Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 – P19

0 403

Trong trận Khe Sanh – Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 , vũ khí tạo sự hủy diệt khủng khiếp nhất chính là các đợt oanh kích bằng máy bay B-52

Quân Giải Phóng không dễ bị đánh bại. Họ cũng thường xuyên bắn rơi các máy bay của Không Quân Mỹ. Ngoài các trực thăng bị bắn hỏng và bị rơi thường xuyên, các máy bay phản lực cũng bị bắn rơi. Trong một phi vụ yểm trợ, chiếc A-4 Skyhawk của thiếu tá William E. Loftus thuộc Phi Đội 331 TQLC bị bắn hỏng nặng, anh nhận thấy không thể quay về phía bờ biển nên cố gắng điều khiển máy bay bay đến gần căn cứ Khe Sanh và nhảy dù xuống căn cứ bên dưới. Máy bay lao xuống và phát nổ ở cánh rừng gần căn cứ còn thiếu tá William E. Loftus đáp dù xuống ngay gần hàng rào kẽm gai của đại đội B , 1/26 TQLC. Dù của anh vướng vào hàng rào kẽm gai và trung úy Dillion cùng 2 binh sĩ khác đã đến giúp anh. Sau khi được giải thoát khỏi cánh dù bị vướng. Thiếu tá William E. Loftus hóm hỉnh :

“Nếu anh không quá xấu xí, tôi sẽ hôn anh để cảm ơn”

Một trong những vụ thoát nạn gần nhất là vào cuối tháng 1 khi trung tá Harry T. Hagama thuộc phi đội 323 TQLC cùng phi công phụ sĩ quan radar là đại úy Dennis F. Brandon dẫn đầu một đội bay F-4 tấn công một vị trí phòng không của quân Giải Phóng. Sau loạt bom đầu tiên, quân Giải Phóng vẫn bắn lên liên tiếp, máy bay F-4 của trung tá Harry T. Hagama bị trúng đạn và loạng choạng . Đại úy Brandon bật dù thoát ra còn Hagama cố gắng giữ thăng bằng cho chiếc máy bay F-4 nhưng chiếc máy bay càng lúc càng mất độ cao và liên tục xoay vòng , anh kéo cần bật dù khẩn cấp nằm ở gần giữa 2 chân và kịp bung dù trước khi máy bay đâm sầm xuống đất và nổ tung. Cả hai người đều đáp dù xuống gần vị trí quân Giải Phóng và họ biết quân Giải Phóng đang lùng sục họ. Cả hai trốn trong các bụi cỏ voi và cố tình tạo dấu vết vệt cỏ họ đi để đánh lạc hướng trong khi họ đi theo lối khác. Một lúc sau, trực thăng cứu hộ đến và cứu họ về an toán

Trong trận Khe SanhBattle of Khe SanhSiege of Khe Sanh 1968 , trong số các vũ khí tạo ấn tượng mạnh nhất, có thể nói máy bay B-52 là xếp đầu tiên. Các máy bay B-52 thuộc không đoàn oanh tạc cơ hạng nặng số 4133 – 4133d Provisional Heavy Bombardment Wing từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam và Không Đoàn Oanh Tạc Cơ Chiến Lược 4258 – 4258th Strategic Bombardment Wing ở Thái Lan . Mỗi máy bay mang theo 27 tấn bom với khoảng 108 quả bom các loại. Các phi vụ thuộc chiến dịch ném bom Ánh Hồ Quang – Arc Light đã tấn công các vị trí tập trung quân, kho tàng, … của quân Giải Phóng chung quanh căn cứ Khe Sanh. Các mục tiêu này đã được lập trình sẵn trên máy bay và cuộc oanh kích sẽ diễn ra từ độ cao 10.000m. Các cuộc ném bom là mô hình chiến tranh không có sự can thiệp của con người do các phi công gần như không thấy được hay cảm nhận được bom nổ phía dưới máy bay

Trong trận Khe Sanh, mỗi phi vụ của máy bay B-52 được tiến hành với 3 chiếc máy bay và kết quả của cuộc oanh kích rất khủng khiếp. Các chuỗi bom nổ kéo dài nhiều km và sức nổ của các chuỗi bom làm rung chuyển cả khu vực chung quanh với bán kính vài nghìn mét. Một quyển nhật ký của quân Bắc Việt bị quân Mỹ thu giữ được có ghi  chép :

“Ngày 18 tháng 2, cuộc oanh tạc dữ dội bằng máy bay B-52 đã khiến phổi của tôi bị chấn thương nặng”

Trong trận Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 đã có nhiều trường hợp, sau cuộc oanh kích bằng máy bay B-52, quân Mỹ phát hiện nhiều binh sĩ Bắc Việt còn sống sót đi lảo đảo như ngây dại quanh các hố bom với máu trào ra từ mũi và miệng do sức ép khi bom nổ. Thường thì các binh sĩ Bắc Việt dù sống sót do bom ném không trúng nhưng ở bán kính gần cũng bị sức ép làm bất tỉnh và chấn thương do xuất huyết nội tạng sẽ dẫn đến tử vong. Do đó, các cuộc oanh kích bằng B-52 không diễn ra gần vị trí TQLC

Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Arc Light, Không Quân Mỹ giới hạn khoảng cách không cho máy bay B-52 ném bom gần vị trí quân Mỹ. Quân Giải Phóng đã lợi dụng điều này để đưa quân áp sát vị trí quân Mỹ để tránh bom và điều này đã diễn ra trong các trận đánh ở Cồn Tiên thuộc vùng I Chiến Thuật và tiếp tục diễn ra trong trận Khe Sanh. Các tiền sát viên của quân Mỹ đã phát hiện quân Giải Phóng cho đào các chiến hào để áp sát căn cứ Khe Sanh và Không Quân Mỹ đã cho dời vị trí ném bom đến gần vị trí phòng thủ quân Mỹ hơn

Thoạt đầu trung tá Lownds – chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh e ngại dư chấn từ bom nổ sẽ khiến làm sập các chiến hào phòng thủ nhưng sau đó ông chấp nhận. Đợt oanh kích đầu tiên bằng máy bay B-52 bên trong đường biên an toàn trước đây đã khiến quân Giải Phóng hoàn toàn bất ngờ và thiệt hại nặng

Theo sĩ quan tình báo phụ trách mục tiêu Target Intelligence Officer (TIO) của trung đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh là đại úy Mirza N. Baig cho biết, máy bay B-52 là vũ khí có độ chính xác cao và được sử dụng rất nhiều tại trận Khe Sanh. Khoảng 95% các phi vụ máy bay B-52 là phục vụ yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 26 TQLC tại Khe Sanh. Các mục tiêu cần oanh kích sẽ được trình lên bộ chỉ huy sư đoàn 3 TQLC khoảng 15 giờ trước khi oanh kích. Tỉ lệ oanh kích khoảng 8 phi vụ / ngày

Trước khi oanh kích khoảng 3 giờ, các sĩ quan mục tiêu TIO có thể chuyển hướng máy bay B-52 sang mục tiêu khác nhưng thường thì mục tiêu sẽ được tuân thủ triệt để ngay từ đầu. Về sau, các máy bay B-52 với đội hình 3 chiếc, xuất phát từ căn cứ ở Thái Lan và đảo Guam, điều này cho phép nhịp độ oanh kích bằng  máy bay B-52 trong trận Khe Sanh lên đến 90 phút / phi vụ

Các đợt oanh tạc bằng máy bay B-52 đã gây ấn tượng rất lớn đến tinh thần binh sĩ TQLC trong trận đánh Khe Sanh. Xen kẻ các đợt ném bom bằng B-52 là các đợt không kích chiến thuật, mặc dù không uy lực như máy bay B-52 trong chiến dịch Ánh Hồ Quang – operation Arc Light nhưng các máy bay chiến thuật có thể tấn công với độ chính xác cao, dễ dễ chuyển mục tiêu và có thể oanh kích trong mọi điều kiện thời tiết 

Trong trận Khe Sanh, cơ quan chỉ huy các cuộc không kích là Đội Hỗ Trợ Radar Bravo – Air Support Radar Team – Bravo (ASRT- Bravo) thuộc phi đội hỗ trợ số 3 được chuyển từ Chu Lai đến Khe Sanh ngày 16 tháng 1 . Nhóm này sử dụng chiếc xe tải hạng nặng được gia cố để chứa các máy tính và sử dụng radar TPQ-10 để điều khiển các đợt oanh kích từ mặt đất

Radar TPQ-10 sẽ phát luồng tín hiệu để liên kết với máy bay, các tọa độ máy bay. Tọa độ mục tiêu, hướng gió, …. sẽ được Trung Tâm Chỉ Huy Hỏa Lực Yểm Trợ –  Fire Support Coordination Center (FSCC) tính toán và gửi đến máy tính để tính toán. Máy tính cũng nhận các tín truyền về từ radar về tốc độ máy bay, độ cao, chủng loại máy bay, loại bom mang theo, … Sau khi tính toán, máy tính sẽ báo đến phi công máy bay. Ngay khi chuẩn bị đến thời điểm quyết định, sĩ quan điều khiển sẽ báo trước cho phi công và phi công sẽ nhấn nút ném bom

Xem lại từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P1

Xem lại : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P18

Xem tiếp : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P20

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex