Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Tết Mậu Thân 1968 : ‘Cái chết ám ảnh’ trước Dinh Độc Lập‘ – Saigon execution

0 2,086

Phóng viên BBC Julian Pettifer khi đó vừa quay trở lại Việt Nam đúng thời điểm khi lực lượng Cộng sản mở chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 và ông bị ám ảnh bởi cái chết trước dinh Độc Lập –  Saigon execution 1968

Trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968, quân đội Bắc Việt cùng lực lượng Mặt trận Giải phóng bất ngờ tấn công đồng loạt trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, bao gồm cả Sài Gòn.

Phóng viên BBC Julian Pettifer vừa quay lại Việt Nam đúng vào thời điểm đầu giờ sáng 31/1/1968 và đã nhanh chóng tới một trong những điểm quan trọng nhất của thành phố, Dinh Độc Lập, nơi bị lực lượng biệt động Sài Gòn bất ngờ đánh vào.

Pettifer kể lại : “Khi đó tôi đang ngủ trong phòng khách sạn ở Sài Gòn, Điện thoại đổ chuông. Người quay phim của tôi, khi đó đang trú tại một khách sạn khác gần Dinh Độc Lập, báo rằng đang có nổ súng dữ dội bên ngoài Dinh Độc Lập. Chúng tôi nhanh chóng cùng tới nơi, tìm được vị trí ở ngay bên ngoài cổng sau của Dinh Độc Lập.”

Đây là lần đầu tiên phía Cộng sản quyết định tấn công diện rộng tại các tỉnh thành và các địa điểm quân sự quan trọng, với mục đích tạo cú đòn chí tử cho chính quyền miền Nam, và tạo ra phong trào nổi dậy rộng khắp bởi vì dịp nghỉ Tết, vốn là dịp lễ và cũng là kỳ nghĩ thiêng liêng của người dân của cả 2 phía. Và thuờng là thời gian cả hai bên cũng thường đình chiến để dân chúng và binh sĩ 2 hai bên có thể nghĩ ngơi và tận hưởng thời gian nghỉ Tết với cùng gia đình. Nhưng Miền Bắc quyết tâm thực hiện một kế hoạch mang nhiều rủi ro, dựa nhiều vào yếu tố bất ngờ để mở trận đánh Tết Mậu Thân 1968

Tính đến thời điểm đó, Mỹ đã triển khai nửa triệu quân tại Việt Nam. Người dân Mỹ được nói rằng Mỹ đang giành chiến thắng. Do vậy, khi các cuộc tấn công nổ ra, nó thực sự gây chấn động dư luận. Chỉ riêng tại Sài Gòn, Việt Cộng tấn công Tòa Đại sứ Mỹ vừa mới xây xong, sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm quyền kiểm soát đài phát thanh thành phố, và đánh vào Dinh Độc Lập, nơi phóng viên BBC Pettifer có mặt.

Giao tranh bên ngoài Dinh Độc Lập

“Hai bên đấu súng. Ba người Việt Cộng bị bắn chết, số còn lại chạy vào ẩn nấp tại tòa nhà có vẻ như là một khách sạn vừa xây xong,” phóng viên Julian Pettifer tường thuật từ bên ngoài Dinh Độc Lập hôm 2 Tết Mậu Thân 1968.

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang chiến đấu bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 trong chiến tranh Việt Nam - Marines ouside the US Embassy at Sai Gon in Tet Offensive 1968 in Viet Nam war
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang chiến đấu bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 trong chiến tranh Việt Nam – Marines ouside the US Embassy at Sai Gon in Tet Offensive 1968 in Viet Nam war

Nhóm của Pettifer khi đó đứng phía sau rặng cây, không thể di chuyển đi đâu. Ngay gần đó, một chiếc xe jeep quân sự của Mỹ nằm chắn, người tài xế đã tử vong do trúng đạn.

“Xác người tài xế nằm cách chỗ chúng tôi chừng 4, 5 mét. Tình hình khi đó rất hỗn loạn. Có các lực lượng lính Mỹ, cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, có binh lính Việt Nam Cộng hòa. Dường như không có ai đứng ra chỉ huy hết. Súng nổ khắp nơi. Mỗi khi nhìn qua hướng đó, tôi lại thấy gương mặt người Mỹ đó, còn trẻ măng, tóc đỏ, cặp kính trôi xuống bên dưới mũi. Đến bây giờ tôi vẫn hình dung ra được gương mặt đó. Nó ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời” Julian kể lại với BBC trong dịp kỷ niệm 50 năm trận Tết Mậu Thân 1968

“Tổng số 35 tỉnh thành bị đồng loạt tấn công trong đêm hôm đó và những ngày tiếp theo. Riêng ở Sài Gòn, có cả ngàn vụ tấn công nổ ra ở các địa điểm khác nhau trong thành phố. Nhưng việc Tòa Đại sứ Mỹ vừa được xây xong cũng bị tấn công đã gây sốc.”

Bước ngoặt của cuộc chiến

Tướng Mỹ William Westmoreland, người chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Việt Nam, giận dữ: “Kẻ thù đã dối trá, lợi dụng tấn công vào thời điểm hưu chiến trong dịp nghỉ Tết, nhằm tạo mức phá hoại tối đa ở Nam Việt Nam.”

Ông cáo buộc đối phương là dối trá, nhưng trong chiến tranh, dối trá là chuyện vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng cũng thiệt hại nặng nề do hỏa lực áp đảo của Mỹ. Mỹ cũng không lúng túng. Tướng Frederick C. Weyand – chỉ huy của Lực lượng Dã chiến II chịu trách nhiệm ở Vùng III Chiến Thuật bao gồm 11 tỉnh xung quanh Sài Gòn và năm 1968 vốn xuất thân từ Tình Báo nên ông là người rất ưa phân tích tin tức tình báo và các hoạt động của Quân Giải Phóng trước Tết Mậu Thân khiến ông nghi ngờ. Ông đã thuyết phục được tướng William Westmoreland tạm dừng các cuộc hành quân ở biên giới Campuchia và chấp nhận kế hoạch của tướng Weynand đưa 15 tiểu đoàn tác chiến của Hoa Kỳ quay lại Sài Gòn. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép tướng Weyand nhanh chóng tung ra các cuộc phản công và ngăn chận quân Giải Phóng ở Sài Gòn. Tướng Westmoreland sau này đánh giá, việc chuyển 15 tiểu đoàn lính Mỹ về Sài Gòn là một trong những quyết định mang tính sống còn trong trận đánh Tết Mậu Thân 1968

Trong ngày tiếp theo trong trận Tết Mậu Thân 1968, giao tranh vẫn xảy ra ác liệt tại khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Cuộc tấn công ở hầu hết các tỉnh thành chỉ kéo dài trong vài ngày. Riêng ở Huế, chiến trận tại khu vực Thành Nội kéo dài tới hơn ba tuần. Cuối cùng, lực lượng cộng sản bị đẩy lui và chịu tổn thất nặng nề, mất hàng chục ngàn quân. Quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn đứng vững. 

Cuộc tấn công không thành công về mặt quân sự, và đã không diễn ra phong trào nổi dậy rộng khắp như mong đợi của miền Bắc. Tuy nhiên, đó vẫn là một thắng lợi cho phe cộng sản. Đặc biệt là hình ảnh tướng Loan xử bắn binh sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém –  Saigon execution 1968 và hình ảnh binh lính Mỹ với cái chết trước dinh Độc Lập làm công chúng Mỹ thay đổi quan điểm đối với cuộc chiến.

Phóng viên Julian Pettifer nói : “Những hình ảnh về cuộc giao tranh được phát đi trên truyền hình tại Mỹ đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến, không ai nghi ngờ gì về điều đó. Chỉ mới một vài tuần trước, dân chúng được nói rằng ‘chúng ta đang chiến thắng’ – thực sự đó là chuyện gây sốc. Đó là lúc người dân Mỹ bắt đầu tin rằng họ đang bị chính phủ và quân đội Mỹ lừa dối. Chuyện giành được chiến thắng trở thành điều không thể.”

Năm 1985, đại tá Harry G. Summers đã phỏng vấn Tướng Frederick C. Weyand và cũng đã cho biết khá nhiều về ảnh hưởng của trận Tết Mậu Thân 1968 đối với dân chúng Mỹ như thế nào và ảnh hưởng đến phong trào phản khiến ở Mỹ đối với Việt Nam

Nội dung câu chuyện với ông Julian Pettifer, hiện đã nghỉ hưu tại Anh, đã có trên chương trình của BBC World Service nhân 50 năm trận Tết Mậu Thân.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex