên
Khi trời gần sáng và khi xe tăng Quân Giải Phóng xuất hiện gần cổng, các binh sĩ trung đoàn 42 thật sự náo loạn, họ ném các quân hiệu và bỏ trốn. Đó là kết quả sau nhiều ngày bị pháo kích nặng nề, tinh thần các binh sĩ đã xuống cực thấp. Cảm thấy tình thế đã bất lực, các sĩ quan cố vấn đã được 1 trực thăng do cố vấn John Paul Vann trực tiếp đưa đến để di tản. Lúc này, tình thế ở căn cứ Tân Cảnh đã rất bi đát và không có ai để phòng thủ, sư đoàn trưởng sư đoàn 22 là đại tá Lê Đức Đạt và sư đoàn phó là đại tá Tôn Thất Hùng vẫn còn ở Bộ Chỉ Huy cũ, họ đã cho phá hủy các điện đài . Buổi trưa, trời mưa nặng hạt và ban chỉ huy cố gắng lợi dụng lúc trời mưa để thoát ra ngoài. Sau đó không ai biết thêm gì về tin của đại tá Đạt. Một số người cho biết, ông bị trúng đạn pháo và tử trận nhưng một số khác thì nói là ông đã tự sát khi căn cứ bị tràn ngập. Còn đại tá Hùng thì bị thương được một gia đình người Thượng cứu giúp, vài ngày sau thoát về được Kontum
Cùng với lúc quân Giải Phóng tấn công Tân Cảnh, 1 đơn vị khác của quân Giải Phóng cũng tấn công căn cứ Dakto II cách đó vài km về phía Tây đang do trung đoàn 47 phòng thủ. Hai chi đội thiết giáp và 1 trung đội bộ binh từ căn cứ Ben Het được lệnh rút về tăng viện theo đường 512. Khi đi được khoảng nửa đường và đến cây cầu Dak Mot, đơn vị chi viện bị quân Giải Phóng phục kích, súng chống tăng đã bắn hỏng toàn bộ các xe tăng M-41. Đây là lực lượng trừ bị cuối cùng của toàn bộ khu vực Dakto – Tân Cảnh
Không còn hy vọng giữ được căn cứ, bộ tư lệnh trung đoàn 47 quyết định rời bỏ căn cứ. Hậu quả là quân Giải Phóng đã hoàn toàn làm chủ khu vực này và mở rộng xuống tận Diên Bình ở phía Nam. Lúc này, sư đoàn 320 cũng gây áp lực nặng nề lên các căn cứ còn sót lại trên Dãy Cao Điểm Hỏa Tiễn – Rocket Ridge và ngày 25 tháng 4, Quân Đoàn II quyết định rút bỏ căn cứ 5 và căn cứ 6 do gần như đã bị cô lập và như vậy gần như toàn bộ phía Tây của sông Krong Poko đã rơi vào tay quân Giải Phóng. Đường tiến xuống Kontum đã hoàn toàn trống trải khi các chốt phòng thủ dọc Quốc Lộ 14 lần lượt di tản dưới áp lực pháo kích của quân Giải Phóng. Các đoàn quân VNCH tơi tả lần lượt rút về phía Nam, kéo theo họ là các gia đình binh sĩ và dòng người địa phương nối nhau di tản về hướng Kontum người dân nối
Trong khi Quân Giải Phóng đang thắng lợi ở Cao Nguyên thì ở vùng đồng bằng, sư đoàn 3 Quân Giải Phóng và các lực lượng địa phương đã cắt đứt Quốc Lộ 1 ở đèo Bồng Sơn, họ gây áp lực nặng nề lên 3 huyện phía Bắc là Hoài An, Hoài Nhơn và Tam Quan. Áp lực quá nặng khiến sư đoàn 22 với 2 trung đoàn 40 và 41 đã phải rút bỏ 2 căn cứ quan trọng là căn cứ English và căn cứ Bồng Sơn và một loạt các căn cứ phụ khác. Quân Giải Phóng sau đó nhanh chóng tiến lên phía Bắc dọc theo Quốc Lộ 1 và tiến xuống hướng Tây Nam dọc sông Kim Sơn, họ chiếm lấy thị trấn Hoài An và Tam Quan. Các vị trí khác trong khu vực đều trên đà sụp đổ. Nếu Kontum rơi vào tay quân Giải Phóng, gần như Vùng II Chiến Thuật sẽ bị cắt làm đôi.
Dù Không Quân Mỹ tiến hành yểm trợ mạnh mẽ, thế nhưng ở mặt trận Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 in Vietnam war, nhiều chỉ huy không tin việc có thể giữ được Kontum. Tướng Ngô Dzu là một trong số chỉ huy bi quan nhất. Ông bày tỏ sự hối hận khi đã từ chối không tăng cường 2 trung đoàn còn lại cho đại tá Đạt như khi được yêu cầu. Thậm chí, đại tá Đạt đã xin từ chức một ngày trước khi cuộc tấn công diễn ra do cảm thấy mình không được yểm trợ đầy đủ
Tướng Ngô Dzu cảm thấy nghi ngờ với lực lượng hiện tại chỉ còn sư đoàn 23 và một số liên đoàn Biệt Động Quân, ông cảm thấy không thể chống lại đợt tấn công của quân Giải Phóng với nhiều sư đoàn. Ông cho rằng Kontum và thậm chí Pleiku – nơi đặt bản doanh của Quân Đoàn II cũng không thể chống lại áp lực của quân Giải Phóng và sẽ rơi vào cảnh giống Tân Cảnh và Dakto. Để khôi phục lại tình thế, ngày 10 tháng 5, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bổ nhiệm thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn vốn là viên tướng thiết giáp, từng làm trưởng phòng hành quân của Quân Đoàn I để đảm nhiệm chức vụ tư lệnh Quân Đoàn II
Áp lực lên Kontum
Sau khi đánh bại sư đoàn 22 ở trận Tân Cảnh và trận Đắk Tô, quân Giải Phóng bắt đầu di chuyển về phía Nam hướng về Kontum dọc theo Quốc Lộ 14. Áp lực đè nặng lên phía bắc Kontum ngày càng tăng trong khi ở phía Nam Kontum, con đường Quốc Lộ 14 nối với Pleiku đã bị cắt đứt ở đoạn khu vực Chupao. Thị trấn Kontum đã bị bao vây. Các nỗ lực để đánh thông đường ở phía Nam Kontum chỉ khiến thương vong ngày càng nhiều mà vẫn không thành công.
Các nỗ lực tăng viện cho Kontum gần như không đạt kết quả gì khi con đường từ Pleiku đi lên vẫn bị chặn đứng. Lực lượng tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã được điều đi tăng viện cho Quảng Trị và An Lộc. Quân Đoàn II lúc này chỉ còn trông cậy hoàn toàn vào lực lượng hiện có. Ngày 28 tháng 4, bộ tư lệnh sư đoàn 23 đã di chuyển từ Ban Mê Thuột lên Kontum cách đó 160km để chỉ huy toàn bộ lực lượng trong khu vực và tổ chức phòng thủ Kontum. Phía Nam của Quân Đoàn 2 lúc này hoàn toàn trống trải và chỉ còn lực lượng địa phương
Kế hoạch phòng thủ của quân đoàn II là đưa 4 tiểu đoàn Biệt Động Quân lên trấn thủ Võ Định cách Kontum 20km về hướng Tây Bắc và dọc theo sông Krong Poko. Thêm 1 tiểu đoàn Biệt Động Quân nữa sẽ được tăng cường cho căn cứ Polei Kleng hay còn gọi là căn cứ Lệ Khánh vốn là 1 căn cứ thuộc lực lượng CIDG rất quan trọng , nằm ở ở phía Tây của Kontum. Trung đoàn 53 thuộc sư đoàn 23 sẽ chịu trách nhiệm phòng thủ Kontum. Liên Đoàn 2 và Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân sẽ chịu trách nhiệm đánh kềm chân quân Giải Phóng ở phía Bắc Kontum, dọc theo Quốc Lộ 14 để nhằm kéo dài thời gian tổ chức phòng thủ ở Kontum
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P18
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P20