Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương – Indochina Migration and Refugee Assistance Act
Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương – Indochina Migration and Refugee Assistance Act 1975
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 7 tháng 5 năm 1975, dân biểu Peter W. Rodino (Đảng Dân chủ, bang New Jersey) trình dự luật ở Hạ viện Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương – Indochina Migration and Refugee Assistance Act nhằm giúp đỡ những người tỵ nạn và di dân từ khu vực Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Đảng Dân Chủ) và Dân biểu Liz Holtzman (Đảng Dân chủ) là những nhà lãnh đạo của nhóm vận động cho người tị nạn. Đạo luật cũng quy định việc phân bổ ngân sách nhằm hỗ trợ tài chính và tái định cư người tị nạn . Theo thống kê, có Nhờ đạo luật này, khoảng 130.000 người tị nạn từ Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia đã được đến Mỹ một cách chính thức và được trợ giúp về tài chính, nhà ở, lương thực, …
Hai đạo luật H.R. 6894 và H.R.6755 được đệ trình ngày 13/5/1975 và được thông qua chỉ trong vòng 10 ngày. Khoản viện trợ 405 triệu USD được phê duyệt để chi trả cho việc đưa người tị nạn tới Mỹ, đồng thời chăm sóc y tế, dạy ngôn ngữ, dạy nghề, và đảm bảo các phúc lợi khác của họ trong phần còn lại của năm tài chính 1975 và năm 1976. Thượng viện Mỹ gần như nhất trí thông qua cả hai đạo luật.
Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương – Indochina Migration and Refugee Assistance Act được tổng thống Gerald Ford ký vào ngày 23 tháng 5 năm 1975, phân bổ một khoản ngân sách 305 triệu đô-la cho Bộ Ngoại giao và 100 triệu đô-la cho Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ nhằm tái định cư người tị nạn Việt Nam và Campuchia ở Hoa Kỳ. Đạo luật cho phép tài trợ chi phí vận chuyển, xem xét, tiếp nhận, và tái định cư cho hơn 130.000 người Việt đã được di tản khỏi Việt Nam trong Chiến dịch Gió Lốc – Operation Frequent Wind và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép vào Hoa Kỳ.
Cuộc di tản do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức được tiếp nối bằng một cuộc di tản nhỏ hơn của người Việt Nam, họ đã dùng thuyền để chạy sang các nước Đông Nam Á láng giềng. Đến cuối năm 1975, khoảng 5.000 người Việt Nam đã đến Thái Lan, 4.000 người đã đến Hồng Kông, 1.800 người đã đến Singapore và 1.250 người đã đến Philippines
Năm 1991, Thượng nghị sĩ E. Kennedy đã đệ trình Nghị quyết 51 (S.Res. 51) với sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ John McCain (Đảng Cộng Hòa) cùng nhiều nghị sĩ khác, bảo trợ, cho phép những người ở tù trên 3 năm cùng gia đình họ được định cư tại Mỹ, mở đầu cho Chương trình gọi là Humanitarian Operation – viết tắt là H.O – bắt đầu từ năm 1991.
Theo số liệu của Hoa Kỳ, tính đến 1997, có khoảng hơn 558 nghìn người Việt bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và những tù nhân chính trị , … đã được cấp phép nhập cảnh, định cư ở nước này qua chương trình H.O.
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.