Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P18

0 473

Phần 18 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Nền kinh tế giao thời: 1973

Nói chung, nhìn vào kinh tế miền Nam lúc giao thời từ chiến tranh sang ‘’hậu chiến’’, từ có Mỹ tới không có Mỹ, ta thấy có sáu đặc tính rõ ràng [7]:

Thứ nhất là cấu chênh lệch: Nghiêng hẳn về cung cấp dịch vụ, tương đương bằng 55% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Đặc biệt là dịch vụ quốc phòng, hành chánh, quân đội Đồng Minh. Sản xuất hàng hóa, vật dụng chẳng có là bao.

Thứ hai là mức lệ thuộc vào nhập cảng: Ngoài gạo còn xăng nhớt, phân bón, xi măng, hàng tiêu thụ, vật liệu sản xuất. Tất cả tương đương với hơn một nửa tổng số cung hàng hóa. Trung bình là phải nhập 750 triệu đô la một năm, khoảng 40 đô la đổ đồng trên đầu người (nên nhớ đây là đồng đô la với mãi lực thời ấy). Đang khi đó xuất cảng (cao xu, trà, hải sản, lông vịt) chỉ vào khoảng 4%-5% nhập cảng.

Thứ ba là mức tiết kiệm sụt xuống số âm: Trung bình bằng -5% tổng sản lượng gộp nội địa GDP. Lúc còn hòa bình, nó là số dương. Có năm đã lên tới +6% GDP (1960). Khi không còn tiết kiệm nội địa thì đầu tư cho phát triển phải tùy thuộc vào tiền bạc từ bên ngoài.

Thứ tư là gánh nặng kinh tế của nạn nhân chiến cuộc: Đoàn người di tản từ những vùng thiếu an ninh, đặc biệt là miền Trung, đã lên tới vài triệu. Một số đông di tản về thành thị, làm số người ở đây lên tới 40% tổng dân số (năm 1960 chỉ có 22%). Kết quả là thất nghiệp cao ở thành thị (14%) cùng với những tệ đoan xã hội đi kèm. Đang khi đó nông thôn lại thiếu người canh tác.

Thứ năm là gánh nặng quốc phòng: Tình trạng an ninh ‘’thời hậu chiến’’ còn đòi hỏi một nhu cầu quốc phòng quá lớn, cần chi tiêu tới 50% ngân sách (242 tỷ đồng).

Tài trợ cho phát triển chỉ còn 9% (66 tỷ đồng). Rồi vấn đề nhân lực: 1,2 triệu thanh niên còn phải vác súng, chưa kể 310.000 công, tư chức. Ngoài ra còn số người di tán kể trên, tất cả cũng vượt 30% nhân lực lao động.

Thêm vào năm điểm này phải kể tới một điểm quan trọng khác:

Thứ sáu, tâm lý dựa vào viện trợ: Nhìn lại giữa thập niên 1960, ta thấy cái tâm lý này nó đã mau bén r ễ. Nền kinh tế Việt Nam bé nhó, hậu tiến, sản xuất căn bản là nông nghiệp. Khi quân đội Mỹ ào ạt kéo sang, nhu cầu quốc phòng, tiêu dùng, xây dựng hạ tầng cơ sở nhảy vọt. Mà sản xuất nội địa còn yếu kém, căn bản chỉ là gạo thóc. Để tránh tình trạng khan hiếm, lạm phát phi mã thì chỉ còn cách nhập hàng hóa từ ngoài vào. Nhưng lại nhập quá nhiều và quá nhanh. Tài trợ nhập hàng hóa gồm bốn nguồn: Viện trợ nhập cảng (CIP) (Capital Improvement Projects có nghĩa là những dự án chính) + viện trợ thực phẩm phụng sự hòa bình + viện trợ dự án + số đô la phía Mỹ mua tiền Việt Nam. Tổng số này đang từ 162 triệu năm 1964 tăng lên tới 830 triệu năm 1966, cao hơn năm lần. Tiền bạc dồi dào, cứ thế mà xài. Chi tiêu công cũng như tư có bề thả lỏng.

Cả Sài Gòn chẳng thấy thiếu thứ gì: Radio, TV, tủ lạnh, máy điều hòa không khí. Báo chí ngoại quốc gọi Sài Gòn là Hondaville. Ngoài nhập cảng, lại còn một nguồn khác: Thuốc lá, rượu mạnh, đồ gia dụng từ hệ thống tiếp liệu PX lọt ra thị trường. Cứ đứng trước cổng căn cứ Long Bình mà xem thì rõ.

Chính sách kinh tế thường hay được tính toán dựa theo dự phóng xem số tiền đô la sẽ bơm vào nền kinh tế là bao nhiêu.

Sự kiện này làm tăng lên cường độ của tâm lý lệ thuộc kinh tế Việt Nam tai hại hơn, nó lại mang tới nhiều cơ hội tham nhũng cho nhiều người, ở mọi tầng lớp, trở thành ung nhọt xã hội.

Triển vọng tái thiết

Thế nhưng, đằng sau những vấn đề khó khăn, những yếu kém, lại có những yếu tố thuận lợi cho công cuộc phát triển.

Với một dân số 20 triệu, thị trường miền Nam lớn hơn các nước Afghanistan, Australia, Hồng Kông, Mã Lai, Nepal, New Zealand, Singapore, Sri Lanka, và Đài Loan. Lợi tức đổ đồng cho một người của miền Nam (tương đương khoảng 150 đô la một năm) còn cao hơn ở các nước Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan hồi đó. [8]

Nông nghiệp

Về nông nghiệp, cải tiến kỹ thuật và lúa thần nông đã nâng sản xuất lên tới bảy triệu t ấn thóc vào năm 1973, tương đương bằng 4,6 triệu tấn gạo, gần tới mức đủ ăn. Dự phóng là chỉ tới 1976 đã có thể xuất cảng. Triển vọng này là niềm hy vọng không nhỏ trong lúc khó khăn. Chương trình đa dạng hóa nông nghiệp cũng bắt đầu có kết quả. Các loạ i cây ăn trái, bắp, đậu phụng, đậu nành, khoai tây, rau cỏ phát triển hết sức nhanh.

Cây công nghiệp được đẩy mạnh để thay thế nhập cảng: Sản xuất thuốc lá đã tới trên 18.000 tấn so với 9.000 tấn năm 1971, mía đường lên trên 900.000 tấn, gần gấp ba mức 1970. Dự phóng cho 1975 là sẽ tăng gấp đôi, tức 1,8 triệu tấn. Ngô bắp thì từ 31.000 tấn (1970), tăng lên trên 50.000 tấn (1974).

Lại có khả năng phục hồi sản xuất 70.000 tấn cao xu mức tiền chiến [9]. Ngành ngư nghiệp được canh tân, ngư thuyền với máy đuôi tôm lượn đi lượn lại khắp sông rạch. Xuất cảng tôm và hải sản từ vỏn vẹn 500.000 lên gần 11 triệu đô la. Dự phóng cho 1975 là 30 triệu. Tổng số xuất cảng năm 1973 lên tới 53 triệu, tuy khiêm nhượng nhưng cũng là tăng gấp ba lần năm 1972.

Phát triển con người

Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Tỷ như nước Nhật, tài nguyên rất ít, không có một giọt dầu, thế mà thành quốc gia tiền tiến vào hạng nhất. Còn như những nước dầu lửa Kuwait, Saudi, tiền bạc nhiều biết mấy mà đâu có mức phát triển kinh tế, xã hội cao.

Với 80% dân số là người Kinh, đa số theo Phật Giáo, miền Nam không có vấn đề thù nghịch sắc tộc hay tôn giáo quá đáng như miền Trung Đông chẳng hạn. Ngôn ngữ lại đồng nhất, khác nhau chỉ là về cách phát âm. Việt Nam là nước duy nhất ở Á Châu dùng mẫu tự La Mã a, b, c, rất tiện cho việc tiếp thu kỹ thuật, văn hóa ngoại quốc.

Gần 20 năm hoạt động, cơ quan Viện Trợ Hoa Kỳ USAID đã giúp Chính Phủ Việt Nam phương tiện và kỹ thuật để phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70% rất cao so với các nước Á Châu láng giềng hồi đó.

Trước năm 1954, miền Nam không có Đại Học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Tới 1973, Đại Học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Vài thí dụ: Bác Sĩ xuất thân từ Đại Học Y Khoa đủ sức phục vụ cho đoàn quân 1,2 triệu mà không cần đến Bác Sĩ nước ngoài. Sau này họ di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay. Luật Gia tốt nghiệp từ khuôn viên ‘’cây dài bóng mát, con đường Duy Tân’’, đã làm việc cho các hãng Mỹ ngay ở Sài Gòn, và được thán phục. Khi họ đi du học thì thấy luật pháp Mỹ quá rõ ràng, học lại còn dễ nữa.

Ngoài Đại Học Sài Gòn còn sáu Đại Học khác: Đại Học Đà Lạt, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Minh Đức, Đại Học Hòa Hảo, Đại Học Cao Đài, Đại Học Cần Thơ. Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 so với chỉ vỏn vẹn có 2.900 vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng nămấy là trên một triệu so với 43.000 và học sinh tiể u học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường cộng đồng, trường huấn nghiệp, các chương trình công nghệ mọc lên như nấm.

Chiến tranh lại cũng đào tạo được bao tay nghề đang chờ mong được đóng góp vào sản xuất cho nền kinh tế thời bình. Việc chuyển nhượng kỹ thuật trong thời chiến đã thể hiện rõ ràng ở Nhật. Quân đội Mỹ đóng ở Nhật sau đại chiế n và chiến tranh Bắc Hàn đã giúp cho nhân công Nhật Bản tiếp thu được kỹ thuật lắp ráp xe tải, xe tăng. Đội ngũ này sau chuyển sang làm xe hơi, bây giờ cạnh tranh với xe Mỹ, Đức. Ở Miền Nam, mười năm chiến tranh đã giúp có biết bao nhiêu tay nghề: Xây dựng, máy móc, lắp ráp, sửa chữa, truyền tin, kiến trúc sư. Đội ngũ thợ xây dựng Đà Nẵng được các nhà thầu ngoại quốc khen ngợi. Khối Công Binh tiếp nhận được ngành nghề cao về xây cất đường xá, cầu cống, nhà cửa. Rồi đoàn phi công bay trực thăng, máy bay vận tải, khu trục cơ, phản lực F5, ra chiến trường thì can đảm, đến khi lái máy bay dân sự có chiêu đãi viên lo cà phê, cơm nước thì lại càng vi vút hơn.

Hết Phần 18 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem thêm : 

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P17

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P19

 

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex