Săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh – Truck hunting on Ho Chi Minh trail – P4
Trận Khe Sanh năm 1968 đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc chiến Săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam – Truck hunting on Ho Chi Minh trail in Vietnam war
Sau khi được đại tá Võ Bẩm thiết lập, con đường mòn Hồ Chí Minh hay còn gọi là đường Trường Sơn trải dài từ Bắc xuống Nam, dọc theo dãy núi Trường Sơn, băng qua đường số 9 nằm phía dưới khu vực Phi Quân Sự và các dãy cao nguyên thuộc Lào. Chuyến hàng đầu tiên đến miền Nam vào tháng 8 năm 1959. Tuyến đường này nhanh chóng thay đổi vào đầu năm 1960 khi các toán tuần tra của Nam Việt Nam khi đi tuần trên đường 9 phát hiện nhiều vũ khí, hàng hóa, … do các đội vận chuyển của Bắc Việt Nam bất cẩn làm rơi rớt. Chính phủ Sài Gòn nhanh chóng tăng cường tuần tra trên đường số 9 và siết chặt các chốt phòng thủ ở biên giới. Đoàn Vận Tải 559 – 559th Transportation Group phải dịch chuyển tuyến đường xa hơn về phía Tây Bắc nơi khu vực biên giới Lào về hướng khu vực Tchepone nằm sâu trong biên giới thuộc Lào . Đây là trạm vận chuyển cực kỳ quan trọng trến tuyến đường mòn Hồ Chí Minh
CHƯƠNG I
BƯỚC NGOẶC THAY ĐỔI
Khi trung tâm giám sát thâm nhập Task Force Alpha – Task Force Alpha’s Infiltration Surveillance Center đặt tại Nakhon Phanom ở Thái Lan được thiết lập, điều này báo hiệu bước ngoặc trong cuộc chiến trên không trên đường mòn Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi khi Không Quân Mỹ sử dụng các máy bay trinh sát, dọ thám, ném bom, … để tấn công và ngăn chận các xe tải và quân đội trên đường mòn Hồ Chí Minh. Các bức không ảnh từ các máy bay trinh sát, các đợt đột kích trên bộ vào hệ thống mê cung trên đường Hồ Chí Minh đã cung cấp cái nhìn tổng quan về tuyến đường này. Các thiết bị cảm biến cung cấp các thông tin rõ nét hơn. Trong đợt thử nghiệm cuối năm 1967 và đầu năm 1968 ở khu vực gọi là Mud River và Dump Truck đã cho kết quả rất đáng khích lệ. Các cảm biến này đã chuyển dữ liệu đến trung tâm phân tích của nhóm Task Force Alpha ở Nakhon Phanom đã cho thấy khả năng phát hiện sự di chuyển rõ ràng của các xe tải ở khu vực Mud River còn ở khu vực Dump Truck thì không rõ ràng do nhóm Task Force Alpha đã cắt giảm lượng cảm biến ở đây để chuyển đến khu vực Khe Sanh. Ở Khe Sanh, các thiết bị cảm biến đã phát hiện các đợt chuyển quân của Quân Giải Phóng và từ đó xác định các mục tiêu cho pháo kích và không quân
Trước khi trung tâm Task Force Alpha có thể hoạt động như kế hoạch, quân đội Mỹ đã chiến thắng trận Khe Sanh và cùng đồng minh miền Nam Việt Nam đánh bại cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Mặc dù phạm vi cuộc chiến và tầm ảnh hưởng của trận Tết Mậu Thân lớn và rộng hơn trận Khe Sanh, tuy nhiên lại ít ảnh hưởng đến cuộc chiến Săn xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh – Truck hunting on Ho Chi Minh trail so với trận Khe Sanh vốn kéo dài suốt tháng 3 và các tháng sau. Thực ra, trận đánh Tết Mậu Thân khá ngắn ngủi và cường độ ác liệt khá lớn. Trận đánh kéo dài nhất là ở Huế và đến ngày 24 tháng 2, quân Mỹ và Sài Gòn đã giành lại thành phố này. Đây được xem là chiến thắng biểu tượng cho việc đánh bại kế hoạch tổng tấn công nhằm lật đổ chính quyền Sài Gòn
Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và cuộc bao vây Khe Sanh khiến quân Mỹ dịch chuyển lượng lớn các máy bay vốn dành cho chiến dịch Sấm Rền ở miền Bắc sang các mục tiêu ở miền Nam. Lúc này, thời tiết ở miền Bắc cũng rất xấu và đã khiến các phi vụ oanh kích miền Bắc giảm 62% so với cùng kỳ năm 1967
Việc dịch chuyển các máy bay từ chiến dịch Sấm Rền và cuộc chiến Khe Sanh đã tác động mạnh mẽ đến cuộc chiến chống đường mòn Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam Lào. Căn cứ Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào khoảng cách khá ngắn và quân đội Bắc Việt tập trung để tấn công Khe Sanh đã trở thành các mục tiêu cho các máy bay hiện đại lẫn các máy bay loại cũ được cải biên như máy bay ném bom hạng nhẹ Douglas A–26 , máy bay huấn luyện T–28
Do bởi chi viện cho trận Khe Sanh, các phi xuất để tấn công các mục tiêu trên đường mòn Hồ Chí Minh giảm đi 25% trong tháng 2 với khoảng 6.000 phi xuất đã được triển khai. Khoảng 1.000 phi xuất trong số trên được sử dụng để tấn công ở khu vực phía Bắc Lào vốn xa đường mòn Hồ Chí Minh. Trong tháng 3, khi các mối hiểm nguy ở Khe Sanh đã giảm, các phi xuất để tấn công đường mòn ở Nam Lào đã tăng từ 5.000 phi xuất lên thành 6.000 bất chấp mùa khô đang gần kết thúc và các cơn sấm chớp đã bắt đầu ở tuyến đường mòn
Cuộc phòng thủ Khe Sanh đã chứng kiến sự hiệu quả của máy bay ném bom B-52. Trong suốt tháng 2 và tháng 3, toàn bộ các cuộc oanh kích bằng máy bay B-52 đều nhắm vào phía Tây của căn cứ và yểm trợ trực tiếp các đơn vị TQLC đang chiến đấu . Chẳng hạn trong tháng 3, máy bay B-52 đã tiến hành 1.463 phi xuất để yểm trợ Khe Sanh trong đó có 184 phi xuất tấn công quân Giải phóng ở gần Lào và chỉ có 200 phi xuất tấn công các mục tiêu khác ở miền Nam Việt Nam vốn không liên quan gì đến Khe Sanh
Tướng Westmoreland – chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam cho rằng, máy bay B-52 là công cụ thích hợp nhất để tiêu diệt và làm quân Giải Phóng mất tinh thần. Quân Giải Phóng thất bại trong việc chiếm cứ Khe Sanh đã chứng tỏ tướng Westmoreland đã đúng. Sau khi giải vây Khe Sanh vào tháng 4, tướng Westmoreland đã nói với báo chí rằng : “Hỏa lực của máy bay B-52 đã làm gãy xương sống của quân Giải Phóng”
Thành công trong việc phòng thủ Khe Sanh, ngoài việc các máy bay có thể đã tấn công đường mòn Hồ Chí Minh còn là việc đã đánh giá được các thiết bị cảm biến. Chẳng hạn các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đã dự vào các tín hiệu của các thiết bị này để xác định mục tiêu cho các cuộc pháo kích và không kích. Trong trận đánh Khe Sanh, các thiết bị cảm biến này đã giám sát các đợt chuyển quân của Quân Giải Phóng , thỉnh thoảng sẽ báo tín hiệu trực tiếp về trung tâm điều phối hỏa lực của TQLC ở Khe Sanh. Tuy nhiên, tín hiệu sẽ thường báo về trung tâm Task Force Alpha, khi các tín hiệu này được phân tích và cho thấy lộ trình di chuyển, lực lượng phòng thủ ở Khe Sanh sẽ tiến hành chỉ huy đợt tấn công bằng pháo kích hoặc không quân
Đại tá David E. Lownds – chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Khe Sanh đã khen ngợi :
“Các thiết bị cảm biến là dụng cụ hiệu quả để phối hợp hỏa lực”
Mặc dù các thiết bị cảm biến này không phải là giải pháp của mọi tình huống, vấn đề trong công tác phòng thủ, nó cũng không thể thay thế sự dũng cảm, hy sinh, khả năng chuyên nghiệp và sự cống hiến của các binh sĩ nhưng nó đã thúc đẩy tinh thần của các binh sĩ
Xem từ đầu : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – P1
Xem lại : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – đường mòn Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn – truck hunting on Ho Chi Minh trail – P3
Xem tiếp : Săn xe tải Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn – Ho Chi Minh trail – P5