Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – Trận An Lộc – P28
Trong vòng vây An Lộc hay trận An Lộc – Battle of An Lộc trở thành tâm điểm ở vùng 3 trong Mùa Hè Đỏ Lửa – chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ – Easter Offensive 1972 in Vietnam war, các khẩu súng chống tăng các khẩu súng chống tăng M72 LAW đã chứng tỏ sự hiệu quả trong việc chống lại xe tăng của quân Giải Phóng
Trong đợt tấn công trong trận An Lộc – Battle of An Loc ngày 13 tháng 4, một số xe tăng Bắc việt đã phá vỡ tuyến phòng thủ của quân VNCH và tràn được vào trong thị trấn An Lộc. Tuy nhiên, quân Giải Phóng đã sai lầm khi không có binh sĩ theo yểm trợ xe tăng. Các xe tăng đã bị cô lập khi vào bên trong thị trấn, một chiếc xe tăng T-54 Bắc Việt đã chạy dọc theo con đường Nguyễn Huệ từ bắc xuống Nam mà không xác định được đường đi và không có người theo yểm trợ nên bị phá hủy bằng súng M72 LAW, 4 xe tăng T-52 khác bị phá hủy, 1 chiếc khác đầu hàng sau khi bị hết đạn. Binh sĩ đầu hàng cho biết các xe tăng này thuộc tiểu đoàn 1 , trung đoàn 203 thiết giáp Bắc Việt. Đơn vị này di chuyển từ Bắc, đi theo đường biên giới xuyên qua Lào và xuống vùng Campuchia. Đơn vị này được giao nhiệm vụ một ngày trước khi diễn ra trận Bình Long và sau đó tham gia trận An Lộc
Bộ tư lệnh Quân Đoàn III đã sửng sốt trước sự xuất hiện đông đảo của xe tăng quân Giải Phóng trong trận An Lộc. Lúc đầu, bộ tư lệnh Quân Đoàn III còn cho rằng đó là sự phóng đại. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1971, tin tình báo cho thấy quân Giải Phóng đã tập trung xe tăng ở khu vực Kratie, Dambe và Chup thuộc Campuchia. Đến tháng 12 năm 1971, Ban tình báo G-2 của Quân Đội Campuchia cũng xác nhận cho biết có khoảng 30 xe tăng quân Bắc Việt đang tập trung ở khu Căn Cứ 361 – Base Area 361 thuộc Campuchia. Tuy nhiên, các bức không ảnh không chụp được hình ảnh hay dấu vết các xe tăng do các xe tăng này được giấu kỹ hoặc di chuyển vào ban đêm, Điều này khiến Bộ tư lệnh Quân Đoàn III không tin rằng quân Giải Phóng đang có lượng lớn xe tăng để chuẩn bị cho trận An Lộc
Có lẽ, Trung Ương Cục Miền Nam – COSVN cho rằng lực lượng xe tăng sẽ là chìa khóa cho chiến thắng trong trận An Lộc trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Họ chắn chắn sẽ chiếm được Bình Long trong 5-10 ngày. Để đảm bảo chiến thắng và cũng do không có đơn vị nào thuộc sư đoàn 9 hay các đơn vị nào khác của Bắc việt đã được huấn luyện tác chiến phối hợp và hiệp đồng các binh chủng nên Trung Ương Cục Miền Nam quyết định sẽ tự chỉ huy lực lượng xe tăng. Điều này đã dẫn đến các đơn vị xe tăng đã hầu như tác chiến độc lập mà không có sự phối hợp với các đơn vị bộ binh
Trong ngày 13 tháng 4, 2 trung đoàn 271 và 272 của sư đoàn 9 đã tấn công thị trấn An Lộc. Đợt tấn công này đã vấp phải sự kháng cự của lực lượng phòng thủ dưới sự yểm trợ của Không Quân Mỹ. Sư đoàn 9 đã tổn thất hơn 400 người chỉ trong 1 ngày với hơn phân nửa tổn thất là do máy bay . Mặc dù vậy, họ vẫn tiếp tục tấn công, ngày 14 tháng 4, lại một đợt tấn công mới diễn ra, mở đầu là cuộc pháo kích ác liệt, tiếp theo đó là lực lượng xe tăng, lần này có các đơn vị nhỏ bộ binh đi kèm. Một trong các chiếc xe tăng T-54 đã tiến sâu vào thị trấn và chỉ cách trụ sở chỉ huy sư đoàn 5 với khoảng cách 500m trước khi bị bắn hạ và cuộc tấn công lần 2 lại thất bại.
Sau 2 ngày chiến đấu, tinh thần của binh sĩ VNCH vẫn cao, họ ý thức rằng “giữ vững hay là chết”. họ chiến đấu với lòng tin rằng họ sẽ không bị bỏ rơi. Họ sẽ được tiếp tế đầy đủ và tăng viện khi yêu cầu.
Lữ đoàn 1 Nhảy Dù lúc này được rút khỏi trận đánh ở khu vực Tàu Ô, lữ đoàn Nhảy Dù được tái bổ sung. Ngày 13 và 14, tiểu đoàn 6 của lữ đoàn 1 Nhảy Dù được trực thăng vận chuyển và đổ bộ xuống đồi 169 và đồi Gió – Windy Hill cách thị trấn An Lộc khoảng 3km về phía Đông Nam . Ngoài ra tin tức về sư đoàn 21 Bộ Binh từ vùng IV Chiến Thuật đã được đưa đến và đang chiến đấu ở khu vực Tàu Ô để tiến lên giải vây Xuân Lộc. Tin này đã khích lệ rất lớn đến tinh thần của các binh sĩ phòng thủ An Lộc
Ngày 15 tháng 4, quân Giải Phóng lại mở cuộc tấn công mới, lần này có đến 11 xe tăng T-54 để yểm trợ. Cuộc tấn công diễn ra ác liệt, 1 xe tăng T-54 đã tiến được đến khu vực Ban Chỉ Huy Sư đoàn 5 Bộ Binh và phát pháo trực diện đã trúng vào Ban 3 của Tiểu Khu Bình Long khiến các nhân viên Ban 3 và 2 nhân viên Ban Tham Mưu bị thương. Cuộc chiến kéo dài đến chiều và 9 trong số 11 xe tăng quân Giải Phóng bị phá hủy
Ngày 16 tháng 4, trận An Lộc giảm hẳn cường độ của các cuộc chạm súng, sau 3 ngày giao tranh, quân Giải Phóng mất 23 xe tăng. Phần lớn các xe tăng là T-54 và T-59. Quân Giải Phóng đã kiểm soát được khu vực phía Bắc bên ngoài của thị trấn. Vòng vây trận An Lộc đang ngày càng thắt chặt
Đợt đầu tấn công trong trận An Lộc đã khiến quân Giải Phóng bị thiệt hại nặng. Trung Ương Cục Miền Nam quyết định chuyển hướng tấn công sang khu vực Đồi 169 và Đồi Gió là nơi Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đang đóng quân. Lực lượng tấn công gồm trung đoàn 275 của sư đoàn 5 và trung đoàn 141 của sư đoàn 7. Nhiệm vụ tấn công thị trấn An Lộc vẫn thuộc lực lượng thuộc sư đoàn 9
131
Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P27
Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P29