Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Căn cứ Tống Lê Chân – những ngày cuối cùng – battle of Tonle Cham Camp

6 5,041

Căn cứ Tống Lê Chân hay còn gọi là tiền đồn Tống Lê Chân – Tonle Cham Camp ( A-334 ) hay căn cứ Cần Lê thuộc tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân của thiếu tá Lê Văn Ngôn và là nơi diễn ra trận vây hãm dài nhất kéo dài 510 ngày trong suốt chiến tranh Việt Nam

Tiền đồn Tống Lê Chân hay căn cứ Tống Lê Chân được phiên âm từ tiếng Campuachia là Tonlé Tchombe, mật danh là căn cứ A-334 nằm giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Long, án ngữ trục đường 246 là tuyến giao liên của Trung Ương Cục Miền Nam.

Năm 1967, khi Thiếu Tá Đặng Hưng Long, Trưởng Phòng 3 thuộc Bộ Chỉ Huy C3 Chiến Thuật, Lực Lương Đặc Biệt (LLĐB), nhận lệnh lập trại ở đây, ông đã đặt tên là Trại Tống Lê Chân, dựa theo âm sắc của Tonlé Tchombe . Phía quân Giải Phóng gọi là căn cứ Cần Lê hay trại Cần Lê. Căn cứ Tống Lê Chân cách An Lộc 15km hướng Tây Nam, cách Xa Cam khoảng 10km. Cách Mỏ Vẹt 13km hướng Đông Nam. Mật khu Mỏ Vẹt cùng với Mật Khu Móc Câu là những vùng đất thuộc Campuchia ăn sâu vào miền Nam Việt Nam, là bàn đạp của quân Giải Phóng dùng để mở các cuộc tấn công vào miền Nam, cũng là nơi dưỡng quân khi trận chiến kết thúc. Đây được xem là những vùng an toàn vì quân Mỹ và quân đội Sài Gòn không được phép tấn công vào lãnh thổ Campuchia

Vị trí căn cứ Tống Lê Chân - trại Cần Lê - trại A-334 nơi đóng quân của tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân của thiếu tá Lê Văn Ngôn. TonLe Cham base position map
Vị trí căn cứ Tống Lê Chân – trại Cần Lê – trại A-334 nơi đóng quân của tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân của thiếu tá Lê Văn Ngôn. TonLe Cham base position map

Năm 1965, trại Tống Lê Chân được quân đội Mỹ xây dựng theo chương trình CIDG (viết tắt từ Civilian Irregular Defense Group), hay còn gọi là chương trình Dân sự Chiến đấu, tuyển mộ dân tộc thiểu số địa phương làm lực lượng chống quân Giải Phóng với sự hỗ trợ của lực lượng đặc biệt Mỹ và cố vấn Mỹ. Trại được bao quanh bởi 8 lớp hàng rào kẻm gai, cộng thêm với hệ thống mìn bẩy dầy đặc, tự nó đã rất vững vàng trong việc phòng thủ, cũng đã góp phần đẩy lui nhiều cuộc tấn công điên cuồng của bọn giặc Cộng. Ngự trị trên một ngọn đồi yên ngựa, cao khoảng 50 mét, nhìn xuống hai dòng suối nhỏ là Takon và Neron và có một phi trường nằm trên ngọn đồi thấp của dãy yên ngựa này mà vận tải cơ C.123 có thể đáp được

Trong suốt những năm 1965-1972, cùng với Ben Het, Polei Kleng, .. Tống Lê Chân là một trong những căn cứ đặc biệt hiệu quả nhất. Quân Giải Phóng đặc biệt là sư đoàn 7 đã tổ chức nhiều đợt tấn công nhằm loại bỏ căn cứ này để đảm bảo tuyến giao liên của Trung Ương Cục Miền Nam nhưng đều thất bại. Đặc biệt là ngày 7 tháng 8 năm 1967, trung đoàn 165, sư đoàn 7 đã tấn công căn cứ nhưng thất bại nặng. Tử trận 164 người và bị thương nhiều người khác. Trung tướng Lê Nam Phong nhớ lại :

“Ngày 7 tháng 8 năm 1967, Trung đoàn 165, sư đoàn 7 đã tổ chức trận đánh tập kích căn cứ biệt kích của quân đội Sài Gòn tại Tống Lê Chân thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Thật không may, trận đánh bị bại lộ ngay từ khi quân ta đang tiếp cận mục tiêu nên quân địch đã có thời gian tập tung xe pháo đánh trả quyết liệt. 164 cán bộ chiến sĩ của trung đoàn đã anh dũng hy sinh (trong đó có cả trung đoàn lẫn tiểu đoàn). Đặc biệt, Đại đội súng máy 12,7 ly hy sinh không còn ai trở về. Đau xót hơn là số liệt sĩ này, quân ta không lấy được thi thể mà bị bọn địch dồn các anh xuống giao thông hào thành hố chôn tập thể …”

Năm 1972, thiếu tá Lê Văn Ngôn xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt nắm quyền chỉ huy căn cứ. Đơn vị phòng thủ biên cải danh từ Biệt Động Quân Biên Phòng thành tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân với quân số 275 người.

Tháng 4 năm 1972, diễn ra chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, quân Giải Phóng từ Campuchia, tiến quân theo Quốc Lộ 13, mở cuộc tấn công vào An Lộc. Quân đội Sài Gòn buộc phải rút bỏ một loạt các căn cứ phòng thủ Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, … . và chỉ còn căn cứ Tống Lê Chân nằm án ngữ gần biên giới và trở thành căn cứ tiền đồn

Căn cứ Tống Lê Chân - trại Cần Lê - trại A-334 nơi đóng quân của tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân của thiếu tá Lê Văn Ngôn nhìn từ trên cao. Tonle Cham base camp aerial view
Căn cứ Tống Lê Chân – trại Cần Lê – trại A-334 nơi đóng quân của tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân của thiếu tá Lê Văn Ngôn nhìn từ trên cao. Tonle Cham base camp aerial view

Ngày 10 tháng 5 năm 1972, quân Giải Phóng tổ chức bao vây tiền đồn Tống Lê Chân, kết hợp pháo kích nhằm ngăn chận căn cứ chi viện cho trận đánh An Lộc. Sau các đợt pháo kích, tiểu đoàn 200 độc lập của quân Giải Phóng với sự yểm trợ của xe tăng T-54 tấn công vào căn cứ nhưng bị tiểu đoàn 92 BĐQ đẩy lùi

Sau đó, quân Giải Phóng thay đổi chiến thuật, tiến hành bao vây, cắt đường tiếp tế và tổ chức những cuộc đột kích để gây áp lực. Quân đội Sài Gòn buộc phải tiếp tế bằng cách thả dù nhưng rất nhiều tiếp tế bị rớt ngoài vòng phòng thủ

Các cuộc pháo kích và tấn công của quân Giải Phóng khiến tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân bị tử trận và bị thương rất nhiều nhưng căn cứ vẫn được giữ vững. Sau khi chấm dứt chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, quân đội Sài Gòn giữ được An Lộc nhưng cũng không còn lực để giải vây cho căn cứ Tống Lê Chân.

Ngày 23-3-73, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh QÐ III đề nghị với Bộ TTM/QLVNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:

1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng và giao giao Tống Lê Chân cho quân Giải Phóng để đổi lấy sự di tản an toàn cho tiểu đoàn 92 BĐQ
3. Cho lệnh TÐ 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.

Năm 1973 là năm Mỹ bắt đầu rút bỏ viện trợ. Toàn mặt trận An Lộc chỉ còn 1 sư đoàn 5 bộ binh để vừa phòng thủ An Lộc, Lai Khê và cả trục quốc lộ 13. Quân đội Sài Gòn không còn quân số để tăng viện hay giải vây Tống Lê Chân. Phương án 2 sẽ gây thiệt hại nặng về chính trị. Phương án 3 thì với quân số ít ỏi kèm bị thương, tiểu đoàn 92 cũng khó thoát ra được.

Cuộc bao vây ở đây kéo dài đến năm 1974. Theo tường thuật của 1 sĩ quan không quân Việt Nam. Cuộc tiếp tế bằng dù không mang lại hiệu quả cao do diện tích phòng thủ nhỏ, nhiều dù tiếp tế thất lạc bên ngoài. Trực thăng là hiệu quả nhất nhưng vô cùng nguy hiểm vì dễ bị bắn hạ. Trong khoảng thời gian từ tháng 10-73 đến cuối tháng 1-74, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp. Cuối tháng 12-73, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Ðây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12/73. Thiệt hại về phía KQVN gồm 9 chết, 36 bị thương.

Vòng vây căn cứ Tống Lê Chân siết chặt đến nỗi phía Sài Gòn đặt căn cứ Tống Lê Chân là một trong những điều kiện để đàm phán ở Hiệp Định Paris 1973, nhưng các điều khoản đều không đạt được thỏa thuận.

Ngày 22 đến ngà ngày 26 tháng 3 năm 1974, quân Giải Phóng liên tiếp tổ chức nhiều cuộc tấn công dữ dội vào căn cứ, thiếu tá Lê Văn Ngôn vẫn bình tĩnh chỉ huy phòng thủ và yêu cầu chi viện vũ khí, tiếp tế, … nhưng các máy bay Sài Gòn không thể tiếp tế được vì mạng lưới phòng không của quân Giải Phóng quá mạnh. Các cuộc tấn công liên tiếp khiến quân số tiểu đoàn 92 hao hụt kinh khủng. Tổng quân số của đơn vị phòng thủ bao gồm 254 binh sĩ Biệt Động Quân, 4 sĩ quan pháo binh, 12 lao công và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi đến lúc này chỉ còn khoảng 150 người còn sức chiến đấu. Số còn lại đều đã tử trận hoặc bị thương

Ngày 11 tháng 4, thiếu tá Ngôn nhận thấy không còn đủ sức phòng thủ nên quyết định bất ngờ rút bỏ căn cứ. Toàn bộ người sống sót sau khi đốt bỏ tài liệu, ngưng sử dụng điện đài, .. âm thầm mang theo tử sỉ, thương binh vượt rừng rút về An Lộc. Trên đường rút lui, nhiều lần tiểu đoàn chạm súng với quân Giải Phóng và chết thêm 14 người, thêm 34 người bị thương. Có 14 người cảm tử ở lại chận đường quân Giải Phóng để tiểu đoàn rút lui. Đến sáng ngày 12 tháng 4, tiểu đoàn về đến An Lộc với quân số còn lại 250  người bao gồm cả bị thương lẫn chết trận

Thời gian căn cứ Tống Lê Chân bị bao vây bắt đầu là vào năm 1972 đến khi rút được về An Lộc là tháng 4 năm 1974 kéo dài 17 tháng hay 510 ngày

Sau ngày Giải Phóng, Tống Lê Chân trở thành trại giam Tống Lê Chân

6 Comments
  1. 3 sọc says

    Tổng 254 người =>150 người đủ sức chiến đấu – 28 người chết đến khi về đến An Lộc còn 250 người.Cảm giác cả đi cả đẻ thêm à?bố mấy ô 3 sọc viết vớ va vớ vẩn.

    1. cong says

      vùa đi vừa đẻ thêm. Mỗi người đẻ thêm 1 nên đến nơi dươc 250 người

  2. chientranh says

    254 binh sĩ Biệt Động Quân, 4 sĩ quan pháo binh, 12 lao công và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi = 277 người bạn nhé. Về đến nơi là còn khoảng 250 người tất cả sống, chết, bị thương. Theo 1 số tài liệu, không có người chết nào bị bỏ lại ở căn cứ Tống Lê Chân cả. Khi rút mang theo cả người chết. Ở đây chỉ là website trao đổi về lịch sử, không nên dính chính trị vào bạn nhé !

  3. THAI NGUYEN says

    Đọc cmt của một số bạn mà thấy buồn ghê, đồng ý là mỗi người chúng ta đều có một “lý tưởng”, một “ý thức hệ” và có thể chúng ta khác nhau ở chổ đó. Tuy nhiên khi tìm đến những bài viết về lịch sử, chúng ta nên tranh luận lịch sự thay vì áp đặt lý tưởng, ý thức hệ của mình lên nó để có những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác biệt mình. Chiến tranh nó là một phần của lịch sử, mình mong là khi tiếp xúc và nghiên cứu lịch sử, các bạn sẽ có thái độ khách quan hơn. Đừng dị ứng hay nổi xùng với những sự thật có thể “khác” với những gì các bạn đã được tuyên truyền, được dạy, được biết qua một kênh nào đó. Riêng mình thì mình ko phe nhóm hay chính chị chính em gì cả, đơn giản vì mình lúc nào cũng tự hào là người Việt Nam, tự hào suốt bề dày lịch sử dân tộc, tự hào vì là người dân của đất nước kiên cường trãi qua bao nhiêu sóng gío kiếp nạn, nhưng vẫn buồn vì chiến tranh gây chia rẽ dân tộc quá nhiều.

    1. Hoàng Phi Hổ says

      Chấp gì bọn súc vật Hán nô được nuôi để sủa càn, phá hoại văn hóa, lịch sử Việt.

  4. DINH says

    Giai Phong Quan(GPQ) – that ra la cac don vi Cong San Bac Viet.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex