Trận Tết Mậu Thân 1968 – The General Tet Offensive 1968 – P2
Chiến dịch Cedar Falls và Chiến dịch Junction City là các trận đánh lớn đã diễn ra trong chiến dịch Tìm và Diệt trước thời điểm của Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Chiến dịch Cedar Falls huy động lực lượng quân đội VNCH bao gồm lữ đoàn 1 Nhảy Dù, trung đoàn 7 và 8 thuộc sư đoàn 5 bộ binh và 1 tiểu đoàn Biệt Động Quân
Kết quả thu được trong chiến dịch Cedar Falls rất đáng kể, quân Mỹ và VNCH đã tiêu diệt 720 Quân Giải phóng, bắt giữ 217 tù binh, kêu gọi được 666 người chiêu hồi, thu được 3.700 tấn gạo, 27 súng cộng đồng, 555 súng cá nhân, phá hủy 509 công trình xây dựng, 424 công trình dưới lòng đất, 334 tàu xuồng các loại
Trong chiến dịch Cedar Falls, các xe ủi cỡ lớn có tên Rome plow đã được sử dụng rộng rãi để phá hủy các rừng cây rậm rạp, tạo ra các khu vực trống trải để các xe cơ giới có thể di chuyển dễ dàng cũng như có thể phát hiện mọi vật bên dưới từ máy bay
Mặc dù chịu tổn thất nặng trong chiến dịch Cedar Falls, tuy nhiên chỉ 2 ngày sau khi quân Mỹ rút đi, quân Giải Phóng đã hoạt động trở lại với sự bổ sung quân số từ nguồn bổ sung dồi dào của mình. Các tin tức tình báo cho thấy, nguồn bổ sung của quân Giải Phóng giúp cho quân Giải Phóng có thể hồi phục nhanh chóng dù bị thiệt hại nặng đến mức nào. Điều này cho thấy, các chiến dịch trong thời gian ngắn không đủ để phá hủy tận gốc các căn cứ quân Giải Phóng và không đủ để khai thác thành quả đạt được của chiến dịch. Quân Mỹ cũng thấy rằng họ cần đóng quân ở lại khu vực đó sau khi chiến dịch chấm dứt
Chính do rút ra bài học trên, ngay sau khi chấm dứt chiến dịch Cedar Falls, quân Mỹ đã lập tức triển khai tiếp chiến dịch Junction City. Chiến dịch này kéo dài đến 3 tháng và triển khai lực lượng đông hơn chiến dịch trước. Mục tiêu của chiến dịch này là Chiến Khu C và là nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cùng cơ quan chỉ huy mọi hoạt động quân sự miền Nam là Trung Ương Cục Miền Nam – the Central Office for South Vietnam (COSVN ) . Chiến khu C rộng khoảng 450km2 và cách biên giới Campuchia khoảng 40km . Đây là vùng với nhiều cây bụi cùng nhiều cây có nhiều tầng lá, khu vực rất khó đi lại và được mệnh danh là vùng không thể thâm nhập. Đây là khu vực mà Trung Ương Cục Miền Nam đặt bộ chỉ huy quân sự, cơ quan đầu não chính trị, … Đây cũng là nơi có nhiều căn cứ hoạt động, trung tâm huấn luyện tân binh, bệnh viện, nơi điều trị bệnh nhân, cơ quan hậu cần, …
Mục tiêu của chiến dịch Junction City là phá hủy khu vực này, tiêu diệt cơ quan Trung Ương Cục Miền Nam và cải biến khu vực này thành chuỗi các căn cứ quân sự, căn cứ yểm trợ để ngăn chận quân Giải Phóng xâm nhập miền Nam từ phía biên giới Campuchia
Ngày 22 tháng 2 năm 1967, chiến dịch Junction City được bắt đầu, lực lượng bao gồm 2 sư đoàn với 22 tiểu đoàn và 14 tiểu đoàn pháo binh. Phía lực lượng VNCH tham gia bao gồm 2 trung đoàn với 4 tiểu đoàn bộ binh
Chiến dịch Junction City mang lại kết quả lớn nhất chính là đã khiến đơn vị trụ cột của Chiến Khu C là Công Trường 9 hay còn gọi là Sư Đoàn 9 bị thiệt hại nặng với tổn thất 2.728 chết, 34 bị bắt giữ và 139 đầu hàng. Vũ khí bị thu giữ bao gồm 100 vũ khí cộng đồng, 491 vũ khí cá nhân. Hơn 4.000 công trình hầm ngầm, công sự chiến đấu, lán trại, … bị phá hủy.
Mặc dù tổn thất nặng, phía Trung Ương Cục Miền Nam đã thoát qua phía biên giới Campuchia và sau khi quân Mỹ rút khỏi, họ lại quay về miền Nam Việt Nam
Về phía chính quyền VNCH, Trước khi diễn ra Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968, thời gian khó khăn nhất đã qua. Nền an ninh ngày càng trở nên vững vàng hơn nhờ vào các chiến dịch Tìm và Diệt. Tháng 9 năm 1966, Quốc Hội Lập Hiến được thành lập thông qua bầu cử tự do. Hiến Pháp mới được xây dựng và ngày 1 tháng 11 năm 1967, nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập
Cả phía Mỹ và VNCH đều thống nhất chiến lược như sau : phía VNCH sẽ đảm nhiệm công tác bình định ở các vùng nông thôn, thị trấn, … còn phía quân Mỹ sẽ đảm nhiệm việc phòng ngự ở khu Phi Quân Sự và phía Biên Giới để ngăn chận sự xâm nhập của quân Bắc Việt đồng thời tiến hành các chiến dịch Tìm và Diệt
Tình hình nửa cuối năm 1967
Nhờ các chiến dịch bình định và chiến dịch Tìm và Diệt, các tháng cuối năm 1967 tương đối yên lặng. Thống kê cho thấy hơn 67% dân số của miền Nam Việt Nam được số dưới nền an ninh an toàn do chính phủ kiểm soát. Con số này đã cho thấy sự tiến triển khi chỉ có 62% dân số thuộc quyền chính phủ kiểm soát dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Trong số 242 quận huyện, thị trấn thì có 222 thị trấn được chính phủ kiểm soát. Toàn miền Nam Việt Nam có 12.600 làng xã, trong đó 8.600 làng xã thuộc chính phủ kiểm soát, 3.500 làng xã thuộc dạng mất kiểm soát hoặc đang giành quyền kiểm soát
Khi tình hình an ninh dần được kiểm soát thì tền kinh tế của miền Nam Việt Nam cũng bắt đầu được hồi phục . Bên cạnh đó, nguồn tài chính do Mỹ viện trợ cũng đã giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Nhiều việc làm được tạo ra, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng giảm và sức mua tăng lên. Ngành công nghiệp dịch vụ và thực phẩm đã phát triển mạnh do hỗ trợ cung cấp cho quân Mỹ và lực lượng thuộc Thế Giới Tự Do
Mặc dù tiêu chuẩn sống của dân thành thị lẫn dân nông thôn đều được nâng lên. Nhiều người cho rằng sự phát triển này là giả tạo. Đặc biệt, sự bất ổn của xã hội đã xuất hiện do sự hiện diện của 485.000 lính Mỹ và 60.000 lính thuộc Thế Giới Tự Do
Đến cuối năm 1967, tổng lực lượng của VNCH, Mỹ và đồng minh vào khoảng 1.2 triệu người. Lực lượng tác chiến được sự hỗ trợ của 3.100 trực thăng và máy bay. Tháng 4 năm 1957, các máy bay B-52 của Mỹ đã di chuyển từ căn cứ đảo Guam đến căn cứ Utapao trên đất Thái Lan. Điều này rút ngắn lộ trình đến Việt Nam gần 9.000km và giúp gia tăng tầng suất tham chiến ở Việt Nam
Niềm lạc quan bắt đầu xuất hiện. Tướng Westmoreland trong lần báo cáo trước Quốc Hội Mỹ vào tháng 11 năm 1967 đã bày tỏ sự tin tưởng rằng quân Mỹ có thể rút dần quân khỏi Việt Nam vào cuối năm 1968
Mặc dù không thể phủ nhận rằng tình thế đã tốt hơn nhiều, tuy nhiên sự bất ổn vẫn còn hiện diện, đặc biệt là ở các vùng biên giới. Ở vùng phi quân sự, từ ngày 27 tháng 11, quân Mỹ ở căn cứ Cồn Tiên liên tục bị quân Bắc Việt tấn công liên tục hơn 49 ngày. Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, Carroll là các căn cứ quân sự Mỹ nằm ở phía Nam Khu Phi Quân Sự để ngăn chận sự xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam
Xem lại từ đầu : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968
Xem lại : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P1
Xem tiếp : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968 – P3
Thẻ : Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 – Trận Mậu Thân 1968 – Tết Mậu Thân 1968 – The General Offensive 1968 – Tet Offensive 1968