Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war – P4

0 370

Trong cuộc trao đổi tù binh năm 1973, chỉ có 13 phi công của không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war bị bắn rơi trên đất Lào được phóng thích trong số hơn 500 phi công bi bắn rơi ở Lào. Ít nhất 1/3 trong số họ không rõ tung tích, nhiều người có khả năng đã bị giết chết

Trước khi các trực thăng giải cứu từ căn cứ Udorn có thể bay ra miền Bắc Việt Nam hoặc sang Lào để giải cứu phi công bị bắn rơi, vị trí phi công bị rơi sẽ được các máy bay cánh quạt A-1 Skyraider xác định và bảo vệ chung quanh. Có 1 phi đoàn máy bay A-1 tại căn cứ Udorn và 1 phi đoàn tại căn cứ Nakhon Phanom , đây là căn cứ nằm sát vùng cán chảo Lào. Căn cứ Nakhon Phanom còn có tên là căn cứ NKP được Không Quân Mỹ mở ra theo kiểu dã chiến nằm gần cán chảo Lào. Các đường băng làm bằng các vỉ sắt . Chỉ có các máy bay A-1 thường xuyên sử dụng đường băng này. Các máy bay đang thi hành nhiệm vụ gần đó gặp trục trặc hoặc các máy bay bị trúng đạn có thể quay về đây để hạ cánh hoặc ít nhất là nhảy dù xuống khu vực gần đây để lực lượng giải cứu có thể dễ dàng tiếp cận

Các máy bay F-105 và máy bay F-4 của không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war khi tiến hành oanh kích miền Bắc Việt Nam sẽ có chuyến bay kéo dài từ 1-3 giờ bay. Các máy bay này sẽ được các máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 tiếp dầu trên không. Cuối năm 1996, có 30 máy bay tiếp dầu KC-135 trên đất Thái Lan, 10 chiếc tại căn cứ Takhli và 20 chiếc ở căn cứ U-Tapao. Căn cứ U-Tapao là căn cứ mới nằm cách thủ đô Bankok 110km về phía Nam và trên vịnh Thái Lan. Các tàu chở dầu sẽ cập cảng ở đây và đưa lên căn cứ U-Tapao. Sau đó, nhiên liệu sẽ được các xe tải vận chuyển lên các căn cứ ở phía Bắc

Mỗi máy bay KC-135 sẽ mang khoảng tấn nhiên liệu, có khả năng tiếp nhiên liệu cho 4 máy bay chiến đấu trong thời gian chưa đến 30 phút và cũng còn dư rất nhiều . Các máy bay KC-135 thực hiện nhiệm vụ theo lịch trình đã định. Sáng sớm, các máy bay này tiếp đầy nhiên liệu và cất cánh lên phía Bắc Thái Lan và bay theo quỹ đạo thường xuyên để tiếp nhiên liệu cho các máy bay đang trên đường đi oanh kích. Sau một vòng bay, máy bay quay về vùng cán chảo Lào và tiếp nhiên liệu cho các máy bay đang trên đường bay về. Sau đó, máy bay KC-135 quay về lại căn cứ, nạp đầy nhiên liệu và đến trưa lại cất cánh với lịch trình giống như buổi sáng

Các máy bay tiếp dầu KC-135 khác cất cánh từ căn cứ Okinawa của Nhật Bản để tiếp nhiên liệu cho các máy bay B-52 từ căn cứ đảo Guam cách Việt Nam 3.800km để thực hiện các phi vụ oanh tạc kéo dài đến 10 giờ bay. Mỗi chiếc máy bay B-52 sẽ hút toàn bộ dầu của 1 chiếc KC-135. Mặc dù được tiếp dầu trên không, các máy bay B-52 cũng không mang tối đa lượng bom là 30 tấn để tấn công mục tiêu tầm xa mà thường chỉ mang 20 tấn hoặc ít hơn. Dù vậy, mỗi máy bay B-52 vẫn mang lượng bom gấp 10 lần một máy bay F-105 hoặc F-4 khi tấn công miền Bắc. Về sau, Không Quân Mỹ triển khai máy bay B-52 ở căn cứ U-Tapao và điều này cho phép máy bay B-52 có thể mang lượng bom tối đa và không cần tiếp dầu trên không

Máy bay ném bom B-52 trên căn cứ U-Tapao , Thái Lan trong chiến tranh Việt Nam - b-52 stratofortress bomber on U-Tapao airbase, Thailand in Vietnam war
Máy bay ném bom B-52 trên căn cứ U-Tapao , Thái Lan trong chiến tranh Việt Nam – b-52 stratofortress bomber on U-Tapao airbase, Thailand in Vietnam war

Các máy bay B-52 và KC-135 đều thuộc Sở Không Quân Chiến Lược – Strategic Air Command . Trên chiến trường Việt Nam và Lào, thường thì các máy bay B-52 bay ở độ cao 6.000-7.000m còn khi tấn công miền Bắc Việt Nam, các máy bay B-52 sẽ bay ở độ cao 10.000m-11.000m . Điều này khiến Sở Không Quân Chiến Lược e ngại rằng khi thường xuyên bay ở độ bay cao, các phi công sẽ mất dần khả năng bay ở độ cao thấp và sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ được dự trù trước đó là ném bom hạt nhân ở các quốc gia Liên Xô. Kết quả là các phi đoàn máy bay B-52 sẽ luân phiên nhau trở về Mỹ sau 6 tháng nhiệm vụ tạm thời ở Thái Bình Dương. Các phi hành đoàn máy bay KC-135 cũng thực hiện nhiệm vụ theo chế độ tạm thời. Trong khi đó, các phi đội chiến đấu cơ cùng các đơn vị trên mặt đất, đóng ở các căn cứ khởi đầu cuộc chiến cũng là theo chế độ tạm thời. Tuy nhiên, cuối cùng họ đều cảm thấy rằng họ là được biên chế theo chế độ dài hạn nghĩa là lên đến gần 12 tháng

Trong năm 1965, các phi đội từ Mỹ và Nhật luân phiên thay nhau đến khu vực Đông Nam Á theo chế độ tạm thời 4 tháng . Đến cuối năm 1965, các phi đội bắt đầu đóng quân lâu hơn tùy theo nhịp độ cuộc chiến. Mỗi căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Lan có một phi đoàn với 4 phi đội. Cuối năm 1966, các phi đoàn này được đánh số và thủ tục này được duy trì cho đến hết chiến dịch Sấm Rền. Các phi đoàn bao gồm : phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 355 – 355th Tactical Fighter Wing đóng ở căn cứ Takhli với các máy bay F-105, phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 388 – 388th Tactical Fighter Wing đóng ở căn cứ Korat với các máy bay F-105, phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 8 – 8th Tactical Fighter Wing đóng ở căn cứ Ubon với các máy bay F-4, phi đoàn chiến đấu cơ chiến thuật số 366 – 366th Tactical Fighter Wing đóng ở căn cứ Đà Nẵng với các máy bay F-4, phi đoàn máy bay trinh sát số 432nd – 432nd Tactical Reconnaissance Wing đóng ở căn cứ Udorn với các máy bay RF-4 và RF-101. Phi đoàn 432nd còn có 1 số máy bay chiến đấu RF-104 và sau đó là F-4

Các nhân viên không phụ trách bay sẽ thay phiên nhau với chu kỳ 1 năm / lần. Vào ngày kỷ niệm phi đội đến đóng quân, các nhân viên cũ sẽ rời đi và được thay bằng các nhân viên mới đến. Các phi hành đoàn thì theo thủ tục khác, họ sẽ về Mỹ sau khi thi hành 100 chuyến bay trên bầu trời Bắc Việt. Điều này cũng giống như thông lệ cũ là các phi công sẽ về nhà sau khi thực hiện 100 phi vụ trên bầu trời Bắc Triều Tiên . Thông thường, sẽ mất 7-8 tháng để thực hiện 100 chuyến bay này, tuy nhiên còn phụ thuộc các thay đổi về chính trị cũng như biến chuyển trong quá trình đàm phán với Bắc Việt. Khi không bay ở Bắc Việt, các phi công sẽ thi hành nhiệm vụ ở Lào, tuy nhiên sẽ không được tính vào các phi vụ đã thực hiện như ở Bắc Việt

Ngay cả khi nhiều phi công tình nguyện quay lại chiến trường Việt Nam lần hai hay thậm chí lần thứ ba, họ đều không muốn đối mặt với mạng lưới phòng không Bắc Việt. Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, phần lớn các phi công máy bay chiến đầu đều đã từng lái máy bay chiến đấu ở các nơi nào đó. Thế nhưng, theo đà cuộc chiến, các phi công được gửi đến để thay thế lại được đào tạo lái máy bay chiến đấu dù trước đó là đào tạo lái may bay ném bom hoặc vận tải

Xem lại từ đầu : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P1

Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P3

Xem lại : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P5

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex