Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Tên lửa SA-7 Strela-2 9K32 trong chiến tranh Việt Nam

0 1,695

Tên lửa 9K32 Strela-2 được NATO định danh là tên lửa SA-7 Grail nên còn được gọi là tên lửa SA-7 Strela là tên lửa vác vai chống máy bay được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam

Từ những năm 1968, Liên Xô bắt đầu phát triển những mẫu tên lửa chống máy bay tầm thấp với yêu cầu gọn, nhẹ, dễ sử dụng. Người bắn có thể vác vai hoặc gắn trên các xe tải nhẹ và kết quả là tên lửa SA-7 Strela ra đời. Tuy có bất lợi về tầm bắn và độ cao, nhưng tên lửa SA-7 tỏ ra rất hữu hiệu khi chống các máy bay ném bom khi bổ nhào, trực thăng, … trong khi nếu dùng pháo binh thì cũng có hiệu quả tương đương nhưng yêu cầu nhiều người vận hành và khó vận chuyển, tính cơ động không cao

Tên lửa vác vai SA-7 9K32 Strela-2 cùng phiên bản cải tiến là SA-7 Strela-2M được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ những năm 1972 và được gọi là tên lửa A-72. Theo thống kê của Nga, đã có 589 quả SA-7 được phóng tại Việt Nam trong giai đoạn 1972-1975, trong đó 204 quả đã bắn trúng đích (tỷ lệ trúng đích 29,5%). Tuy nhiên, tài liệu của chuyên gia Michal Fiszer lại cho rằng, Liên Xô đã viện trợ SA-7 Strela cho Việt Nam từ năm 1968. Một nguồn khác thống kê trong 3 năm, chỉ với một tiểu đoàn tinh gọn (Tiểu đoàn 172), Tiểu đoàn 172 đã phóng 408 tên lửa, diệt 157 máy bay, đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%. Tuy nhiên, phần lớn máy bay bị trúng tên lửa là máy bay trực thăng và máy bay cánh quạt. Trong cuộc chiến tranh tiêu hao, SA-7 Strela đã cho thấy tốc độ bay chậm và tầm bắn thấp đã không thể chống lại những máy bay phản lực bay nhanh. Trong suốt cuộc chiến, chỉ có 1 máy bay A-4 Skyhawk và 1 máy bay F-5 bị bắn hạ bởi SA-7

Tuy nhiên, tên lửa SA-7 thế hệ đầu nên có nhược điểm lớn là đầu dò hồng ngoại của nó rất dễ bị đánh lừa bởi mồi bẫy pháo sáng và không quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã sớm phát hiện nhược điểm này. Do vậy, Liên Xô đã nghiên cứu khắc phục khuyết điểm này và năm 1974 đã cho ra đời phiên bản cải tiến là Strela-3 (SA-14 Gremlin) có tầm bắn xa hơn, khả năng chống lại mồi bẫy pháo sáng tốt hơn nhưng tên lửa này không được Liên Xô viện trợ và tham chiến trong cuộc chiến Việt Nam

Trong cuộc chiến Việt Nam, tên lửa SA-7 đã được quân Giải Phóng dùng rất nhiều trong chiến dịch Xuân Hè 1972 mà lịch sử gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa ở mặt trận Tây Nguyên khi quân Giải Phóng dùng tên lửa này để khống chế các máy bay của không quân Mỹ để không thể yểm trợ quân Việt Nam Cộng Hòa trong các trận đánh ở đồi Hỏa Tiễn, trận Tân Cảnh, trận Kontum, ….

Thông số kỹ thuật tên lửa Strela :

  • Chiều dài : 1.44mm
  • Đường kính ống phóng : 72mm
  • Trọng lượng hệ thống : 15Kg
  • Trọng lượng đạn phóng : 1,15Kg
  • Sải cánh : 0,3m
  • Tốc độ :430m/s
  • Độ cao : 1.700m và 2.300m đối với SA-7 Strela-2M
  • Tầm bắn hiệu quả : 3.700m và 4.200 đối với SA-7 Strela-2M

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex